Những địa điểm nhất định phải đến khi tới Buôn Ma Thuột
Đặt chân đến thành phố cao nguyên Buôn Ma Thuột, bạn nhất định phải tới những điểm dưới đây để tìm hiểu, trải nghiệm để có cho mình những bức ảnh đẹp.
1. Bảo tàng Thế giới Cà phê
Đến với thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột, không thể không ghé thăm Bảo tàng Thế giới Cà phê, nơi trưng bày, truyền bá lịch sử, văn hóa cà phê Việt Nam và thế giới.
Bảo tàng nằm trên đường Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Buôn Ma Thuột, thuận tiện cho du khách ghé thăm. Ảnh: Bảo tàng Thế giới Cà phê.
Lấy cảm hứng từ ngôi nhà dài của người Ê-đê và mái nhà rông Tây Nguyên, bảo tàng có tới hơn 10.000 hiện vật liên quan đến cà phê trên khắp thế giới, từ những ngày đầu cà phê được phát hiện tại Etiopia, phát triển mạnh mẽ và trở thành nền kinh tế công nghiệp cà phê như hiện nay. Đặc biệt, tất cả không để trong lồng kính mà bày trí trên lối đi theo từng khu riêng biệt.
Du khách có cơ hội được thấy nhiều hiện vật được trung bày. Ảnh: Fanpage Bảo tàng Thế giới Cà phê.
Các hiện vật đặt trên lối đi. Ảnh: Fanpage Bảo tàng Thế giới Cà phê.
Du khách đến đây sẽ được trải nghiệm văn hóa cà phê, pha chế, trang trí ly cà phê hay đắm chìm vào không gian cà phê sách, thưởng lãm cà phê,… và có cho mình những bức hình đẹp.
Bảo tàng có nhiều không gian tuyệt đẹp. Ảnh: Fanpage Bảo tàng Thế giới Cà phê.
Không khó để có những bức hình đẹp tại bảo tàng. Ảnh:Fanpage Bảo tàng Thế giới Cà phê.
Bảo tàng về đêm. Ảnh: Bảo tàng Thế giới Cà phê.
Bảo tàng mở cửa từ 8h00 – 19h00 tất cả các ngày trong tuần và mở cửa ban đêm cho khách thăm quan vào ngày kỉ niệm lớn.
2. Làng cà phê Trung Nguyên
Làng cà phê Trung Nguyên tọa lạc tại số 222 đường Lê Thánh Tông, TP. Buôn Ma Thuột. Ảnh: Fanpage Làng cà phê Trung Nguyên.
Rộng hơn 20.000m2, làng cà phê là một cụm kiến trúc độc đáo đậm chất Tây Nguyên với không gian xanh mát của những cây cà phê cổ. Tại đây, du khách sẽ được tìm hiểu, trải nghiệm nét văn hóa đặc trưng của bà con Ê-đê trong những ngôi nhà dài, ngắm những hiện vật lâu đời của đồng bào nơi đây và các dụng cụ chuyên dùng sản xuất cà phê.
Không gian xanh mát tại Làng cà phê Trung Nguyên. Ảnh: Fanpage Làng cà phê Trung Nguyên.
Du khách khi đến đây sẽ được thưởng thức nhiều hương vị cà phê khác nhau giữa không gian đậm đà bản sắc Tây Nguyên, học pha chế, tham quan vườn cà phê cũng như cách phân biệt, chăm sóc cây cà phê.
Thưởng thức cà phê là một trải nghiệm không thể bỏ qua khi đến tại Làng cà phê Trung Nguyên. Ảnh: Fanpage Làng cà phê Trung Nguyên.
3. Chùa Sắc Tứ Khải Đoan
Chùa Sắc Tứ Khải Đoan tọa lạc ngay trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, được khởi công xây dựng năm 1951 do Đoan Huy Hoàng Thái Hậu (vợ vua Khải Định), thứ phi Mộng Điệp của vua Bảo Đại và trụ trì chùa xây dựng. Đây là ngôi chùa đầu tiên của tổ chức Phật giáo tại Đắk Lắk và là một trong những chùa cuối cùng được sắc phong hiệu “sắc tứ”. Tên của chùa được lấy từ họ của thái hậu và vua Khải Định.
Video đang HOT
Ngôi chùa có lịch sử đặc biệt, không gian thoáng đãng. Ảnh: Fanpage Chùa Sắc Tứ Khải Đoan.
Vào những dịp lễ đặc biệt, chùa được trang hoàng đẹp đẽ đón các vị Chư tăng, Phật tử. Ảnh: Fanpage Chùa Sắc Tứ Khải Đoan.
Chùa được xây dựng “tiền thủy hậu sơn”, với lối kiến trúc mang nét cung đình Huế kết hợp với thiết kế nhà rông của đồng bào dân tộc tại đây. Chùa xây dựng theo chữ Tam, phía trước là cổng tam quan, ở giữa là chánh điện và phía sau là nhà thờ linh cốt. Ngoài ra còn có các công trình khác trong khuôn viên rộng lớn của chùa như Quan Âm Cát, tòa đài bảo tháp, cây bồ đề, tượng Phật,…
Chùa Khải Đoan cũng là trụ sở của Ban trị sự Phật giáo Đắk Lắk. Ảnh: Fanpage Chùa Sắc Tứ Khải Đoan.
Chùa có kiến trúc độc đáo, khuôn viên đẹp. Ảnh: Fanpage Chùa Sắc Tứ Khải Đoan.
Với lịch sử đặc biệt, không gian đẹp và kiến trúc độc đáo, chùa Khải Đoan là một địa chỉ không thể bỏ qua với Phật tử và du khách khi đến Buôn Ma Thuột.
4. Hồ Ea Kao
Nằm ở ngoại ô thành phố, Hồ Ea Kao cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 12km. Nơi đây không chỉ là hồ nước nhân tạo có giá trị lớn về mặt thủy lợi cho người dân xã Eakao, mà còn là điểm du lịch yêu thích của nhiều du khách.
Hồ Ea Kao Ảnh: Fanpage Biển Hồ Eakao – Chất Thơ Đại Ngàn
Hồ Ea Kao là công trình thủy lợi vận hành từ năm 1983 nhưng không gian nơi đây vẫn mang đậm nét hoang sơ, dưới lòng hồ là hệ sinh thái đa dạng với nhiều loại cá, tôm nước ngọt.
Hệ sinh thái dưới hồ Ea Kao Ảnh: Lương Viết Cường
Giữa hồ Ea Kao – lâm viên Ea Kao như một viên ngọc xanh ẩn mình, còn nguyên vẻ mà thiên nhiên ban tặng, nơi đây tạo cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng thư giãn cho du khách khi đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Lâm viên Ea Kao như viên ngọc xanh giữa lòng hồ Ea Kao Ảnh: Báo Đắk Lắk
Dạo bước trong lâm viên, du khách như được hòa mình với thiên nhiên xanh mát bởi những con đường rợp bóng cây, cùng mặt hồ xanh biếc. Dù đi vào thời điểm nào Ea Kao cũng luôn mang vẻ đẹp hoang sơ, xanh ngát như đang ẩn mình chờ được du khách khám phá.
Con đường rợp bóng cây xanh ở lâm viên Ảnh: Báo Đắk Lắk
5. Nhà đày Buôn Ma Thuột
Đến với Buôn Ma Thuột, du khách không nên bỏ qua một Di tích quốc gia đặc biệt – Nhà đày Buôn Ma Thuột, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 1km. Nhà đày là minh chứng của những tội ác mà thực dân Pháp đã gây ra với dân tộc ta.
Nhà đày Buôn Ma Thuột được thực dân Pháp thiết lập và xây dựng trong giai đoạn 1930-1931, để đày biệt xứ và giam giữ những cán bộ, đảng viên bị bắt, bị xử án nặng ở các tỉnh Trung Kỳ. Công trình rộng 2ha, với nhiều hạng mục như nhà giam giữ, nhà quản lý, khu tra tấn, nhà nguyện, nhà y tế,…
Hình ảnh tái hiện cảnh tra tấn những người tù Cộng sản ngày xưa Ảnh: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk
Đã từ lâu Nhà đày trở thành một điểm đến tham quan và tìm hiểu về lịch sử, về sự gan dạ của những chiến sĩ cách mạng khi bị địch bắt tù đày. Các phòng giam trưng bày những hình ảnh và hiện vật chân thật giúp du khách có thể hình dung được rõ nét nhất về những ngày tháng gian khổ, cũng như những hào hùng của những người chiến sĩ cách mạng nơi đây, cũng từ đây lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, sự tôn kính và lòng biết ơn đến thế hệ trước của mỗi du khách lại được khắc sâu thêm.
Đi đâu, ăn gì khi về Yên Bái xem đại lễ UNESCO vinh danh Xoè Thái
Yên Bái - Top những địa điểm vui chơi, nghỉ dưỡng, món ăn độc đáo khiến du khách không thể bỏ qua khi về thưởng lãm màn đại xoè hàng nghìn người biểu diễn.
Ngày 24.9, tại thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh Yên Bái cùng đông đảo nhân dân sẽ tổ chức lễ đón nhận bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Xoè Thái" vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Đồng thời dịp này lễ hội văn hoá Du lịch Mường Lò cũng được khai mạc.
Sở dĩ Nghĩa Lộ được chọn đăng cai sự kiện trọng đại này bởi đây là mảnh đất có đông đảo đồng bào người Thái sinh sống, ghi nhiều dấu ấn rực rỡ của văn hoá người Thái.
"Con gái Nghĩa Lộ đi bộ cũng xinh", câu thành ngữ đã khắc sâu vào tâm trí của nhiều khách du lịch khi đến mảnh đất Nghĩa Lộ, nhất là khi ngắm nhìn những thân hình mảnh mai, uyển chuyển trong trang phục truyền thống.
Yên Bái đang tất bật chuẩn bị cho lễ ghi danh "Nghệ thuật Xoè Thái" vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Ảnh: BTC.
Thị xã Nghĩa Lộ sở hữu vùng đất thiên nhiên hoang sơ, rộng lớn của phía Tây Yên Bái, lưu giữ nhiều món "đặc sản nổi tiếng" của miền núi như ăn đồ nướng, uống rượu cần, nhìn ngắm điệu xòe dập dìu bên ánh lửa từ khu nhà ở sàn trên bản.
Nghĩa Lộ nổi tiếng với các di tích lịch sử như khu tưởng nhớ Bác Hồ với tổng diện tích 2ha, bao gồm nhà sàn, vườn trái cây và ao cá tái hiện đầy đủ cảnh sinh hoạt lúc sinh thời. Bên cạnh đó, di tích Căng Đồn Nghĩa Lộ cũng hấp dẫn du khách muốn tìm hiểu lịch sử bởi nơi đây từng giam giữ nhiều người yêu nước trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ.
Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 50km, thị xã Nghĩa Lộ được chọn làm nơi diễn ra buổi lễ bởi mảnh đất này lưu giữ đầy đủ nhất nét văn hoá lâu đời của người Thái.
Các bản du lịch cộng đồng
Bản Sà Rèn, Bản Đêu, Chao Hạ là những địa điểm sinh sống của rất nhiều người Thái, gần suối Thia. Ghé thăm Sà Rèn, bạn không những được tìm hiểu đời sống nhiều người Thái, văn hoá Thái, mà còn có thể ngắm cảnh, từng con suối chảy róc rách, nhà sàn cổ và thưởng thức các đồ ăn rực rỡ sắc màu.
Các bản du lịch cộng đồng như bản Đêu, Rà Sẻn... lưu giữ bản sắc văn hoá lâu đời.
Cánh đồng Mường Lò
Du lịch Nghĩa Lộ không thể bỏ qua cánh đồng Mường Lò đình đám với diện tích rộng lớn thứ hai tại Tây Bắc, thời điểm này múa lúa đang vào mùa chín, bạt ngàn vàng mướt.
Điểm đến Suối Giàng thuộc huyện Văn Chấn, cách trung tâm thị xã Nghĩa Lộ khoảng 15km, Suối Giàng cũng là quê hương của loại chè Shan tuyết cổ thụ. Một ngày ở Suối Giàng, ta có thể cảm nhận rõ được bốn mùa trong năm.
Những thửa ruộng bậc thang độc đáo.
Ban đêm, trời se lạnh; sáng ra, mây mờ che phủ bồng bềnh khắp các bản làng, sườn núi; buổi trưa, trời trong xanh, lộng gió và buổi chiều, nắng vàng trải mượt như rót mật.
Suối nước nóng Văn Chấn
Suối nước nóng Văn Chấn là một điểm du lịch tuy được khai thác chưa lâu nhưng sẽ thật tiếc nếu bỏ qua. Giữa thời tiết se lạnh của vùng núi Tây Bắc, du khách sẽ được ngâm mình trong làn nước nóng tự nhiên, thư giãn.
Khu du lịch nghỉ dưỡng Le Champ Tú Lệ.
Điểm đến tiếp theo trong hành trình có thể là - Le Champ Tú Lệ resort, với đẳng cấp 4 sao tại Mù Căng Chải, cách thị xã Nghĩa Lộ 47km. Đến nơi đây, bạn sẽ được tận hưởng cảm giác hòa làm một với thiên nhiên. Với những thửa ruộng bậc thang vàng màu lúa chín cùng thiên nhiên hoang dã nguyên sơ.
Mù Cang Chải resort với thiết kế độc đáo mới lạ.
Mù Cang Chải resort, một trong những lựa chọn không tồi khi ghé thăm trong hành trình khám phá miền tây Yên Bái. Tuy cách trung tâm thị xã Nghĩa Lộ khoảng 90km nhưng đây là resort 5 sao, điểm nổi bật nhất thu hút khách du lịch trên tuyến du lịch Nghĩa Lộ - Tú Lệ - Khau Phạ - Mù Cang Chải.
Là Resort 5 sao có vị trí đắc địa, có cảnh quan hấp dẫn và một môi trường văn hóa đậm bản sắc các dân tộc Tây Bắc.
Đặc sản Nghĩa Lộ - Những món ăn không thể bỏ qua
Cơm lam Mường Lò, một món ăn hàng ngày của người dân địa phương gắn liền với đời sống văn hóa, tín ngưỡng, tinh thần của đồng bào người dân tộc nơi đây.
Cơm được đựng trong những ống tre, nứa thon dài, có kích cỡ phù hợp, đặc biệt là phải còn non, tươi để khi nấu cơm, không những lửa sẽ không làm cháy cơm mà nhựa của cây cũng sẽ thấm dần vào phần cơm ở bên trong, làm cho hương vị của cơm thêm ngọt thơm.
Tiếp đó, Pa Pỉnh Tộp hay còn được biết đến với tên gọi món cá chép, cá sình ngòi nướng.
Đến với Nghĩa Lộ, điều khiến cho khách du lịch trở nên ấn tượng khi ngồi bên bếp lửa hồng, kẹp cá vào những que tre hoặc vỉ rồi nướng trên bếp than, đợi khi cá chín thưởng thức món Pa Pỉnh Tộp thơm lừng, nóng hổi còn nồng mùi riềng, xả và thịt cá béo ngậy.
Muồm muỗm rang Mường Lò - một món ăn đặc sản rất được khách du lịch ưa thích vì có hương vị vô cùng thơm ngon, ăn vào thì có vị giòn rụm, dễ ăn.
Nhiều người đã từng nếm qua thử món muồm muỗm cũng đều phải nhớ mãi cái hương vị đặc trưng của nó và cái vỏ vàng còn thơm mùi măng chua hoặc giấm gạo.
Những địa điểm "check in" độc đáo.
Dế chiên giòn là món ăn dân giã, quen thuộc của người dân. Người dân địa phương sẽ canh đến mùa dế mà bắt những con dế to và khỏe nhất để sơ chế, sau đó đem ướp với nước mắm, tiêu, hành, tỏi và ớt cùng bột ngọt.
Cũng là một món ăn đặc sản vô cùng nổi tiếng tại Mường Lò, bánh chưng đen đã gắn liền với đời sống của những người dân đồng bào dân tộc Thái từ lâu.
Chỉ có 1 ngày 1 đêm đi du lịch thì có thể ghé những địa điểm ngay sát TP.HCM này Ngay gần TP.HCM cũng có những địa điểm du lịch không kém phần hấp dẫn. TP. Hồ Chí Minh không chỉ là nơi du lịch sầm uất, nhộn nhịp, mà cả những vùng lân cận cũng có nhiều vẻ đẹp không kém. Vì là thành phố năng động bậc nhất đất nước nên đôi khi, chúng ta ít tìm được một nơi thanh...