Người Bru – Vân Kiều bản Còi Đá làm du lịch
Bản Còi Đá, xã Ngân Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) nằm giữa thung lũng rộng lớn, được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi với nhiều hang động lớn nhỏ và những dòng suối trong xanh.
Với nhiều thắng cảnh tuyệt đẹp cùng nét văn hóa bản địa đặc sắc, bản Còi Đá có nhiều ưu thế để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng.
Nét hoang sơ ở thung lũng Còi Đá
Nhằm góp phần nâng cao đời sống người dân tộc, kể từ năm 2018, UBND tỉnh Quảng Bình đã đưa vào khai thác thử nghiệm sản phẩm du lịch “Khám phá thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa cộng đồng người Bru – Vân Kiều ở huyện Quảng Ninh và huyện Lệ Thủy”. Trong đó điểm nhấn là tìm hiểu, khám phá văn hóa cộng đồng dân tộc Bru – Vân Kiều ở bản Còi Đá, xã Ngân Thủy. Đây là sản phẩm du lịch khám phá thiên nhiên kết hợp với tham quan hang động và tìm hiểu văn hóa bản địa của đồng bào dân tộc Bru – Vân Kiều trên địa bàn. Khi tour “Khám phá thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa cộng đồng người Bru – Vân Kiều” đưa vào khai thác, cũng là lúc người Bru – Vân Kiều ở bản Còi Đá bắt đầu làm quen với du lịch. Nhiều gia đình trong bản đã được Công ty TNHH Nettin (đơn vị đang khai thác tour nơi đây) hướng dẫn, hỗ trợ sửa sang, sắp xếp lại nơi ăn, chốn ở để đón du khách cùng ăn, cùng ở, cùng khám phá những nét đẹp văn hóa của người Bru – Vân Kiều.
Mặc dù mới bắt đầu làm quen với việc làm du lịch nhưng với bản tính hiền lành, chịu thương chịu khó, sự mộc mạc, chân chất của mình, đồng bào Bru Vân Kiều ở bản Còi Đá đã tạo được sự yêu mến, tin tưởng đối với du khách.
Khi có du khách đến tham quan, thanh niên trong bản Còi Đá được thuê dẫn đường, phụ nữ chuẩn bị đồ ăn, nước uống. Sau khi tham quan, khám phá cảnh quan thiên nhiên, đời sống đồng bào Bru – Vân Kiều theo lịch trình đã chọn, du khách thường ở lại bản qua đêm để trải nghiệm, giao lưu văn hóa, đốt lửa trại, thưởng thức những món ăn, thức uống mang đậm sắc thái bản địa do chính người dân địa phương chuẩn bị…
Video đang HOT
Du khách tham quan trải nghiệm bản Còi Đá
Anh Hồ Văn San (35 tuổi, ở bản Còi Đá) là nhân viên khuân vác hợp đồng với Công ty Nettin chia sẻ: “Trước đây mình sống dựa vào rừng, vất vả nhưng thu nhập không ổn định. Từ khi được vận động tham gia làm du lịch, đời sống của gia đình mình đã được cải thiện, thu nhập ổn định hơn”. Còn bà Hồ Thị Hương (người nấu ăn cho khách du lịch) phấn khởi cho biết: “Du khách rất thích thú với món ăn và sản vật của người dân bản địa. Mình mong muốn cả bản sẽ cùng tham gia làm du lịch để đời sống vươn lên”.
Trung bình mỗi tháng gia đình anh Hồ Trinh đón từ 3 – 5 đoàn khách du lịch đến tham quan, khám phá và trải nghiệm cuộc sống, văn hóa cộng đồng dân tộc Bru – Vân Kiều. Gia đình Hồ Trinh đã đầu tư cải tạo lại 2 phòng ngủ và phòng khách rộng rãi để phục vụ du khách đến tham quan, trải nghiệm cuộc sống ngay tại gia đình mình. Kết hợp với việc buôn bán, làm dịch vụ du lịch và đón tiếp các đoàn khách đến trải nghiệm, hàng tháng gia đình anh Trinh có thu nhập khoảng 3 – 5 triệu đồng.
Hiện có khoảng 10 – 15 người Bru – Vân Kiều ở bản Còi Đá thường xuyên tham gia vào hoạt động du lịch như dẫn đường, gùi thức ăn đồ uống, biểu diễn các hoạt động văn hóa, văn nghệ… Mỗi lao động được trả từ 250 – 300 ngàn đồng/người/ngày, có thu nhập từ 3 – 5 triệu đồng/người/tháng. Đây là nguồn thu nhập tương đối khá so với mức thu nhập của nhiều người dân ở bản Còi Đá hiện nay.
Bên cạnh đó, nắm bắt nhu cầu của du khách khi đến tham quan, khám phá, trải nghiệm văn hóa cộng đồng tại địa phương, nhiều hộ dân ở bản Còi Đá, xã Ngân Thủy đã mở dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi phục vụ khách du lịch và mua bán, trao đổi các sản phẩm đặc trưng của địa phương… mang lại thu nhập khá, góp phần ổn định đời sống.
Trải nghiệm tắm suối ở Còi Đá.
Để giúp người Bru – Vân Kiều ở bản Còi Đá làm du lịch, Sở Du lịch Quảng Bình đã phối hợp với các đơn vị liên quan đưa 10 hộ gia đình thuộc xã Ngân Thủy (huyện Lệ Thủy) và xã Trường Xuân (huyện Quảng Ninh) đến các tỉnh bạn lân cận để tham quan, học hỏi kinh nghiệm làm du lịch cộng đồng.
Điều đáng mừng là nhờ tham gia làm du lịch, người Bru – Vân Kiều ở bản Còi Đá có thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần ổn định cuộc sống. Đồng bào Bru – Vân Kiều vui mừng vì bản sắc văn hóa của mình được bạn bè, du khách trong và ngoài nước yêu mến. Đặc biệt, nhờ làm du lịch, nhiều sản phẩm truyền thống của người dân địa phương cũng đã thu hút sự quan tâm của du khách và được bán với giá cao hơn…
Sau khi Chính phủ cho phép mở cửa du lịch trở lại, nhiều đoàn du khách trong nước đã đến với bản Còi Đá. Đây thực sự là tín hiệu vui đối với sản phẩm du lịch văn hóa, cộng đồng ở vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều cảnh đẹp, đối với những người dân bản Còi Đá mộc mạc và mến khách.
Hấp dẫn du lịch cộng đồng tại Hoài Khao (Cao Bằng)
Là một điểm du lịch được du khách gần xa biết đến như là chiếc nôi văn hóa của dân tộc Dao Tiền tại xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, đến với xóm Hoài Khao, du khách được trải nghiệm nét đẹp mộc mạc, nguyên sơ và gặp gỡ những con người thân thiện, mến khách.
Xóm Hoài Khao nằm trong quần thể núi Lũng Cam - Phja Oắc, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình
Nằm nép mình dưới một thung lũng trong quần thể núi Lũng Cam - Phja Oắc, xóm Hoài Khao với 34 hộ dân vẫn giữ được những nét truyền thống của dân tộc Dao Tiền. Vượt qua con dốc Phù Chây, Hoài Khao như một bức tranh đẹp níu bước chân du khách phải dừng lại để chiêm ngưỡng. Những nếp nhà được xây dựng bằng gỗ, mái ngói âm dương, kho thóc để trước cửa như nét văn hóa đặc trưng chờ du khách đến khám phá.
Giữa trưa một ngày tháng 8, trời nắng nóng gay gắt nhưng ở Hoài Khao rất mát mẻ. Những cơn gió từ rừng nguyên sinh thổi về khiến du khách cảm thấy thư thái, dưới chân núi, những thửa ruộng bậc thang uốn lượn, trải dài theo sườn đồi thơ mộng. Trong ngôi nhà gỗ 3 gian rộng gần trăm mét vuông, ông Chu Khánh Thịnh cho biết: Xóm có 2 dòng họ Chu, Lý sinh sống, các nét văn hóa đặc sắc của người Dao Tiền được gìn giữ, lưu truyền cho thế hệ sau, nhà ở vẫn giữ nguyên như từ xa xưa. Người Dao Tiền có nghề chạm bạc tinh xảo, nghề dệt truyền thống, thêu hoa văn váy áo, in hoa văn trên váy bằng sáp ong. Những nét sinh hoạt văn hóa, ẩm thực và các phong tục tập quán đậm đà bản sắc như: lễ cấp sắc, mừng lúa mới... vẫn được bà con duy trì.
Bà Triệu Thị Chài cho biết: "Để duy trì và gìn giữ nghề in hoa văn bằng sáp ong, các bé gái từ 10 tuổi đã được các mẹ, các bà truyền dạy. Sáp ong dùng để in hoa văn trên trang phục của người Dao Tiền ở Hoài Khao thường là sáp ong Khoái được bà con nhân dân thu hoạch tại 2 hang ong Tà Lạt, Sán Vình. Những phụ nữ trong xóm Hoài Khao đều tự may trang phục, trung bình mỗi người sẽ có từ 10 đến 30 bộ mặc khi tham gia lao động và các dịp lễ, tết quan trọng".
Bên những nếp nhà được xây dựng bằng gỗ, mái ngói âm dương, mỗi gia đình ở Hoài Khao có một kho chứa thóc làm bằng gỗ để tách biệt với nhà chính. Những kho chứa thóc cũng là nét riêng độc đáo chỉ có ở Hoài Khao. Theo anh Chu Khánh Kiềm, trưởng xóm Hoài Khao, từ xa xưa, bà con xóm Hoài Khao đã có truyền thống làm kho chứa thóc bằng gỗ tách biệt với nhà chính, mục đích ban đầu để khi có hỏa hoạn trong nhà thì kho chứa thóc vẫn an toàn, bà con vẫn còn lương thực. Ngày nay, bà con vẫn giữ nét riêng độc đáo này, du khách đến đây ai cũng thích thú, tìm hiểu về kho chứa thóc.
Người Dao Tiền ở Hoài Khao sống gần gũi với thiên nhiên, có ý thức bảo vệ cảnh quan, môi trường. Rừng nơi đây được bảo vệ, có nhiều cây to, cây cổ thụ, như minh chứng về sự gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên. Trong xóm có cây Nhội mọc tự nhiên, là cây đơn thân, mọc thẳng, tán tỏa đều xung quanh. Cây Nhội là cây cổ thụ được người dân lập miếu bảo vệ, có ý nghĩa thiêng liêng như cây thần thánh. Với những cánh rừng cổ thụ giàu giá trị đa dạng sinh học và nét văn hóa truyền thống cổ xưa, rất nhiều du khách đã tìm đến xóm Hoài Khao để được đắm mình vào thiên nhiên hoang dã, trải nghiệm những giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Dao Tiền sau những ngày làm việc vất vả nơi phố thị, giúp Hoài Khao trở thành điểm hẹn của rất nhiều du khách, là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch cộng đồng theo hướng hiệu quả, bền vững.
Thực hiện chủ trương gắn kết giữa phát triển du lịch cộng đồng với bảo tồn bản sắc văn hóa của các dân tộc, huyện Nguyên Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng và nhân dân, trong đó yếu tố con người được chú trọng, phát huy. Phối hợp với các ngành liên quan, đặc biệt là ngành văn hóa tham mưu, hướng dẫn việc phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa của các dân tộc.
Hoài Khao được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp hiếm có với quần thể núi, rừng, thung lũng, suối và những thửa ruộng bậc thang say đắm lòng người
Hiện xóm đã xây dựng 7 homestay; 3 nhà trưng bày đồ dùng sinh hoạt, dụng cụ lao động sản xuất; 3 bộ bàn ghế tại 3 chòi nghỉ dừng chân; thực hiện dịch vụ ngâm chân tại 1 nhà; lắp đặt 9 thùng rác tại các điểm quy định; nâng cấp nhà văn hóa; bảo tồn một số phong tục, tập quán; trồng các loại hoa, hàng rào 2 bên đường phù hợp với bản sắc địa phương; đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở gồm các tuyến đường, mương thủy lợi, điện trị giá trên 25 tỷ đồng phục vụ nhu cầu của du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Nhiều tuyến đường được bê tông hóa, có hàng rào và hoa, đường đi lại khang trang, sạch, đẹp. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương còn phối hợp với các đơn vị tổ chức bồi dưỡng cho người dân kiến thức cơ bản về du lịch cộng đồng, tập huấn kỹ năng tiếp đón, phục vụ khách du lịch, văn hóa giao tiếp ứng xử, phát triển du lịch cộng đồng bền vững, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên,... Thúc đẩy kết nối, hình thành các tuyến du lịch gắn với các địa danh của địa phương như: Phja Đén, Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo...
Mùa thu, Hoài Khao khoác lên mình diện mạo rực rỡ với thung lũng lúa vàng nặng trĩu bông... Đến với Hoài Khao, du khách sẽ được ngắm những bông lúa chín vàng óng ả như những thảm lụa, hương lúa tỏa trong không khí mùa thu, nhâm nhi chén rượu ngô thơm nồng, cùng những món ăn dân dã chứa đựng cả hương đất, hương trời nơi đây; cảm nhận được tình cảm nồng ấm của người dân bản địa, cùng họ quây quần bên bếp lửa, nghe họ kể về cuộc sống, phong tục, tập quán mang đậm bản sắc văn hóa của người Dao Tiền.
"Trường Sơn Xanh", mở lối cho phụ nữ Pa Kô làm du lịch Từ dự án Trường Sơn Xanh tập huấn làm du lịch, những người phụ nữ Pa kô dần biến ngôi làng thân yêu của mình trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn. Đội văn nghệ làng du lịch cộng đồng A Nôr trong đêm hội cùng du khách Từ dự án mở lối.. Dự án Trường Sơn Xanh chính thức khởi động...