Những đền thờ linh thiêng trong hang động
Kiến trúc và vẻ đẹp của những tượng Phật, ngôi đền trong hang ở Myanmar, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc có thể khiến du khách sửng sốt.
Ánh sáng mặt trời rọi vào hang Datdawtaung ở vùng Mandalay, Myanmar. Ảnh: Leopard
Lòng hang Khao Luang ở Phetburi, Thái Lan có thể chứa hàng trăm người. Ảnh: Punies Rojanapo
Những bức tượng Phật khá giống nhau trong hang Pindaya ở Myanmar. Ảnh: Nyi Maung
Hang Phraya Nakhon trong công viên quốc gia Khao Sam Roi Yot của Thái Lan. Ảnh: Lisa Delaney
Bức tượng Phật trong hang đá Vân Cương, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Ảnh: Timothy Allen
Hang Wat Tham Erawan ở tỉnh Nong Bua Lamphu, Thái Lan. Ảnh: Surasak Aodsu
Video đang HOT
Cảnh tượng trong hang Sadan ở bang Kayin, Myanmar. Ảnh: Thiery Falise
Những ngọn tháp trong hang Ellora, bang Maharashtra, Ấn Độ. Ảnh: Getty Images
Dãy tượng Phật trong hang Yathae Pyan, bang Kayin, Myanmar. Ảnh: Thierry Falise
Cảnh tượng trong hang Wat Tham Bo Ya ở Nakhon Sawan, Thái Lan. Ảnh: Roland Neveu
Theo Datviet
Bí ẩn: Thực hư Phật Bà Lồi linh thiêng ở Huế
Tại gò đất bên cạnh thôn Tư, sau một đêm mưa gió đã thấy tượng Bà nằm sừng sững trên mặt đất...
Phạm vi vùng đất 'nổi' nơi dân làng đến tránh lũ
Chùa Bà Lồi có tên chữ là Ưu Đàm, tọa lạc tại gò 'đất nổi' thuộc thôn Tư, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Theo dân làng kể lại thì vào khoảng thế kỷ 16, chúa Nguyễn vào Nam lập nghiệp để bình định và vỗ an dân chúng.
Khi đó, hầu hết các làng xã xây chùa dựng tượng để con dân sinh hoạt tín ngưỡng, chùa Ưu Đàm cũng ra đời trong thời điểm này.
Trước đây, chùa Ưu Đàm không nằm tại thôn Tư mà là ở thôn Chùa, cách nền đất hiện tại gần 2km theo hướng Đông Nam.
Chuyện dời chùa một cách đột ngột và ly kỳ này cũng bởi sự xuất hiện của Phật Bà Lồi tại gò đất nổi.
Dân làng vẫn truyền tai nhau rằng, tại gò đất bên cạnh thôn Tư bây giờ trước đây vốn là một bãi đất trống.
Nhưng sau một đêm mưa gió, đất trời rung chuyển, đến sáng ra đã thấy tượng Bà nằm sừng sững trên mặt đất, xung quanh là các phù điêu và tiểu thực khí tạc bằng đá xếp cạnh.
Nhận thấy đây là vùng đất linh thiêng nên các bô lão trong làng quyết định dời chùa về thánh địa này. Ngôi chùa được dời về bên cánh tả của tượng Bà.
Tượng Phật Bà Lồi
Ông Nguyễn Khoa Bạch (75 tuổi, thôn Bàu, xã Ưu Điềm) cho hay, trong làng chẳng ai biết thánh địa Bà Lồi không bị ngập nước chỉ đến khi có một người chăn vịt vô tình phát hiện.
Người đàn ông này ở làng Vĩnh An, do chăn đồng xa nên khi lũ ùa về, ông trở tay không kịp liền đưa số vịt ít ỏi về nhà mới phát hiện được sự tình.
Ông ta kể với dân làng rằng, do không quen địa thế nên đi lạc vào địa phận chùa, đợi khi nào nước hạ, mưa dứt rồi trở về nhà.
Sợ kinh động nơi linh thiêng nên ông neo ghe vịt vào một gốc cây lớn còn mình thì vào nằm tạm trong miếu Bà.
Đến sáng hôm sau, khi quay trở ra xem đàn vịt như thế nào thì thấy ghe đã lật úp, tiếc của nên ông mò mẫm lội ra hòng vực lại được.
Mới đi có vài bước thì ông bị hụt chân, rớt thẳng xuống dòng nước sâu, quá hoảng loạn nên bơi lại vào bờ.
Nhưng khi dòng nước chảy đến nơi ông đang đứng đều rẽ sang hai bên, chứ không nhấn chìm và đánh tan những vật cản như bình thường.
Sau lời kể đó, dân làng đã đến đây kiểm chứng và kỳ lạ thay, hơn 500m2 đất quanh khu vực Phật Bà Lồi ngự trị chưa bao giờ ngập nước, mọi thứ vẫn khô ráo dù mưa gió bão bùng.
Niềm tin vào sự linh thiêng nữa được khẳng định sau câu chuyện tượng Bà bị các đạo tặc đánh cắp.
Sau giải phóng, tượng Bà được dân làng sơn son thếp vàng và khoác áo cà sa để thể hiện lòng thành kính.
Năm 1980, những 'đạo tặc' thiếu kiến thức tưởng tượng Bà bằng vàng thật nên nảy sinh ý định trộm cắp.
Trong vụ xử kín, các tên trộm khai rằng lúc đầu muốn bưng cả bức tượng đi nhưng nhấc không được nên mới nghĩ đến việc cưa tay, cưa đầu.
Càng đi chúng càng thấy nặng, dù chỉ mang theo một tảng đá nhỏ nhưng không lê nổi bước chân, sợ quá nên bọn trộm bỏ của chạy lấy người hòng thoát nạn.
Mấy ngày sau, lũ trộm cũng tự tìm đến để nhận tội và xin Bà tha thứ sau khi dân làng tìm thấy tượng Phật Bà và đưa về chùa.
Được biết, khu thánh địa này rộng hơn 2.000m2, bằng một sức mạnh kỳ bí nào đó nên dù tồn tại hàng ngàn năm mà nơi đây vẫn giữ nguyên được hiện trạng cũ.
Ông Đoàn Văn Đính, trưởng thôn Tư, cho biết: 'Qua 3 trận lũ thế kỷ vào năm 1971, 1983 và 1999, nước vẫn không vào được, còn nguyên 3 bậc cấp bước vào chùa.
Các nhà khoa học kết luận dưới gò đất có hệ thống rãnh thoát nước được hình thành một cách tự nhiên. Mỗi khi lũ tràn đến thì thoát qua bằng đường này'.
Mặc dù vậy, những chuyện linh thiêng vẫn không có lời giải đáp và chưa được kiểm chứng, khiến câu chuyện ly kỳ về miếu Bà vẫn lưu truyền trong dân gian.
Theo Datviet
Đổ xô cúng tế đàn 'trăn thần' ở Campuchia Hàng trăm người dân tỉnh Kampong Chhnang ồ ạt đến cầu khấn trăn mẹ và 39 con trăn nhỏ tại nhà một người đàn ông. Ngày 27/5, ông Chan Tha sống tại xã Phsar Chhnang, tỉnh Kampong Chhnang, đã bắt được con trăn mẹ dài 3m, nặng khoảng 20kg và đàn con ở gần nhà. Sau khi ông Tha bắt được 40 con...