Những địa chỉ đỏ trong du lịch tại huyện Quản Bạ, Hà Giang
Huyện Quản Bạ nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 46 km về phía Bắc, là huyện thuộc công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn.
Đến với huyện Quản Bạ, du khách sẽ cảm nhận được sự kỳ vĩ của thiên nhiên, khí hậu hài hòa, trong lành, người dân mến khách. Nơi cửa ngõ của Cao nguyên đá Đồng Văn đã trở thành một địa chỉ đỏ trong hành trình du khách về với mảnh đất Hà Giang yêu dấu.
Toàn cảnh thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ
Tại xã Quyết Tiến, trên một cánh đồng karst rộng lớn với các chóp, tháp đá vôi sót nằm rải rác, điển hình cho một “cảnh quan karst già” khá hiếm trên Cao nguyên đá Đồng Văn. Du khách có thể trải nghiệm lĩnh vực du lịch tâm linh tại điểm đến miếu Làng Đán và đền Bình An để cầu cho một hành trình khám phá vùng cao sắp tới an toàn và gặp nhiều may mắn.
Hay với nhóm đá Thạch Sơn Thần với niên đại hơn 400 triệu năm trước công nguyên được tạo bởi 7 trụ đá gắn kết với nhau giữa một khoảng đất bằng phẳng, nằm đối diện với núi Bạch Mã sừng sững. Thạch Sơn Thần như một biểu tưởng đại diện sức sống mãnh liệt của vùng cao nguyên đá khi bên dưới được trồng xen lẫn loại hoa tam giác mạch.
Ngoài ra, du khách có thể tham quan hớn 100 hiện vật là sách cổ, vật dụng lao động sản xuất của người dân tộc Bố Y đang được trưng bày, lưu giữ tại nhà văn hóa cộng đồng dân tộc Bố Y, thôn Nậm Lương.
Đền Bình An, xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ
Ngược theo Quốc Lộ 4C hướng trung tâm huyện Quản Bạ. Dừng chân nơi Cổng trời hiên ngang được coi là cánh cửa mở ra một vùng đất tươi mới, du khách sẽ được ngắm trọn bản làng bình yên Nặm Đăm, Trúc Sơn, Pản Hò xã Quản Bạ. Hay tại Trạm thông tin Cổng trời, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thị trấn trẻ Tam Sơn, với vẻ đẹp đến lạ thường của núi đôi Cô tiên. Ngay cả lúc bình mình vừa chớm, hay khi hoàng hôn bắt đầu lặn. Dáng vẻ kỳ kỳ, ngộ ngộ của núi Cô tiên đã tạo ra một nét đẹp độc đáo như một “sở hữu riêng” mà thiên nhiên ban tặng cho Quản Bạ.
Có lẽ hành trình đến huyện Quản Bạ, du khách không thể bỏ lỡ chuyến tham quan và lưu trú tại Làng văn hóa du lịch cộng đồng tại thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ. Đây là ngôi làng vẫn giữ nguyên vẹn những kiến trúc nhà ở cổ xưa, truyền thống của người dân tộc Dao. Khi đến đây du khách có thể thỏa mình trải nghiệm ở trong những ngôi nhà homestay truyền thống, những bungalow được trình vuông vắn bằng đất đỏ. Và cùng thưởng thức những vị đặc trưng của các món ăn đặc sản của người bản địa. Đắm say với các hoạt động văn hóa, văn nghệ truyền thống lễ cấp sắc, nghề trạm bạc, nghề thêu vải truyền thống vẫn được đồng bào gìn giữ.
Diện tích hoa tam giác mạch bên dưới nhóm đá Thạch Sơn Thần
Cao nguyên đệ nhất động Lùng Khúy tọa lạc tại thôn Lùng Khúy, xã Quản Bạ cũng là điểm đến thú vị cho sự trải nghiệm về hệ thống đứt gãy trên mặt đá vôi trong hang động này. Sau hàng trăm triệu năm từng giọt nước nhỏ đã kiên nhẫn tạo thành những khối nhũ đá lớn. Khi vào tham quan động Lùng Khúy du khách có thể bắt gặp được rất nhiều dạng thạch nhũ như: Chuông đá, măng đá, cột đá trải dài hơn 400m chiều dài của hàng động, với rất nhiều hình dạng khác nhau mà theo trí tưởng tượng và góc độ thưởng lãm của riêng mỗi người sẽ mang lại những cảm nhận và sắc thái khối hình riêng.
Khách du lịch trải nghiệm các công đoạn tại HTX dệt lanh Cán Tỷ
Video đang HOT
Đến với Hợp tác xã dệt lanh Lùng Tám và Cán Tỷ tại 02 xã Lùng Tám và Cán Tỷ, du khách sẽ được hòa mình và trải nghiệm với 12 công đoạn để ra các sản phẩm từ vải lanh truyền thống của dân tộc Mông. Những đôi tay tách sợi khéo léo, cót két tiếng khung cửi dệt, hay tỉ mỉ tại công đoạn vẽ sáp ong. Đến nay, tại 02 HTX trên đã có nhiều sản phẩm như: quần áo, khăn, túi xách, ví được làm bằng vải lanh truyền thống được khách du lịch lựa chọn và yêu thích.
Tại huyện Quản Bạ còn rất nhiều điểm đến thú vị và lý tưởng như: Mặt trượt đứt gãy Tam Sơn, chợ đêm Thái An, du lịch biên giới xã Cao Mã Pờ, khu nghỉ dưỡng H’Mông, tường thành Cán Tỷ… Và nhiều lễ hội độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc được tái hiện như: Lễ hội dệt lanh, lễ hội Bố Y, lễ hội bắt cá, lễ hội Gầu Tào.
Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Nặm Đăm góc nhìn flycam
Huyện Quản Bạ, miền sơn cước đó từ sự vắt vẻo, cheo leo, độc đáo của những điểm di tích, danh lam thắng cảnh đã trở thành địa chỉ đỏ để những chuyến đi của du khách có những trải nghiệm khó quên về huyện cửa ngõ Cao nguyên đá Đồng Văn. Một vùng đất với những gam màu của một bức tranh hài hòa từ cảnh, sắc, thiên nhiên, con người.
Để tiếp tục phát triển lĩnh vực du lịch tại huyện Đảng bộ huyện Quản Bạ đã ban hành Nghị quyết về phát triển du lịch giai đoạn 2020-2025 với những chiến lược, tầm nhìn lâu dài, UBND huyện Quản Bạ ban hành kế hoạch tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển lĩnh vực du lịch trải nghiệm gắn với phát triển các sản phẩm truyền thống của người dân tộc bản địa. Tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu, xúc tiến du lịch. Quan tâm đến nhiệm vụ bảo vệ địa mạo, địa chất, sửa chữa, tôn tạo các điểm di tích, điểm du lịch đảm bảo hài hòa không phá vỡ cảnh quan trong công viên địa chất toàn cầu.
Du lịch Hà Giang chuyển mình, du khách đắm chìm trước cảnh đẹp mê hồn của vùng cao nguyên đá
Mảnh đất Hà Giang được tạo hóa ưu ái ban cho rất nhiều khung cảnh đẹp kỳ vĩ đến nao lòng. Hiện lượng du khách đến Hà Giang đang hồi phục trở lại, trong đó có cả khách quốc tế.
Thời gian gần đây, lượng du khách đến Hà Giang đang hồi phục trở lại, trong đó có cả khách quốc tế. Đặc biệt, nhiều khách nước ngoài đến Hà Giang để khám phá những cung đường mới, sản phẩm du lịch mới với nhiều trải nghiệm.
Những ngày đầu tháng 5, lượng du khách đến Hà Giang đang hồi phục trở lại.
Tại Hà Giang, du khách có thể ngao du trên đỉnh đèo Mã Pí Lèng ngắm mây trời bồng bềnh, chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang xanh rì ẩn hiện trong sương từ đỉnh đèo này hay nhìn xuống hẻm Tu Sản ngắm dòng sông Nho Quế xanh biếc lững lờ trôi.
Chiều tối, du khách sẽ tham gia hành trình chinh phục đèo Mậu Duệ - Du Già và sau đó được về bản cùng trải nghiệm cuộc sống với người dân bản địa là người Mông ở Mèo Vạc, rồi được thưởng thức những mâm cơm địa phương, quây quần bên bếp lửa nướng khoai, bắp giữa núi rừng hoang vu...
Bà Nguyễn Thị Hoài, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang, cho biết hiện ngành du lịch tỉnh đang triển khai các hoạt động xúc tiến, giới thiệu sản phẩm mới theo nhu cầu thay đổi của du khách sau đại dịch.
Trong chiến lược phát triển sản phẩm du lịch, tỉnh Hà Giang xây dựng các dòng sản phẩm du lịch chính gồm du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái nghỉ dưỡng...
Cụ thể, trong chiến lược phát triển sản phẩm du lịch, tỉnh Hà Giang hình thành 3 không gian du lịch, gồm: không gian du lịch đồi núi thấp (thành phố Hà Giang, Bắc Mê, Vị Xuyên); không gian du lịch đồi núi đá - Công viên địa chất toàn cầu (gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc) và không gian du lịch đồi núi phía Tây Nam (Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình).
Từ 3 không gian du lịch này, tỉnh Hà Giang xác định 3 dòng sản phẩm du lịch chính: Du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái nghỉ dưỡng.
Hà Giang đã liên kết với các tỉnh, thành phố như Tuyên Quang, TP.HCM trên cả nước để cùng xây dựng sản phẩm du lịch mới nhưng vẫn mang đặc trưng của tỉnh để tăng thêm giá trị gia tăng và thu hút du khách trong và ngoài nước.
Nhìn từ xa, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió đầy kiêu hãnh trên cột cờ Lũng Cú, tâm trạng ai cũng thấy xúc động và quá đỗi tự hào sau hành trình gian nan bởi đèo cao vực thẳm.
Bạn trẻ check in Cột cờ Lũng Cú.
Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là núi Rồng (Long Sơn) nơi đây là điểm cực Bắc của Việt Nam. Từ xưa đến nay, cột cờ Lũng Cú vẫn luôn tồn tại trong tâm thức người Việt như một biểu tượng thiêng liêng về chủ quyền quốc gia và là niềm tự hào của những người con Hà Giang.
Đến đây du khách có thể tham gia buổi chào cờ trước cột cờ Lũng Cú.
Những ngôi nhà nằm dưới thung lũng, dưới chân Cột cờ Lũng Cú là hình ảnh cờ đỏ sao vàng tung bay trên những nóc nhà tạo nên cảnh tượng đẹp mê hồn.
Những cánh đồng ruộng bậc thang nhìn thật đẹp mắt.
Đến với cao nguyên đá Hà Giang, còn có một Lũng Hồ ở huyện Yên Minh hoang sơ và kỳ vĩ. Mảnh đất này góp phận tạo nên 1 Hà Giang thật tuyệt vời trong mắt du khách!
Nhiều người khi đến đây vẫn gọi Lũng Hồ là nơi "tiên cảnh".
Nơi đây, nằm trọn giữa núi rừng hoang sơ, cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng hơn 70km.
Thạch Sơn thần (xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) có một cánh đồng hoa tam giác mạch được trồng trái mùa. Nhiều du khách đến với Hà Giang không khỏi bất ngờ vì bắt gặp cánh đồng hoa tam giác mạch vào những ngày đầu tháng 5.
Vẻ đẹp của đồng hoa tam giác mạch trái mùa nơi đây đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan thưởng ngoạn.
Dốc Thẩm Mã có chín khúc uốn lượn, là một trong những cung đường nổi tiếng cheo leo nhưng ai đến Hà Giang cũng ao ước được đi qua dù chỉ một lần trong hành trình khám phá cao nguyên đá Đồng Văn xa xôi. Đây là con đường đèo uốn lượn nằm trên Quốc lộ 4C chạy đến huyện Mèo Vạc.
Rất nhiều trẻ em đứng chụp hình với khách du lịch.
Dinh thự "vua Mèo" nhà Vương thuộc xã Sà Phìn (huyện Đồng Văn).
Một điểm check-in trên đỉnh Mã Pì Lèng, bên dưới là dòng sông Nho Quế xanh biếc và hẻm núi Tu Sản nổi tiếng.
Làng HMông Pả Vi, cách trung tâm thành phố Hà Giang 160 km có gần 30 hộ gia đình sinh sống và làm du lịch cộng đồng. Làng có nhà văn hóa, nhà trưng bày theo mẫu truyền thống của người Mông, có khu sân chơi hình lục giác, được dùng làm nơi biểu diễn văn hóa, văn nghệ truyền thống nhằm bảo tồn, quảng bá văn hóa dân tộc Mông.
Các nhà ở đây được thiết kế theo lối kiến trúc nhà truyền thống của đồng bào dân tộc Mông với nhà cột kèo gỗ, phần mái lợp ngói âm dương hai tầng, xếp xung quanh là hàng rào bằng đá kiên cố.
Hà Giang, nơi sinh sống của 22 dân tộc, được nhiều người biết đến với tên gọi "hoa mọc trên đá". Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ và nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Đông Bắc thu hút 66.000 lượt khách du lịch trong dịp 30/4-1/5 vừa qua. Trong đó, có 65.575 khách nội địa và 425 khách quốc tế, số khách lưu trú đạt 26.352 người, tăng 14,7% so với năm 2021.
Rừng đào đá nở muộn tuyệt đẹp ở Hà Giang Mặc dù đã sang tháng 3 nhưng thời tiết ở Hà Giang vẫn se lạnh, độ ẩm cao. Tiết trời này tạo điều kiện thuận lợi cho rừng đào đá nở rộ. Những ngày gần đây, rừng đào đá tại xã Cao Mã Pờ, huyện Quản Bạ, Hà Giang đắm chìm trong màu hồng thơ mộng từ những cánh đào phai. Trong tiết...