Những đền thờ Phật giáo bí ẩn ở cố đô Thái Lan
Có niên đại từ năm 1350, Ayutthaya là thủ đô của vương quốc Xiêm trong hơn 4 thế kỷ. Nơi đây nổi tiếng với những pho tượng Phật dát vàng, đền đài chìm trong không gian thanh tĩnh.
Sự biến mất bí ẩn của Nữ hoàng đẹp nhất Ai Cập
Nefertiti được biết đến là Nữ hoàng đẹp nhất Ai Cập thời cổ đại. Bà từng đồng cai trị đất nước với chồng - pharaoh Akhenaten và có những ảnh hưởng to lớn. Thế nhưng, sau khi chồng chết, Nữ hoàng Nefertiti biến mất bí ẩn.
Được mệnh danh là Nữ hoàng đẹp nhất Ai Cập, Nefertiti nổi tiếng sử sách với cuộc đời nhiều bí ẩn. Nữ hoàng Nefertiti được cho là sinh vào khoảng năm 1370 trước Công nguyên. Bà là cháu gái hoặc con gái của một quan chức cao trong vương triều Ai Cập có tên là Ay.
Một số tài liệu khác cho rằng, Nữ hoàng quyền lực Nefertiti có thể là một công chúa đến từ Vương quốc Mittani ở miền ắc Syria. Vào năm 15 tuổi, Nefertiti cưới pharaoh Akhenaten - người hơn bà 1 tuổi. Theo đó, bà trở thành Nữ hoàng Ai Cập quyền lực và có sức ảnh hưởng lớn.
Theo các chuyên gia, trong thời gian trị vì, pharaoh Akhenaten và Nữ hoàng Nefertiti tạo ra sự thay đổi lớn đối với xã hội Ai Cập. Nổi tiếng là việc vợ chồng Nữ hoàng Nefertiti ra lệnh cấm các hoạt động tôn giáo khác ở Ai Cập, đóng cửa các đền thờ và tước bỏ quyền lực khỏi giáo phái Amun.
Thay vào đó, vợ chồng Nữ hoàng Nefertiti ủng hộ việc thờ duy nhất thần Aten thay vì tôn giáo đa thần. Vì vậy, pharaoh Akhenaten cho xây dựng nhiều đền thờ để thờ phụng thần Aten. Ngoài ra, cặp đôi này còn có nhiều chính sách quan trọng giúp Ai Cập thịnh vượng và giàu có.
Hình ảnh Nữ hoàng Nefertiti trên nhiều bức phù điêu cho thấy bà đội vương miện của một pharaoh, đánh bại kẻ thù... cho thấy bà là nhân vật quyền lực như thế nào.
Tuy nhiên, sau khi pharaoh Akhenaten qua đời, Nữ hoàng Nefertiti biến mất khỏi lịch sử. Các chuyên gia không tìm thấy bất cứ tài liệu, ghi chép nào về bà trong khoảng thời gian này.
Một giả thuyết cho rằng Nữ hoàng Nefertiti có thể đã chết sau khi mất chồng. Quan điểm khác suy đoán bà hoàng này có thể bị đuổi khỏi Ai Cập sau khi chồng chết vì thực hiện nhiều cải cách tôn giáo.
Pharaoh kế nhiệm Akhenaten đã khôi phục lại tôn giáo đa thần ở Ai Cập. Vì vậy, Nữ hoàng Nefertiti không thể giữ vững địa vị của mình và bị đuổi khỏi hoàng cung.
Một số chuyên gia hoài nghi có thể Nữ hoàng Nefertiti cải trang thành nam giới và tiếp tục cai trị đất nước sau khi chồng chết.
Đến nay, việc Nữ hoàng Nefertiti biến mất khỏi hoàng cung vẫn là câu hỏi lớn của các nhà khảo cổ học, khoa học nghiên cứu về Ai Cập. Họ hy vọng trong một cơ hội sẽ tìm được các chứng cứ thông qua cổ vật để giải đáp câu hỏi này.
Mời độc giả xem video: Ai Cập mở nắp quan tài chứa xác ướp người phụ nữ còn nguyên vẹn suốt 3000 năm. Nguồn: VTV24.
Tượng Phật khổng lồ cao bằng tòa nhà 20 tầng ở Thái Lan Bức tượng Phật khổng lồ cao bằng tòa nhà 20 tầng (khoảng 69 mét) nằm bên một con kênh ở quận Thon Buri, Bangkok, Thái Lan.