Những địa điểm mang dấu chân lịch sử của đoàn quân giải phóng Thủ đô
Những địa điểm lịch sử chứng kiến cuộc hành quân của Sư đoàn 308 tiến vào giải phóng Thủ đô đã thay đổi rất nhiều sau 61 năm.
Ngày 10/10/1954, trên khắp các con đường Hà Nội, người dân hân hoan, chào đón đoàn quân giải phóng tiến vào Thủ đô. Những tuyến đường huyết mạch của thành phố đã đi vào lịch sử khi đã ghi dấu từng bước chân và hành trình tiếp quản Thủ đô của quân giải phóng. Những nơi này đã thay đổi rất nhiều sau 61 năm
Kể về cuộc hành quân lịch sử của Sư đoàn 308 vào giải phóng thủ đô, nhà sử học Lê Văn Lan đã có những chia sẻ về địa điểm đóng quân của Đại đoàn Quân Tiên phong: “Sáng ngày 10/10/1954, Sư đoàn 308 hay còn được gọi là Đại đoàn Quân Tiên phong đã đóng quân áp sát Hà Nội. Sư đoàn đã chia nhỏ lực lượng, đóng quân tại 3 nơi tại phía Tây và phía Nam thành phố. Những nơi đóng quân này sẽ quyết định con đường tiến vào Thủ đô”.
Đường tiến quân từ phía Tây Thủ đô
Trung đoàn Thủ đô thuộc Sư đoàn 308 đã đóng quân tại Sân vận động Quần Ngựa, nay là Cung thể thao tổng hợp Quần Ngựa nằm trên đường Liễu Giai. Đây chính là chỗ đóng quân của Trung đoàn Thủ đô ở mạn phía Tây.
Cung thể thao tổng hợp Quần Ngựa nằm trên đường Văn Cao, đây chính nơi Trung đoàn Thủ đô đóng quân trước khi tiến vào Hà Nội.
Đúng 8h sáng, Trung đoàn Thủ đô xuất phát từ Sân vận động Quần Ngựa, đi theo đường Liễu Giai ra đường Kim Mã.
Nơi giao nhau giữa đường Kim Mã và Liễu Giai ngày nay.
Từ đường Kim Mã, Trung đoàn Thủ đô tiến đến Hàng Đẫy, nay chính là đường Nguyễn Thái Học. Tại chỗ giao nhau giữa đường Kim Mã với Hàng Đẫy, nơi mà ngày nay đã có thêm con đường Trần Phú kéo dài, ngày trước nơi đây là một cửa ô cũ của Hà Nội có tên là ô Thanh Bảo, hay còn được gọi là ô Cầu Giấy.
Video đang HOT
Vị trí của Ô Thanh Bảo hay còn được gọi là Ô Cầu Giấy ngày nay.
Trung đoàn Thủ đô đi qua Ô Thanh Bảo, vào đường Hàng Đẫy lên Cửa Nam, rồi từ cửa Nam qua Hàng Bông, Hàng Gai rồi ngoặt về Cửa Đông, tiến vào cửa Bắc Hoàng thành Thăng Long lúc 9h30.
Cửa Bắc Hoàng thành Thăng Long, nơi Trung đoàn thủ đô tiến vào tiếp quản.
Đường hành quân từ phía Nam thủ đô
Tại hướng Nam Thủ đô, bộ binh thuộc Sư đoàn 308 đã đóng quân tại khu Đông Dương học xá, hay còn gọi là khu Việt Nam học xá. Ngày nay, tại nơi đấy đã xây lên Đại học Bách Khoa Hà Nội và Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Vị trí của Đại học Bách khoa Hà Nội chính là nơi đón quân của hai đơn vị bộ binh tại phía Nam Thủ đô.
Cũng tại hướng Nam, bộ binh, cơ giới và pháo binh của Sư đoàn 308 đã đóng quân tại Sân bay Bạch Mai – một sân bay được Pháp xây dựng, nay vùng đất đấy chính là bảo tàng Phòng không – Không quân.
Khu vực bảo tàng Phòng không – Không quân trước kia là nơi đóng quân của bộ binh, cơ giới và pháo binh của Sư đoàn 308.
Cánh quân phía Nam cũng xuất phát từ 8h, hai trung đoàn bộ binh đóng quân tại Việt Nam học xá tiến quân ra đường Bạch Mai, đi lên phố Huế. Tại nơi giao nhau giữa hai con đường có một cửa ô là Ô Cầu Dền.
Ô Cầu Dền ngày nay chính nơi giao nhau giữa đường Bạch Mai và phố Huế.
Đơn vị bộ binh đã đi qua Ô Cầu Dền để lên phố Huế và Hàng Bài, sau đó diễu hành quanh bờ hồ Hoàn Kiếm rồi tạt về khu Đấu Xảo, nay chính là Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt – Xô.
Đoàn quân đi qua Hồ Giươm rồi tập kết tại khu Đấu Xảo
Sau đó, đơn vị bộ binh này của Sư đoàn 308 đã đưa 1 lực lượng tạt về phía Đông và đóng quân tại Đồn Thủy, nay chính là bệnh viện 108 và bệnh viện Việt – Xô.
Một lực lượng tách ra tạt về Đồn Thủy, nay chính là bệnh viện 108 và bệnh viện Việt – Xô.
Còn đơn vị bộ binh, cơ giới và pháo binh xuất phát từ sân bay Bạch Mai cũng đi qua đường Bạch Mai và Ô Cầu Dền, lên phố Huế, Hàng Bài rồi diễu quanh Hồ Gươm. Sau đó ngược lên Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, Hàng Giấy.
Hàng Ngang ngày nay, nơi đoàn quân giải phóng đã từng đi qua giải phóng Thủ đô.
Đoàn quân vòng qua vườn hoa Hàng Đậu rồi theo đường Phan Đình Phùng tiến vào cổng thành cửa Bắc Hoàng thành Thăng Long, tiếp quản thành Hà Nội.
Bốt Hàng Đậu ngày nay, nơi đoàn quân đi qua để tiến về Hoàng thành Thăng Long.
15h, ngày 10/10/1954, Nhà hát lớn Hà Nội vang lên hồi còi dài, báo hiệu thời khắc lịch sử Thủ đô được giải phóng, tiếp quản hoàn toàn.
Nhà Hát Lớn ngày nay dường như vẫn giữa được nguyên trạng kể từ khi vang lên hồi còi báo hiệu Thủ đô hoàn toàn giải phóng.
Đây chính là những đường đi của Sư đoàn 308 trong ngày 10/10 lịch sử. Những địa điểm gắn liền với thời khắc Thủ đô được giải phóng dù đã có nhiều thay đổi nhưng ký ức hào hùng vẫn luôn hiện hữu, gần gũi với những người dân đang sống và làm việc tại Thủ đô.
Theo_VTV
Cuối năm 2015 thông xe cầu vượt nút giao trung tâm quận Long Biên
Chiều (21-5), Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng đã chủ trì cuộc họp kiểm điểm tiến độ dự án đầu tư xây dựng nút giao thông trung tâm quận Long Biên theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng-chuyển giao).
Theo báo cáo của Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn (đại diện chủ đầu tư), dự án có quy mô bao gồm: xây dựng cầu vươt 6 làn xe cơ giới theo hướng đường Nguyễn Văn Linh-đường 5 kéo dài với tổng chiều dài 809,7m; xây dựng nút giao dạng đảo xuyến; đầu tư hạ tầng kỹ thuật thoát nước, cây xanh, chiếu sáng... Tổng mức đầu tư dự án khoảng 2.847 tỷ đồng do Công ty CP Him Lam là nhà đầu tư theo hình thức hợp đồng BT.
Hiện Ban QLDA và nhà đầu tư đang khẩn trương thi công dự án, phấn đấu hoàn thành và thông xe hạng mục cầu vượt vào cuối năm 2015 và hoàn thành toàn bộ dự án vào năm 2016. Tuy nhiên, dự án đang gặp vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), đặc biệt là tại khu đất hiện đang là bãi đỗ xe Gia Thụy của Công ty Khai thác điểm đỗ xe; cây xăng dầu số 84 của Công ty xăng dầu khu vực I và khu đất hiện đang do Công ty TNHH Thượng Bình quản lý...
Chỉ đạo tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng yêu cầu UBND quận Long Biên phối hợp với Ban Chỉ đạo GPMB TP và các sở ngành, đơn vị liên quan tập trung GPMB theo đúng chỉ giới đã được phê duyệt. TP thống nhất di dời bãi đỗ xe, UBND quận Long Biên nghiên cứu tìm địa điểm mới để bố trí bãi đỗ xe nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông tĩnh trên địa bàn.
Phương án đền bù cho bãi đỗ xe do Sở Tài chính tính toán. Để dự án xây dựng nút giao thông trung tâm quận Long Biên được hiệu quả, an toàn, UBND TP giao Sở Kế hoạch Đầu tư rà soát lại hợp đồng BT; Sở GTVT thẩm định toàn bộ hồ sơ biện pháp thi công do nhà thầu lập. Trong phạm vi dự án còn có một phần đất theo quy hoạch để làm vườn hoa, tiểu cảnh, TP giao quận Long Biên thu hồi đất, thiết kế vườn hoa trình các sở ngành liên quan xem xét để triển khai. Phải tách bạch kinh phí làm vườn hoa lấy từ ngân sách chứ không được phép nằm trong các điều khoản của hợp đồng BT dự án này. Tuấn Lương
Theo_Hà Nội Mới
Bể xương người Kim Ngưu và thực hư "ngôi nhà ma" Ở Hà Nội, một số người hoang truyền những câu chuyện rợn người, mang màu sắc ma quái xung quanh không ít ngôi nhà. Không chỉ ngôi nhà số 300 Kim Mã, ngôi nhà cổ ven bờ hồ Hoàn Kiếm mà lời đồn thổi còn "ám" cả những ngôi nhà khác như ngôi nhà tại ngõ 392 Bạch Mai, ngôi nhà ở phố...