Những địa chỉ ăn chay vừa ngon vừa rẻ của người dân Hà thành
Những địa chỉ ăn chay giàu dinh dưỡng, mát lành nhanh chóng chiếm được cảm tình của người dân Hà thành nhờ hương vị ngon, bổ dưỡng và mức giá rất hợp lý.
Vào những ngày nóng nực, mâm cơm đầy thịt cá khiến nhiều người chưa dùng đã ngại. Những địa chỉ ăn chay giàu dinh dưỡng, mát lành nhanh chóng chiếm được cảm tình của người dân Hà thành nhờ hương vị ngon, bổ dưỡng và mức giá rất hợp lý.
Hiện nay, với nhiều người, việc ăn chay không nhất thiết đến từ yếu tố tín ngưỡng đơn thuần. Khái niệm ăn chay đã mở rộng tại Hà Nội, trở thành xu hướng thực dưỡng được đánh giá cao.
Điểm nhấn quan trọng cho những lựa chọn này là giá thành hợp lý, hương vị thơm ngon và đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng. Giữa thời điểm vật giá leo thang như hiện nay, chất lượng và chi phí cho các món ăn chay được đánh giá là “Ngon sửng sốt- Rẻ bất ngờ”.
Hệ thống nhà hàng chay Loving Hut
Loving Hut là hệ thống nhà hàng chay có mặt tại nhiều nước trên toàn thế giới. Áp dụng nghiêm ngặt công thức tháp dinh dưỡng quốc tế, các suất cơm tại đây luôn được tính toán cẩn trọng khi chế biến. Mọi quy trình đều dựa trên sự cân bằng giữa vitamin, khoáng chất, đạm và canxi.
Thuộc danh sách 50 nhà hàng chay ngon nhất Việt Nam (2012), tới nay Loving Hut đã có bốn địa chỉ tại Hà Nội. Mỗi buổi trưa và tối, các bàn ăn tại nhà hàng tấp nập thực khách. Đông nhất trong số đó là các bạn sinh viên trẻ và khối văn phòng. Mỗi suất cơm tại đây có thang giá từ 25.000 đồng trở lên.
Hình ảnh cơm suất tại Nhà hàng Loving Hut Quán Thánh, Ba Đình
Không gian đón tiếp thực khách tại Loving Hut được bài trí giản dị, thoáng mát. Bên cạnh đó, các món chay giả mặn cũng đạt khẩu vị thơm ngon, gần gũi với nhiều hương vị đặc trưng. Có thể kể đến là bún riêu cua hoặc mực chiên giòn. Mức giá trung bình của các món ăn dao động từ 50.000 đồng trở lên.
Bún riêu cua là một trong những món ăn được đánh giá cao tại quán
Ngày rằm và mùng một hàng tháng, Loving Hut cũng có tiệc Buffet chay với hàng chục món ăn hấp dẫn, đa dạng.
Hệ thống Nhà hàng Loving Hut tại Hà Nội:
- Loving Hut Thế giới chay, số 192/4, Quán Thánh, Ba Đình.
- Loving Hut An Lạc, số 8 ngõ 40 ngách 2, Tạ Quang Bửu.
- Loving Hut Nguồn Cội, số 3 ngách 10 ngõ 121, Chùa Láng.
- Loving Hut Thiên Phúc, số 18, ngõ 71, Nguyên Hồng, Đống Đa.
Nhà hàng chay Trúc Lâm Trai
Trúc Lâm Trai mang tới cho thực khách không khí thiền định, tĩnh tâm và an hòa. Thành lập cách đây 8 năm, Trúc Lâm Trai đã vượt qua thời kì sơ khởi của xu hướng ăn chay Hà thành một cách bền vững, giữ được chất lượng và phát triển thực đơn ngày một phong phú. Bên cạnh dịch vụ cơm suất văn phòng, cỗ chay, lẩu chay và các món ăn khác tại nhà hàng đều được đánh giá cao nhờ hương vị thơm ngon, bổ dưỡng. Nguyên liệu chủ đạo của nhà hàng là mì căn, phù trúc, đậu xanh, đỗ tương…
Trúc Lâm Trai có những buổi chia sẻ về thiền định, Phật pháp góp phần đưa nơi đây trở thành một địa điểm tĩnh tâm để đàm đạo, suy nghĩ cho nhiều người
Trong không gian thanh tịnh của tông màu nâu trầm, thực khách có thể thoải mái lựa chọn những món ăn hợp khẩu vị. Đặc biệt, tất cả các nguyên liệu chế biến món ăn tại Trúc Lâm Trai đều được làm trong ngày, bao gồm cả giò chay và những thực phẩm cầu kì khác. Nhờ đó, sự tươi mới, an lành như thấm vào từng dư vị, khiến thực khách khó có thể quên được. Mức giá tại Trúc Lâm Trai dao động trung bình từ 30.000 cho cơm suất và 60- 120.000 cho các lựa chọn khác.
Video đang HOT
Địa chỉ Nhà hàng Trúc Lâm Trai: 39 Lê Ngọc Hân, Hà Nội.
Nhà hàng Thiện Phát
Những ai đã tới Nhà hàng Thiện Phát (số 91 Lý Thường Kiệt, Hà Nội), thật khó lòng quên được không gian sang trọng, an trầm nơi đây. Thế mạnh của Thiện Phát Chay là các thức cuốn với nước sốt đặc trưng, và nhiều món ăn đa dạng vị gà được làm từ đậu xanh, chả ốc…
Có một giai thoại khá thú vị về đầu bếp trưởng của nhà hàng. Đó là mỗi khi tâm trạng không được tốt, anh rất hạn chế đứng bếp. Bởi với người đầu bếp này, mỗi món ăn luôn đi kèm tâm huyết và sự an hòa tuyệt đối của tâm hồn.
Chả ốc là một trong những món ăn gây ấn tượng đặc biệt tại Thiện Phát Chay
Bên cạnh đó, điều khiến thực khách ngạc nhiên hơn cả là mức giá vừa phải, mềm mại của các món ăn. Trung bình, mỗi món ăn tại Thiện Phát Chay dao động từ 60.000 đồng trở lên.
Được sáng lập bởi bà Phạm Minh Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty chứng khoán VNDIRECT, Homefood có mô hình hoạt động khá chuyên nghiệp và đồng bộ. Tuy nhiên, nếu chỉ có thiết kế đẹp và hiện đại, Homefood khó lòng gây ấn tượng với thực khách như hiện nay.
Sự cân bằng giữa âm-dương, cách tìm hiểu khá kĩ lưỡng, tinh tế về giá trị của từng loại thực phẩm cũng như việc đề cao yếu tố “sạch- tươi” trong nguyên liệu giúp món ăn tại Homefood có được hương vị thơm ngon, đặc trưng. “Cảm thấy khỏe hơn sau khi ăn” là nhận xét của đa phần các khách hàng đến với nơi đây.
Đặc biệt, Homefood có được thực đơn đồ uống khá ấn tượng như càphê làm từ đậu nành, sữa hỗn hợp làm từ các loại hạt giàu dinh dưỡng, sữa sen… Giá trung bình của đồ uống dao động từ 20.000 đồng, cơm suất là 40.000 đồng trở lên.
Hệ thống Homefood tại Hà Nội:
- Số 26 Trần Bình Trọng, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Số 14 Nguyễn Hoàng Tôn, Tây Hồ, Hà Nội.
Nhà hàng Chay Tâm Thành
Lấy biểu tượng hoa sen đi cùng tông màu nâu trầm làm chủ đạo, thương hiệu Tâm Thành là một trong những hệ thống nhà hàng chay có tốc độ phát triển nhanh chóng tại Hà Nội. Cảm nhận chung của đa phần thực khách khi tới đây là sự ấm cúng, thân gần. Mọi bài trí đều mang đậm ấn tượng Phật giáo qua tông màu nâu trầm cùng biểu tượng hoa sen đặc trưng.
Có lợi thế là không gian thoáng rộng, thế nhưng sự hấp dẫn từ các món ăn mới là điểm nhấn chính của Tâm Thành Chay. Đa phần các nguyên liệu chế biến tại nhà hàng đều được đội ngũ bếp tự tay đảm nhiệm. Nhờ vậy, hương vị của mỗi thức chay luôn vừa vặn, giữ cho nhà hàng tấp nập thực khách. Đặc biệt là tiệc buffet vào ngày Rằm và mùng Một.
Mức giá trung bình cho cơm suất tại Tâm Thành Chay là 30.000 đồng, từ 50.000 đồng trở lên cho các món ăn và 120.000 với lựa chọn buffet.
Hệ thống Nhà hàng Tâm Thành tại Hà Nội:
- 150 đường Láng, Đống Đa, Hà Nội.
- 466 Trần Khát Chân, Hà Bà Trưng, Hà Nội.
- 265 Lạc Long Quân, Quân Tây Hồ, Hà Nội.
- 109 B2 khu tập thể trường đại học Sư Phạm Hà Nội.
Nhà hàng chay Khai Tâm
Gần đây, các thực khách yêu thích ăn chay tại Hà Đông, Hà Nội đã có thêm một lựa chọn về địa chỉ ăn chay cho mình. Đó là nhà hàng chay Khai Tâm thuộc Làng Việt kiều châu Âu, Hà Đông, Hà Nội.
Thế mạnh của nhà hàng đến từ sự gia giảm, pha trộn hài hòa giữa hương vị của các thực phẩm thiên nhiên để tạo thành nhiều món giả chay đặc sắc. Có thể kể đến trong số đó là phở chay hai tô, bún chay…
Bên cạnh đó, các thức uống ngon mát, mang đậm phong cách Ấn Độ là điểm nhấn mà hầu hết những ai đã tới ăn ở đây đều lưu giữ. Có thể kể đến trong số đó là sinh tố hoa quả kết hợp cùng hạt Maca bổ dưỡng.
Địa chỉ Nhà hàng Khai Tâm: Số 8- 16B1- Làng Việt kiều châu Âu./.
Điểm lại những món ăn khi ghé thăm Hà Nội nhất định phải thử
Ẩm thực là một hành trình thú vị và nhiều bất ngờ khi khám phá một vùng đất, và Hà Nội luôn là điểm đến hấp dẫn để kể những câu chuyện thật ngon và lành.
Chả cá
Từ lâu đã trở thành món đặc sản riêng không thể không nhắc tới của Hà Nội.
Chả cá Hà Thành là một loại món ăn cầu kì ngay từ khâu chọn nguyên liệu, thịt cá phải được lọc từ cá lăng và cá quả còn tươi để giữ cho thịt chắc và dai, lại bùi và béo ngậy, lúc ăn không bị bở kể cả khi đảo nhiều lần trên chảo.
Người Hà Nội khẳng định rằng muốn tìm ăn món cá chiên độc đáo này chỉ cần tìm đến con phố Chả Cá, trong khu phố cổ.
Miếng cá xắt vừa ăn, đến khi chín vàng sẽ hơi săn lại, ăn giòn cạnh nhưng mềm ở phần giữa, ướp tẩm vừa miệng và thơm phức mùi nghệ.
Dọc những con đường tấp nập trong khu phố Chả Cá, hàng chục hàng quán san sát nhau đều bán món cá chiên giòn vàng ươm này.
Những cái tên như chả cá Lã Vọng, chả cá Anh Vũ hay chả cá Lão Ngư là địa điểm quen thuộc của nhiều người khi bỗng thèm chút béo, thơm của miếng chả cá tươi ngon.
Bánh tôm
Ẩm thực Hà Nội phong phú, cầu kỳ, hội tụ tinh hoa trong từng món ăn dân dã, tiêu biểu như món bánh tôm - thức quà được đúc kết từ sự tinh tế, khéo léo và sành ăn của người Hà thành.
Bánh tôm theo phong cách Hà Nội chỉ có vài nguyên liệu chính: tôm nước ngọt hoặc tôm Hồ Tây, bột mì và khoai lang, trứng.
Nên thưởng thức bánh tôm khi còn nóng để cảm nhận được độ giòn của bánh, vị ngọt tươi không tanh của tôm, ăn kèm với nước chấm có vị chua, ngọt và cay cùng với dưa ghém, rau diếp để món ăn bớt ngán hơn.
Những con tôm được chọn làm bánh phải là tôm tươi, chắc thịt, được bọc trong lớp áo bột mỳ và trứng, khi chiên lên bánh có màu đỏ gạch bắt mắt.
Bánh tôm được chiên to gần bằng bàn tay, vớt ra để ráo dầu. Một đĩa bánh được dọn kèm cùng một đĩa rau sống, dùng cùng nước chấm chua ngọt, cay cay. Vị béo của bột mỳ hòa cùng vị ngọt của thịt tôm, kèm rau sống giòn ngọt, cùng vị chua cay của nước chấm tròn vị, hấp dẫn.
Bánh tôm trở thành một món ăn phổ biến của người thủ đô vào những năm 1930, khi những gánh hàng rong nhỏ bắt đầu tập hợp dọc đường Thanh Niên - con đường ngăn giữa Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch.
Ngày nay, bánh tôm có ở nhiều hơn, trên nhiều con phố của Hà Nội, nhưng được nhắc đến nhiều nhất có lẽ là bánh tôm Hồ Tây, bánh tôm Hàng Bồ hay quán cô Ầm.
Bún cá
Bún cá là món ăn nhẹ, ăn chơi, là sự kết hợp hài hòa giữa những miếng cá chiên giòn béo thơ cùng thì là, cà chua, hành lá, bún trắng quyện trong bát nước dùng chua thanh dịu nhẹ. Bún cá ăn cùng rau cần hoặc dọc mùng đều hợp vị, thêm ít thì là lại rất dậy mùi.
Vào giờ ăn trưa, bạn có thể tìm thấy rất nhiều dân công sở ở các hàng bún cá trong mọi ngóc ngách Hà Nội. Điều này đủ thấy món bún cá phổ biến và được ưa chuộng đến mức nào.
Bún cá phố Hàn Thuyên, Hàng Gà, Hàng Bè đều là những địa điểm nổi tiếng.
Tuy nhiên Mark Lowerson - nhà sáng lập của Hanoi Street Tours - lại gợi ý thêm quán Vân - một quán ăn nằm ở phía tây khu phố cổ, chuyên về món này.
"Theo tôi, nơi này là tuyệt nhất, ở đây bạn có thể gọi món cá hấp hoặc chiên tùy thích,"Mark hào hứng chia sẻ.
Mark Lowerson chia sẻ ở những đất nước khác, thêm muối vào món ăn chẳng khác nào sự xúc phạm đối với đầu bếp, nhưng khay gia vị đặt sẵn trên từng bàn ăn ở Việt Nam chứng tỏ suy nghĩ ngược lại: "Bạn có thể sử dụng gia vị, thêm một chút nước chanh, giấm, ớt và rau mùi giúp món ăn vừa miệng khi đạt được sự cân bằng của các vị mặn, chua, ngọt và cay."
Bún riêu cua
Bún riêu là món ăn được tạo nên từ nước dùng thịt hoặc hải sản với riêu cua. Riêu cua ngon phải chọn cua đồng tươi, rửa sạch, gạch cua để riêng, phần thân cua giã nhuyễn, lọc lấy nước đun nhỏ lửa để thịt cua nổi trên mặt nước, đóng thành bánh thật chắc.
Nằm trong hẻm Thọ Xương, gần Nhà thờ lớn có một quán bún riêu tuyệt vời của bà chủ tên Thu.
Màu đỏ thẫm đặc trưng của nước dùng được tạo nên từ xốt cà chua và màu dầu điều. Sau cùng, nước me được thêm vào để tạo vị chua cho nước dùng đậm đà, thanh thoát. Có thể ăn kèm với bún rối hoặc bún lá.
Tuỳ quán, bún riêu có thể được ăn kèm thịt bò, thịt lợn, ốc, cá hoặc giò heo, chả lụa, chả cây. Sợi bún trắng, nước dùng đỏ tạo sự cân bằng trong hình thức. Bún riêu được ăn kèm cùng chanh, ớt và các loại rau như hoa chuối, bạc hà và mắm tôm ngon.
Càphê trứng
Đây là thức uống đặc trưng của Hà Nội "lấy lòng" không chỉ khách du lịch mà cả những người bản địa. Lớp kem bọt mềm xốp như bông được làm từ trứng phủ trên lớp càphê nóng đậm đặc.
Thật khó để chọn quán nào bán thức uống này ngon hơn, nhưng nếu bạn không có nhiều thời gian và vẫn muốn thưởng thức một ly càphê trứng đúng nghĩa, hãy ghé Càphê Giảng - nơi khai sinh ra món ăn này.
Thức uống này có cả phiên bản nóng và lạnh. Cả trứng và càphê đều được đặt trong 1 chiếc cốc nhỏ, phủ bên trên là màu vàng óng của trứng.
Nhưng đời sống ẩm thực của người Hà Nội đâu chỉ có thế, bạn nên thử bún Thang, bún đậu mắm tôm, bún ốc, kem Tràng Tiền, xôi khúc, chả cốm, bánh cốm hay một viên ô mai chua ngọt, đậm đà.
Nếu bạn đang có ý định ghé thăm Hà Nội, bạn sẽ ăn món nào đầu tiên?./.
Tản mạn về ốc Mồm bò mà không phải mồm bò mà lại là mồm bò". Câu đố dân gian chơi chữ vui nhộn ấy có lời giải là con ốc. Trẻ con ngày trước đứa nào cũng biết. Trẻ con thành phố bây giờ nhiều đứa không biết cả con bò và con ốc. Câu đố thất truyền có lẽ cũng đã lâu lắm rồi. Ảnh...