Những điểm đáng đến ở Thổ Nhĩ Kỳ
Một đất nước với hàng nghìn năm lịch sử như Thổ Nhĩ Kỳ không thiếu gì những khu di tích lịch sử.
Các khu phế tích, di chỉ khảo cổ nằm rải rác trên khắp đất nước Tây Á này, đến mức nhiều khách du lịch cảm thấy bối rối vì không biết nên chọn điểm đến nào. Dưới đây là một số khu di tích lịch sử mà du khách nên tới khi ghé thăm Thổ Nhĩ Kỳ.
Di tích đền thờ nữ thần Aphrodite ở Aphrodisias.
Ephesus vào thời cổ đại là một thành phố trù phú thuộc Liên minh Ionia và sau đó là Đế chế La Mã. Người dân trên khắp vùng Địa Trung Hải hành hương đến Ephesus với mong muốn được đặt chân vào đền thờ nữ thần Artemis gần thành phố. Tuy thời gian và trận động đất năm 614 đã phá hủy phần lớn thành phố, khu di tích Ephesus vẫn còn lưu giữ nhiều dấu ấn kiến trúc Hy Lạp, La Mã và tiền trung cổ. Du khách đến với Ephesus ngoài ghé thăm đền thờ Artemis không nên bỏ qua thư viện Celsus và nhà Trinh nữ Maria.
Khu du tích thành phố Termessos nằm chơ vơ giữa những tầng mây ở độ cao 1.000m so với mặt nước biển. Người dân xứ Pisidia cổ tìm thấy một mảnh đất bằng phẳng trên sườn núi Gllk Da (dãy núi Taurus) để rồi dựng nên Termessos trên khoảng đất này. Những người dám vượt qua rừng thông cổ thụ để đến với Termessos sẽ được “thưởng” với cơ hội tận mắt chiêm ngưỡng một trong các di tích nhà hát ngoài trời còn nguyên vẹn nhất châu Âu.
Video đang HOT
Ngoài ra, khu di tích còn bảo tồn được không ít công trình công cộng như quảng trường, chợ, đền thờ… Đi trên những con đường lát đá ở Termessos có lẽ là cách tốt nhất để du khách hiểu được cuộc sống của con người thời cổ đại ra sao.
Khu di tích thành phố Aphrodisias cũng đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Aphrodisias là trung tâm văn hóa của vùng Caria cổ đại, một cái tên đã đi vào thần thoại Hy Lạp. Khu đô thị mang tên nữ thần Hy Lạp này đã có thời điểm là “cái nôi” của nhiều triết gia, nhà điêu khắc, nhà biên kịch…
Tuy những công trình, sáng tác của họ đã mất đi nhiều, nhưng khách du lịch vẫn có thể cảm nhận phần nào “linh hồn” của các nghệ sĩ, trí thức cổ đại này khi đứng giữa phế tích nhà hát ngoài trời ở Aphrodisias. Sau đó, du khách hãy quá bước đến đền thờ nữ thần Aphrodite, nơi những nhà điêu khắc cổ đại trưng bày tác phẩm của họ. Tuy những bức tượng đã bị chuyển đến nơi khác để trưng bày nhưng vẫn còn những hàng cột đá cẩm thạch của đền thờ đứng đó làm chứng nhân lịch sử.
Choáng ngợp trước vẻ đẹp của cung điện Dolmabahce
Nguy nga, lộng lẫy và đầy mê hoặc. Cung điện Dolmabahce Thổ Nhĩ Kỳ sự xa hoa, cổ kính và độ rộng lớn choáng ngợp thu hút biết bao nhiều đến chiêm ngưỡng.
Bắt đầu được xây dựng từ năm 1843 và hoàn thành vào năm 1856, dưới thời đế chế Ottoman. Đây là ý tưởng xây dựng của vị vua Sultan thứ 31, trước đây ông sống trong cung điện Topkapi, nhưng sau chuyến đi Châu Âu và được ngắm nhìn những công trình hiện đại, ông đã quyết đựng xây dựng cho mình một nơi sống khác. Và chọn khu vực ven biển ở vịnh Bosphorus để làm nơi tọa lạc.
Đây cũng là nơi ra đời của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như nơi sinh sống của Mustafa Kemal Ataturk - người sáng lập ra nhà nước này. Ông thường chọn dừng chân ở đây mỗi khi có dịp ghé đến Istanbul và cũng là nơi trút hơi thở cuối cùng năm 1938. Trong một căn phòng bình thường khi đồng hồ điểm 9h5 phút, ngày nay nếu vào đây nó vẫn còn và dừng ở đúng phút giây đó.
Kiến trúc cung điện Dolmabahce Thổ Nhĩ Kỳ có vẻ đẹp tuyệt tác được ví như sánh ngang với Versailles nổi tiếng nước Pháp. Nó được xây dựng với quy mô tương đối rộng lớn vừa là nơi đón tiếp khách, vừa là nơi ở của nhà vua, số tiền bỏ ra là 100 triệu USD (tương đương 35 tấn vàng). Trong đó, đặc biệt nhất là dùng đến 14 tấn vàng lá để dát lên trần tạo hiệu ứng lấp lánh và làm nên độ xa xỉ của cung điện này.
Lối kiến trúc 3 tầng cân xứng là sự kết hợp nhuần nhuyễn từ phong cách truyền thống Ottoman với tân cổ điển của Baroque và Rococo. Được chia thành 285 phòng với 44 sảnh, 6 nhà tắm truyền thống theo kiểu Thổ Nhĩ Kỳ và có đén 68 nhà vệ sinh rải rác khắp nơi do nhà vua nhập về từ Anh Quốc. Khắp mọi nơi đều được trang bị ánh sáng và khí đốt đầy đủ.
Phía Bắc là khu vực sinh sống dành riêng cho vua Sultan và hoàng tộc, còn phía Nam thì là các loại phòng công cộng. Chức năng hoạt động của chúng ở cung điện Dolmabahce Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn khác nhau và được phân tách với nhau bởi khu vực hội trường rất lớn. Có những bộ bàn ghế lộng lẫy, đèn chùm lớn và phần mái cao.
Tựa như ý nghĩa khu vườn đầy ắp của tên gọi Dolmabahce bên ngoài bao quanh là khu sân vườn tràn ngập sức sống. Từ đài phùn nước, hồ nước, con đường lát đá, bức tượng đến từng cái cây, khóm hoa,... đều được sắp đặt và chăm sóc tỉ mỉ. Đặc biệt, ở đây bạn còn được chiêm ngưỡng tháp đồng hồ mang phong cách Baroque có mặt từ thế kỷ 19.
Những chi tiết thiết kế bên trong thì lại được đúc kết bằng 2 từ là tinh xảo và độc đáo. Ngoài 14 tấn vàng dát lên, trên trần trong cung điện này còn được trang trí đến 750 chiếc đèn pha lê trong đó có 1 chiếc lớn nhất thế giới. Nó được chùm pha lê mang đậm phong cách Bohemia do đích thân nữ hoàng Victoria trao tặng. Cho thấy mức độ xa xỉ và hoành tráng như thế nào của nơi này.
Ngoài ra, cung điện Dolmabahce Thổ Nhĩ Kỳ còn có cầu thang pha lê. Hay được trang hoàng bằng các loại đá quý đến từ nhiều nước khác nhau. 202 tuyệt tác của các họa sĩ lừng danh trên thế giới như: Ivan Aivazovsky, Theo Van Rysselberghe,... được vẽ bằng chất liệu sơn dầu. Thậm chí vòng vàng, châu báu, ngà voi còn xuất hiện khắp mọi nơi tạo nên độ choáng ngợp.
Ngày nay, khi đến tham quan cung điện này, ngoài ngắm nhìn và tìm hiểu về kiến trúc đồ sộ ấn tượng. Bạn còn được tận mắt chứng kiến những đồ dùng hiện vật của vua dưới thời đế chế Ottoman như: ngai vàng, đồ dùng cá nhân, gươm kiếm, châu báu,... Trong đó, có viên kim cương thuộc top lớn nhất thế giới khi nặng đến 86 cara.
Đi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ có gì Thổ Nhĩ Kỳ được coi là đất nước đa nền văn minh khi nơi đây giao thoa cả nền văn hóa của Châu Á và Châu Âu vậy nên sở hữu lối kiến trúc vô cùng độc đáo. Với khung cảnh và thời tiết vào thu rất thích hợp để bạn khám phá đất nước thơ mộng và giàu truyền thống này. Thời...