Những điểm “check-in” tại An Giang
Dù chỉ là địa danh, công trình nhưng hồ Tà Pạ, Ô Tà Sóc (huyện Tri Tôn) hay hồ Nguyễn Du, cầu Nguyễn Thái Học (TP. Long Xuyên)… đã thu hút giới trẻ đến tham quan “check-in”, chụp ảnh cưới.
Được bao bọc bởi ngọn núi dài nhất trong dãy Thất Sơn (Ngọa Long Sơn – núi Dài Lớn), hồ Ô Tà Sóc (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn) có diện tích khoảng 30ha, tạo khung cảnh núi non hữu tình, sinh thái hấp dẫn. Là hồ nước tự nhiên chảy từ trên ngọn núi đá xuống, nước hồ quanh năm trong xanh mát mẻ. Khi đến đây, mọi người không chỉ được ngắm cảnh, “check-in” thỏa thích, mà còn có thể tìm cho mình một nơi nghỉ ngơi trên triền núi để ngắm trọn khung cảnh bao la núi rừng xanh mát.
Không xa hồ Ô Tà Sóc là hồ Tà Pạ (xã Núi Tô), nằm gần khu vực trung tâm huyện Tri Tôn, dấu tích còn sót lại của hoạt động khai thác đá trước đây vài chục năm. Nay khu vực này vẫn chưa sử dụng lại, trở thành một hồ nước tương đối rộng và sâu. Nước đọng lại sau những mùa mưa, quanh năm xanh trong như ngọc bích. Những vách đá, cột đá soi bóng xuống mặt hồ cùng những tán cây xanh tươi đầy sức sống.
Cũng mang đến nhiều khung hình ấn tượng như hồ Ô Tà Sóc, con đường “hot” ở khu vực này thời gian qua là “con đường tầm vông”. Mọi người thích thú ví như khung cảnh của những bộ phim cổ trang, kiếm hiệp. Khung cảnh thôi thúc bất kỳ ai một lần đặt chân đến với địa danh này.
Anh Thanh Trung (sinh năm 1990, ngụ TP. Long Xuyên, thợ chụp ảnh) cho biết: “Tôi thường xuyên đưa khách đến chụp ảnh ngoài trời tại khu vực hồ Ô Tà Sóc và “con đường tầm vông”. Nơi đây có nhiều cảnh đẹp tự nhiên, không lo thiếu góc chụp. Khách rất thích thú khi hòa cùng phong cảnh rừng núi hoang sơ. Đặc biệt, các bạn trẻ ở thành thị luôn muốn chụp ảnh cưới tại các nơi như thế này, vì họ cho rằng độc, lạ”.
Ngoài ra, hồ Tà Pạ nằm trên một ngọn đồi, sở hữu góc nhìn toàn cảnh tuyệt đẹp. Dần dần, giới trẻ xem đây là một trong những địa điểm “check-in” đẹp nhất khi du lịch miền Tây, đặt tên “Tuyệt tình cốc”. Mọi người có thể đến hồ “check-in” vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Nhưng đẹp nhất bắt đầu từ khoảng tháng 10 cho đến tháng 4 năm sau, bởi lúc này ít mưa, nắng đẹp, sẽ thuận tiện cho việc di chuyển và chụp ảnh.
Nếu như vùng Thất Sơn mang đậm nét thiên nhiên và cổ điển thì tại trung tâm TP. Long Xuyên có công trình tạo nhiều ấn tượng mạnh mẽ, mang điểm nhấn về kiến trúc cảnh quan tiêu biểu cho địa phương, thiết kế tương tự một công viên nổi trên sông.
Video đang HOT
Cầu Nguyễn Thái Học (TP. Long Xuyên) với những điểm nhấn uyển chuyển và biểu tượng hình bông lúa thoáng qua trên cây cầu, mang đậm nét văn hóa của Việt Nam, thể hiện cho nền nông nghiệp trồng lúa của vùng lúa lớn nhất Việt Nam. Với chiều dài hơn 120m, cầu được thiết kế với 2 phần: Dành cho xe ôtô và bộ hành, cầu dành cho bộ hành và cảnh quan.
Cầu bộ hành có kết cấu kiến trúc đặc biệt, tất cả các chi tiết kết cấu không định hình, mỗi chi tiết có kích thước khác nhau thay đổi theo chiều rộng mặt cầu từ 5,7 – 9,5m, dầm dọc uốn lượn, dầm ngang thay đổi theo chiều rộng mặt cầu. Sau khi khánh thành, đưa vào sử dụng đã thu hút nhiều người tìm đến làm cho riêng mình một bộ ảnh thật sang trọng, đậm nét thành thị. Cầu Nguyễn Thái Học trở thành một trong những địa điểm “check-in” thu hút của TP. Long Xuyên.
Anh Nguyễn Phú Quới (26 tuổi, ngụ huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) chia sẻ: “Vợ chồng tôi theo nghề chụp ảnh, trang điểm 10 năm nay. Do nhu cầu mỗi ngày phải có sự mới lạ để thu hút khách, chúng tôi không ngần ngại đi tìm kiếm những địa điểm gần xa để hài lòng khách, giúp cho họ có được bộ ảnh đẹp.
Tùy theo sở thích của khách hàng và gợi ý của người chụp, địa điểm thường được chọn phải mang nét đặc trưng, phù hợp. Với kinh nghiệm nhiều năm, tôi thấy ngoài khu vực các hồ, như: Ô Tà Sóc, Tà Pạ, Soài So… có khung cảnh thiên nhiên, cổ xưa thì cầu Nguyễn Thái Học hay hồ Nguyễn Du cũng không kém phần sang trọng khi tô đậm thêm nét hiện đại”.
Một ngày ăn ngon chơi đã khắp Tri Tôn, An Giang với 200.000 đồng
Du khách có thể dành một ngày thăm các địa điểm nổi tiếng của huyện Tri Tôn, An Giang như Tổ đình Phi Lai, hồ Soài So, chùa Hàng Còng...
Thái Lâm (29 tuổi), đang sinh sống và làm việc tại An Giang, chia sẻ những địa điểm du khách nên ghé thăm ở Tri Tôn, huyện miền núi nằm ở phía tây tỉnh An Giang, giáp với Campuchia.
Xuất phát từ Châu Đốc, điểm đầu tiên anh Thái Lâm và hai người bạn đồng hành ghé thăm chính là Tổ đình Phi Lai thuộc xã Núi Voi, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Nơi đây là lưu dấu ấn của các bậc cao tăng có công lớn trong công cuộc xiển dương chánh pháp và chấn hưng Phật giáo.
Tổ đình Phi Lai với không gian xanh mướt của rừng cây.
Tọa trên đỉnh núi nhỏ mang tên Kỳ Hương, Tổ đình Phi Lai được xây dựng theo lối kiến trúc vô cùng độc đáo kết hợp hài hòa giữa kiến trúc hiện đại và văn hóa truyền thống của Phật giáo vùng An Giang nói riêng và Việt Nam nói chung. Xung quanh Tổ đình được bao bọc bởi rừng cây xanh mát nên không gian nơi đây rất thoáng đãng.
Điểm tiếp theo trong chuyến hành trình là Núi Bà Đội Om, thuộc xã Tân Lợi, thị xã Tịnh Biên. Ngọn núi này nổi tiếng với thiên nhiên xanh mướt cùng sự tích người phụ nữ thủy chung hóa đá chờ chồng. Đây cũng là điểm kết thúc hành trình tại thị xã Tịnh Biên.
Núi Bà Đội Om nổi tiếng trong vùng với câu chuyện về người phụ nữ hóa đá chờ chồng.
Tiếp theo, anh Thái Lâm di chuyển sang chùa Phnom Pi giữa tọa lạc tại xã Châu Lăng huyện Tri Tôn. Đây là một trong những ngôi chùa Khmer hiếm hoi sơn mái vàng tường trắng. Với lối kiến trúc độc đáo, ngôi chùa thu hút rất nhiều bạn trẻ đến tham quan và chụp ảnh.
Ngôi chùa Phnom Pi giữa được nhiều bạn trẻ đến tham quan bởi nét kiến trúc độc đáo.
Chùa Hàng Còng hay còn được gọi với tên khác là Krăng Krốch, tọa lạc ấp An Hòa, xã Châu Lăng, Tri Tôn. Đến với chùa Hàng Còng, du khách sẽ vô cùng ấn tượng bởi hàng còng cổ thụ nối dài từ cổng vào bên trong chùa.
Bởi đặc điểm thiên nhiên này mà người dân gọi tên nơi đây là chùa Hàng Còng. Hai hàng còng to lớn với các nhánh cây hướng vào nhau tạo thành mái vòm tự nhiên che mát cả con đường mang đến cảm giác bình yên, thư thái.
Hàng còng cổ thụ lên xanh mướt quanh năm che mát con đường đến chùa.
Di chuyển từ chùa Hàng Còng, bạn sẽ bắt gặp một chiếc cổng mang đậm nét kiến trúc của người Khmer. Cánh cổng này thường được gọi là cổng trời Tri Tôn, thực chất đây là cổng của ngôi chùa Khmer tên là Koh Kas.
Đây là một trong những địa điểm không thể bỏ qua khi ghé thăm Tri Tôn. Nét cổ kính của cánh cổng chùa Koh Kas xen lẫn vào ruộng đồng bao la xanh mướt cùng ngọn núi lớn ẩn hiện phía xa xa đã khiến các du khách không cưỡng lại được mà lấy điện thoại ra để chụp ảnh lưu niệm.
Còn được mệnh danh là Cổng trời Tri Tôn, cổng chùa Koh Kas khiến nhiều du khách thích thú bởi vẻ đẹp cổ kính và lối kiến trúc đậm văn hóa Khmer.
Sau khi ghé thăm cổng trời, anh Thái Lâm cùng nhóm bạn ghé ăn đu đủ đâm, một món đặc sản nổi tiếng của đồng bào Khmer tại Tri Tôn rồi nghỉ trưa.
Món đu đủ đâm có nguyên liệu là đu đủ, ba khía, cà chua ngon nức tiếng An Giang.
Ngoài những ngọn núi, Tri Tôn còn có hệ thống hồ chứa nằm dưới chân các ngọn núi tạo nên không gian vô cùng trữ tình. Điểm ghé tiếp theo trong chuyến hành trình là hồ Ô Tà Sóc nằm dưới núi Ngọa Long thuộc xã Lương Phi, cách trung tâm huyện Tri Tôn khoảng 12 km theo đường tỉnh lộ 955B. Mặt hồ phẳng lặng cùng không gian xanh mướt của núi rừng đã khiến bao trái tim lữ khách rung động bởi sự bình yên của hồ nước.
Hồ Ô Tà Sóc quanh năm xanh mướt bình yên.
Tương tự với cảnh quan của Ô Tà Sóc, hồ Soài So nằm dưới chân núi Cô Tô cũng là một điểm đến lý tưởng. Đây là một trong những hồ nước nhân tạo nổi tiếng hàng đầu tại vùng đất An Giang bởi vẻ đẹp tĩnh lặng và thanh bình.
Hồ Soài So là điểm check in bên trong khu du lịch Suối Vàng dưới chân núi Cô Tô.
Không còn quá xa lạ với những người đam mê xê dịch, hồ Tà Pạ là điểm đến khó có thể bỏ qua khi đến với Tri Tôn. Thiên nhiên ban tặng nơi đây một dòng nước xanh ngắt và trong vắt quanh năm cùng hệ thống những tảng đá lớn xếp chồng lên nhau.
Đứng trên hồ Tà Pạ, du khách có thể phóng tầm mắt ra ngoài cánh đồng Tà Pạ bao la rộng lớn. Ngoài tham quan hồ, du khách còn có thể ghé sang chùa Tà Pạ cũng nổi tiếng không kém.
Non nước hữu tình với hồ, núi và đồng ruộng tại hồ Tà Pạ.
Hai điểm đến cuối cùng trong hành trình là đồi cát hồ Soài Chek và tảng đá đầu voi.
Chi phí cho một chuyến ghé thăm Tri Tôn không cao vì hầu như những điểm đến là cảnh quan tự nhiên, đa phần chi phí là tiền xăng xe và ăn uống. Anh Thái Lâm chỉ mất khoảng 200.000 đồng cho chuyến đi này.
Những cảnh quan này hiện chưa được khai thác du lịch, đầu tư dịch vụ nên không thu phí đồng nghĩa với việc không có người bảo vệ, tu dưỡng. Vì vậy, khi tham quan du khách cần giữ ý thức, bảo vệ môi trường chung để bảo tồn và giữ gìn những cảnh đẹp.
2 ngày vi vu An Giang "ăn sập" Tri Tôn chỉ với 2 triệu đồng Từ TPHCM, chúng tôi có chuyến du lịch 2 ngày đến Tri Tôn, An Giang để khám phá cảnh đẹp, ẩm thực phong phú... Cảnh đẹp tại Tri Tôn, An Giang. Ảnh: NVCC. "Con đường tơ lụa" ở Tri Tôn Từ TPHCM, chúng tôi lựa chọn xe khách để tới Tri Tôn với mức giá 200.000 đồng/khách, mất 6 tiếng để di chuyển....