Những địa điểm du lịch ở Trung Quốc khiến du khách “lạnh gáy”
Ngay cả những du khách dũng cảm cũng ít ai dám ghé đến những địa điểm này.
Trung Quốc là một đất nước giàu truyền thống và những địa điểm du lịch cực ấn tượng. Tại đây, bạn có thể thăm quan những địa điểm “khác thường” và nhiều dân địa phương kể lại rằng, chúng vô cùng đáng sợ.
Núi Kailash
Núi Kailash nằm ở phía nam của Cao nguyên Tây Tạng. Ý nghĩa của ngọn núi này theo tiếng Tây Tạng, từ Kailash có nghĩa là “Đá quý của tuyết”.
Kailash là ngọn núi cao nhất thuộc dãy Himalya với độ cao 6.638 mét. Sở dĩ ngọn núi này được xếp vào các địa điểm thăm quan “lạnh gáy” là do nó có địa hình rất phức tạp. Những con dốc ẩn chứa nhiều bí mật, rất ít người đã từng đến đây để khám phá hay nghiên cứu về chúng.
Các nhà thám hiểm trong và ngoài nước đã rất nỗ lực để đi lên đỉnh núi nhưng tất cả đều thất bại. Muốn đến được đây, bạn cần phải có sự cho phép của Liên Hợp quốc, chính phủ Trung Quốc, Đức Đạt Lai Lạt Ma và những người dân địa phương.
Được biết, các cạnh dốc của núi Kailash hướng về 4 điểm chính của la bàn. Vì vậy, một số nhà khoa học đã cho rằng, nó là một kim tự tháp cổ đại được xây dựng bởi bàn tay và trí óc của con người, hoặc là người ngoài hành tinh.
Hồ Poyang: Tam giác quỷ của Trung Quốc
Hồ Poyang là hồ chứa nước ngọt lớn nhất ở Trung Quốc. Địa danh này ẩn chứa rất nhiều câu chuyện kinh hoàng.
Video đang HOT
Trong vòng ba thập kỉ qua, có tới 2.000 người chết đuối ở Poyang. Những người may mắn sống sót sau vụ đắm tàu đã mất trí nhớ sau khi tỉnh lại. Những câu chuyện cũ về chiếc hồ này rất nhiều, tiêu biểu là câu chuyện về 13 chiếc thuyền đánh cá bị mất tích vào cùng ngày 3/8/1985, không một ngư dân nào sống sót. Các quan chức và đoàn thám hiểm tư nhân đã nhiều lần cố gắng để tìm kiếm thuyền hoặc xác của ngư dân nhưng mọi thứ dường như bốc hơi, không có bất kì thứ gì có thể tìm kiếm.
Có rất nhiều tình tiết đáng sợ và bí ẩn hơn về hồ Poyang. Liệu bạn có đủ dũng cảm ghé thăm hồ nước này?
Đỉnh Everest
Sẽ thật thiếu sót nếu như không nhắc tới đỉnh Everest trong danh sách này. Ở Trung Quốc, người ta thường gọi nơi này là đỉnh Chomolungma, nơi sở hữu độ cao khoảng 8.848 mét và có dấu hiệu không ngừng cao lên.
Mỗi năm, có tới 500 người cố gắng leo lên đỉnh núi này. Rất nhiều người trong số họ phải đối mặt với những điều kì lạ, thậm chí là thần bí trên đường chinh phục. Họ kể rằng, họ đã nhìn thấy ma trong các chuyến thám hiểm của mình.
Tất cả những người đam mê leo núi bắt buộc phải tin rằng Everest có “linh hồn”. Nếu không có sự tôn trọng và thành kính thì sẽ khó mà trở về sau những chuyến leo núi.
Đường mòn bằng ván Mount Hua
Một trong những địa điểm đáng sợ nhất trên thế giới là đường mòn bằng ván Mount Hua, nằm không xa thành phố Hóa Âm, tỉnh Thiển Tây. Để lên được đỉnh núi, bạn phải đi qua đường mòn này. Hãy suy nghĩ thật kĩ trước khi đến đây bởi đường mòn chỉ được tạo bởi những ván gỗ dày, đóng trên các chốt kim loại ở vách núi. Tất nhiên nó không hề có lan can hay bất kì chỗ bám víu nào cho bạn.
Không phải Tử Cấm Thành, nơi này mới là địa điểm mà vua chúa nhà Thanh trốn nóng vào mùa hè
Vì không chịu được cái nóng khắt nghiệt của Bắc Kinh mà các Hoàng đế vào thời nhà Thanh đã cho xây một Ngự Viên với quy mô rất hoành tráng.
Sự kiện: Khám phá du lịch Trung Quốc
Trước khi sống trong Tử Cấm Thành, quý tộc nhà Thanh thường sống ở nơi rất lạnh giá, nên họ rất sợ thời tiết nắng nóng vào mùa hè. Họ cũng không bao giờ chiến đấu vào thời điểm này.
Có một câu nói nổi tiếng của Hoàng Thái Cực (Hoàng đế sáng lập của triều đại nhà Thanh): "Tháng 6 oi ức dùng quạt còn chưa đủ mát, mặc áp giáp sao đánh trận nổi". Điều này ngầm ám chỉ dù có chuyện gì xảy ra thì vào mùa hè cũng không chiến đấu. Các quý tộc Mãn Thanh phải đối mặt với một thử thách về khí hậu khắc nghiệt.
Bắc Kinh là nơi có khí hậu ôn đới gió mùa, mùa xuân và mùa thu thường rất ngắn ngủi, nhưng mùa hè và mùa đông lại kéo dài rất lâu.
Vào thời nhà Thanh, mùa hè ở Bắc Kinh nóng như thế nào?
Trong sử sách ghi lại, tháng 6 năm 1678, nắng nóng bất thường khiến cho nhiều người chết vì say nắng, họ nằm la liệt trên mặt đất. Vì lý do này, Hoàng đế và các quan đại thần đã họp bàn để đưa ra các giải pháp đối phó với nỗi khổ của người dân. Họ phân phát các loại thuốc chống sốc nhiệt và phát đá viên ở mọi nẻo đường.
Như chúng ta đã biết Tử Cấm Thành được bao bọc chặt chẽ bởi một vòng tường thành, các tòa nhà cao lớn trong thành ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc lưu thông không khí khiến khí nóng khó tản ra ngoài và khí lạnh len lỏi vào. Nhìn chung lúc đó, Tử Cấm Thành rất nóng, nhiệt độ cao hơn nhiều so với những nơi khác ở Bắc Kinh.
Các Hoàng đế sống trong Tử Cấm Thành không sợ cái lạnh khắc nghiệt ở Bắc Kinh, nhưng than phiền về cái nóng như thiêu như đốt của mùa hè.
Vào tháng 7 năm 1650, Nhiếp chính vương không chịu nổi cái nóng của Bắc Kinh nên đã đề xuất bắt chước triều đại nhà Tấn, Liêu, Nguyên xây dựng một thành phố nhỏ bên ngoài biên giới để trốn nóng vào mùa hè. Sau đó, Viên Minh Viên (ban đầu được gọi là Ngự Viên, là một tổ hợp các cung điện và vườn nằm cách Tử Cấm Thành 8km về phía tây bắc) được xây dựng với diện tích là 200.000m2, có hơn 150 danh lam thắng cảnh khác nhau bên trong. Đặc biệt nơi này còn có thêm hồ nước rất lớn, có hàng cây xanh rợp bóng, thực sự là nơi tuyệt vời để trốn nóng vào mùa hè.
Trong quá trình xây dựng Ngự Viên, Hoàng đế nhà Thanh không thể chờ đợi lâu nên đã chuyển đến ở trước thời hạn. Từ năm 1707 đến năm 1722, Hoàng đế Khang Hy đã 5 lần đến Ngự Viên. Trong chuyến viếng thăm cuối cùng của mình, còn có thêm Hoàng đế Ung Chính và Càn Long. 3 thế hệ Hoàng đế đã gặp nhau tại đây tạo nên một cuộc gặp gỡ lịch sử.
Vào ngày 20 tháng 12 năm 1722, Hoàng đế Khang Hy qua đời vì bệnh tại Vườn Trường Xuân, nơi tách biệt với Ngự Viên.
Sau Hoàng đế Khang Hy, các Hoàng đế của triều đại nhà Thanh sử dụng Ngự Viên như một khu nghỉ mát mùa hè, thường ở lại trong nửa năm, thậm chí dành thời gian ở đây lâu hơn ở trong Tử Cấm Thành.
Hoàng đế Ung Chính đã ở trong Ngự Viên trong thời gian dài nhất là 247 ngày, nhưng lâu nhất phải kể đến Hoàng đế Đạo Quang 354 ngày.
Sau đó, Hoàng đế Ung Chính còn cho xây dựng thêm 2 sảnh lớn để tiện cho việc triều chính tại đây. Ngự Viên trở thành nơi tổ chức các cuộc họp của triều đình và các lễ kỷ niệm lớn. Để làm cho cuộc sống của các thành viên trong hoàng gia thoải mái hơn, Ngự Viên được cho xây dựng thêm một thắng cảnh mới là Tongyuan. Tongyuan là một nơi mà có cả rạp hát và con phố mua sắm với nhiều cửa hàng. Các Hoàng đế sẽ ở lại đây ăn uống, vui chơi, gần gũi với thiên nhiên.
Cựu Đại sứ Việt Nam: Thụy Sỹ 'nhỏ' nhưng 'có võ' Thụy Sỹ, một đất nước nhỏ bé, ít tài nguyên nhưng với ý chí, nghị lực và tình yêu cuộc sống, con người nơi đây đã biến 41.285 km2 thành mảnh đất đáng sống, rạng ngời và cuốn hút. Đứng ở bất cứ một góc nào ở Thụy Sỹ đều có thể chụp được những bức hình đẹp đến ngỡ ngàng. Nhân dịp...