Những dấu mốc thăng trầm 20 năm thị trường chứng khoán Việt Nam
Xin điểm lại những dấu mốc thăng trầm qua 20 năm thành lập HOSE và thị trường chứng khoán Việt Nam.
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) tổ chức Lễ trao quyết định niêm yết và đưa 4 tỷ cổ phiếu của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – Công ty Cổ phần (Mã chứng khoán GVR) vào giao dịch. Ảnh: Hứa Chung/TTXVN
Sau 20 năm hình thành và phát triển kể từ khi Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (tiền thân của Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh – HOSE) được thành lập, đến nay ngành chứng khoán đã đạt được những thành tựu nhất định. Quy mô thị trường chứng khoán không ngừng được mở rộng; số lượng doanh nghiệp niêm yết ngày càng tăng; hệ thống giao dịch, thanh toán hoạt động an toàn và hiện đại; thị trường chứng khoán từng bước hội nhập sâu rộng vào thị trường vốn khu vực và toàn cầu…
TTXVN xin điểm lại những dấu mốc thăng trầm qua 20 năm thành lập HOSE và thị trường chứng khoán Việt Nam:
Ngày 20/7/2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh chính thức khai trương hoạt động và tổ chức phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000, trở thành đơn vị tổ chức giao dịch chứng khoán tập trung đầu tiên của Việt Nam.
Trong ngày giao dịch đầu tiên, đã có 2 cổ phiếu được niêm yết thành công là REE (Công ty cổ phần Cơ điện lạnh) và SAM (Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông), với tổng giá trị cổ phiếu niêm yết 270 tỷ đồng và có sự tham gia của 6 Công ty chứng khoán thành viên (SSI, FSC, BVSC, ACBS, TLS, BSC).
Phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ đã được tổ chức vào ngày 26/7/2000. Đến ngày 4/8/2000, thị trường chứng khoán có thêm sản phẩm niêm yết mới là Trái phiếu Chính phủ CP1- 0100. Ngày 15/11/2000, trái phiếu doanh nghiệp đầu tiên, mã BID1_100 được giao dịch trên sàn.
Năm 2001: Một nhà đầu tư quốc tịch Anh đã đi vào lịch sử phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam bằng việc trở thành nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên khớp được lệnh mua 100 cổ phiếu TMS, với giá 65.000 đồng/cổ phiếu qua Công ty Chứng khoán ACBS trong phiên giao dịch thứ 102 (ngày 2/4/2001).
Năm 2002: Rút ngắn chu kỳ thanh toán bù trừ từ T 4 xuống T 3 kể từ ngày 2/1/2002, qua đó đẩy nhanh tốc độ quay vòng chứng khoán/tiền, gia tăng thanh khoản cho thị trường. Đồng thời, gia tăng số phiên giao dịch trong tuần từ 3 phiên lên 5 phiên từ 1/3/2002.
Năm 2003: Ngày 28/8/2003, công ty quản lý quỹ đầu tiên chính thức khai trương hoạt động tại Việt Nam, đó là Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VietFund Management, gọi tắt là VFM).
Năm 2004: Lần đầu niêm yết và giao dịch Chứng chỉ quỹ – VFMVF1 vào ngày 08/11/2004. Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFMVF1) là quỹ đại chúng đầu tiên của Việt Nam, được huy động nguồn vốn từ cá nhân, pháp nhân trong và ngoài nước với quy mô vốn ban đầu 300 tỷ đồng.
Năm 2005: Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được khai trương vào ngày 8/3. Đến ngày 27/7, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam cũng chính thức được thành lập. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh đã tổ chức thành công phiên đấu giá cổ phần doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa đầu tiên.
Cũng trong năm này, Chính phủ cho phép nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp từ 30% lên 49% ở nhiều lĩnh vực. Đây được xem là động thái khá tích cực để thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán.
Năm 2006: Ngày 29/6/2006, Luật Chứng khoán đã được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua. Đây là hành lang pháp lý quan trọng tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển ổn định, có khả năng hội nhập sâu hơn với các thị trường vốn quốc tế.
Ngày 8/12/2006, lần đầu tiên sau 6 năm hoạt động, hệ thống giao dịch của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh gặp sự cố và phải tạm ngừng giao dịch. Sự cố được khắc phục, giao dịch trở lại bình thường 3 ngày sau đó.
Năm 2007: Chỉ số VN-Index lần đầu tiên chạm mốc 1.000 điểm và đạt đỉnh 1.170,67 điểm vào ngày 12/3/2007. Để tạo tính thanh khoản cho thị trường và tăng cơ hội cho nhà đầu tư, giao dịch khớp lệnh liên tục chính thức được áp dụng vào ngày 30/7. Đến 8/8/2007, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh chuyển thành Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE).
Năm 2008: Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua một năm đầy sóng gió và thăng trầm. Nếu tính từ số điểm đóng cửa của phiên giao dịch đầu tiên của năm (2/1/2008), chỉ số VN-Index đạt 921,07 điểm, thì đóng cửa phiên giao dịch cuối năm (31/12/2008), chỉ số này chỉ còn 315,62 điểm, tức đã mất đi 605,45 điểm (giảm 65,73%). Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải điều chỉnh biên độ dao động giá liên tục tới 4 lần để bình ổn thị trường.
Video đang HOT
Năm 2009: HOSE triển khai giao dịch trực tuyến vào 12/1/2009. Đây là một trong những dấu mốc quan trọng, góp phần đưa thị trường chứng khoán Việt Nam lên một tầm cao mới, theo kịp thông lệ giao dịch chứng khoán của các nước trên thế giới.
Ngày 24/6/2009, thị trường giao dịch cổ phiếu công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCOM) chính thức được vận hành.
Năm 2010: Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán ngày 24/11/2010. Trong đó, nội dung sửa đổi đã khắc phục được một số vấn đề bất cập như: hạn chế tình trạng lũng đoạn thị trường thông qua việc bổ sung hành vi vi phạm trong kinh doanh chứng khoán; khuyến khích và đẩy mạnh giao dịch chứng khoán trên thị trường có tổ chức trên cơ sở quy định điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng…
Năm 2011: Giao dịch ký quỹ lần đầu tiên được triển khai. Đây là bước ngoặt quan trọng trên thị trường, góp phần gia tăng thanh khoản, đa dạng hóa nghiệp vụ của công ty chứng khoán và tạo thêm nhiều cơ hội cho nhà đầu tư giao dịch trên thị trường.
Lần đầu tiên 4 cá nhân có hành vi thao túng giá chứng khoán (đối với cổ phiếu của Công ty cổ phần Dược Viễn Đông) bị xử lý hình sự kể từ khi tội danh mới này được bổ sung vào Bộ luật Hình sự, có hiệu lực từ 01/01/2010. Việc xử lý hình sự đối với hành vi thao túng giá chứng khoán cho thấy các cơ quan quản lý nhà nước sẽ xử lý mạnh tay đối với các tội danh liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán nhằm nâng cao tính minh bạch và kỷ luật thị trường, tạo niềm tin cho nhà đầu tư.
Năm 2012: HOSE đã thực hiện nhiều giải pháp kỹ thuật quan trọng nhằm thu hút nhà đầu tư và gia tăng thanh khoản cho thị trường chứng khoán. Điển hình như triển khai chỉ số VN30; điều chỉnh kéo dài thời gian giao dịch sang buổi chiều kể từ ngày 06/6/2012; Áp dụng lệnh thị trường từ ngày 03/10/2012…
Năm 2013: Lần đầu tiên 2 công ty chứng khoán là Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS) và Công ty cổ phần Chứng khoán VIT (VITS) thực hiện hợp nhất. Sau hợp nhất, MBS có tổng tài sản 2.532 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 621 tỷ đồng. Đây là điểm nhấn quan trọng trong quá trình tái cấu trúc các công ty chứng khoán.
Năm 2014: Ra mắt bộ chỉ số HOSE và các chỉ số VNMidcap, VNSmallcap và VN100. Sự kiện này giúp nhà đầu tư nắm rõ hơn thông tin chi tiết của thị trường, gia tăng cơ hội đầu tư theo chỉ số, ETF, phái sinh… Đồng thời, tạo nên sự đồng bộ cũng như khả năng so sánh về chỉ số với các sở giao dịch chứng khoán trong khu vực.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đón nhận hình thức quỹ ETF nội đầu tiên với sự ra đời của Quỹ E1VFMVN30, mô phỏng chỉ số VN30 vào ngày 06/10/2014, với quy mô ban đầu 202 tỷ đồng, tạo thêm sự lựa chọn cho các nhà đầu tư ưa thích chiến lược đầu tư thụ động.
Năm 2015: Chính phủ chính thức cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư không hạn chế vào các doanh nghiệp đại chúng không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Năm 2016: Chính thức phân ngành cho toàn bộ doanh nghiệp niêm yết và triển khai tính toán 10 chỉ số ngành theo chuẩn phân ngành quốc tế GICS của MSCI.
Chỉ số VNXAllshare – đại diện cho hơn 95% giá trị vốn hóa và 97% giá trị giao dịch cổ phiếu niêm yết toàn thị trường chứng khoán Việt Nam được đưa vào vận hành từ ngày 24/10/2016.
Năm 2017: Thị trường bùng nổ với hàng loạt con số liên tục lập đỉnh. Chỉ số VN-Index tăng hơn 45%; vốn hóa thị trường tăng hơn 70%; tổng giá trị danh mục nhà đầu tư nước ngoài vượt 31 tỷ USD; giá trị mua ròng của khối ngoại trên cả cổ phiếu và trái phiếu đạt hơn 44.000 tỷ đồng…
Tháng 7/2017, Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội triển khai chỉ số chung VNX50, gồm 50 cổ phiếu của các công ty niêm yết trên 2 sàn thuộc chỉ số VNXAllshare có giá trị vốn hóa và thanh khoản hàng đầu, đáp ứng được các điều kiện sàng lọc về thanh khoản, tỷ lệ chứng khoán tự do chuyển nhượng.
HOSE ra mắt chỉ số Phát triển bền vững (VNSI) hay còn được gọi là chỉ số xanh, gồm 20 cổ phiếu được chọn lọc từ chỉ số VN100 có điểm đánh giá phát triển bền vững cao nhất dựa trên 3 yếu tố Môi trường (E), Xã hội (S) và Quản trị (G). Đây là công cụ tham khảo đồng thời cũng là tài sản cơ sở cho các sản phẩm đầu tư khác.
Năm 2018: Chỉ số VN-Index lập đỉnh lịch sử với 1.204,33 điểm, vượt đỉnh 1.170,67 điểm vào năm 2007 trong tháng 4. Trong năm ghi nhận khối ngoại lập kỷ lục mua ròng với giá trị hơn 43.900 tỷ đồng; giá trị IPO dẫn đầu Đông Nam Á.
Thị trường chứng khoán Việt Nam lần đầu lọt vào danh sách theo dõi nâng hạng của Tổ chức tính toán chỉ số FTSE Russell từ danh sách theo dõi nâng hạng (Watch List) lên thị trường mới nổi loại hai (Secondary Emerging).
Năm 2019: Sản phẩm mới Chứng quyền có đảm bảo (Cover Warrant – CW) được ra đời từ ngày 28/6. Ngày 18/11, HOSE ra mắt 3 bộ chỉ số đầu tư mới VN Diamond, VNFinSelect và VNFinLead làm tiền đề cho sự ra đời của các quỹ ETF, góp phần giải quyết bài toán tại các doanh nghiệp đã hết room ngoại.
Thủ tướng phê duyệt Đề án thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam. Theo đó, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam được thành lập theo mô hình công ty mẹ – con trên cơ sở sắp xếp lại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, nhằm thống nhất thị trường giao dịch chứng khoán, đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch.
Ngày 26/11/2019, Quốc hội chính thức thông qua Luật Chứng khoán sửa đổi. Luật sửa đổi có nhiều điểm mới được bổ sung nhằm minh bạch hóa thị trường chứng khoán và bảo vệ nhà đầu tư; đề ra các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn; thống nhất chỉ có một sở giao dịch chứng khoán duy nhất làm đầu mối quản trị điều hành, quản trị rủi ro và trực tiếp tổ chức giao dịch chứng khoán…
Năm 2020: Thị trường chứng khoán toàn cầu cũng như Việt Nam đã trải qua những phiên suy giảm mạnh, nhất là trong tháng 3/2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu. Tuy vậy, nhờ các yếu tố vĩ mô ổn định, nhiều nhà đầu tư cá nhân tham gia… thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự phục hồi mạnh hơn nhiều so với các thị trường khu vực.
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 6/2020, VN-Index đóng cửa ở mức 825,11 điểm. Thanh khoản thị trường cổ phiếu ghi nhận sự tăng trưởng mạnh so với tháng trước, tăng lần lượt 59,62% về khối lượng và 31,32% về giá trị giao dịch.
Vào ngày 20/7, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức kỷ niệm 20 năm ngày thành lập HOSE và thị trường chứng khoán Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh, đánh dấu một chặng đường 20 năm phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Covid-19 tác động ngược lên thị trường chứng khoán Việt Nam
2 giá trị quan trọng nhất của TTCK là thanh khoản và huy động vốn có chuyển động trái chiều trong môi trường kinh doanh có yếu tố bất thường là đại dịch Covid-19.
Các doanh nghiệp đại chúng, doanh nghiệp niêm yết có thời hạn trước 30/7 phải công bố báo cáo 6 tháng, nhưng với toàn ngành, bức tranh hiệu quả hoạt động đã được đưa ra tại cuộc họp sơ kết của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cuối tuần qua.
Thanh khoản tăng trên cả 3 thị trường
ại dịch đã khiến nhiều chủ thể trên TTCK phải thay đổi cách thức hoạt động, tương tác, từ trực tiếp sang trực tuyến, tuy nhiên, điều thú vị là thanh khoản thị trường cổ phiếu không những không giảm mà lại tăng trên 21% so với 6 tháng đầu năm 2019.
Số liệu từ UBCK cho biết, trên 3 thị trường (HOSE, HNX, UPCoM), giá trị giao dịch bình quân 6 tháng đầu năm đạt trên 5.600 tỷ đồng, tăng 21,4% so với bình quân năm 2019; trong đó, quý II/2020, thanh khoản tăng 40% so với quý I, trung bình khoảng 6.500 tỷ đồng/phiên.
Tính đến nay, thị trường cổ phiếu có 1.647 mã cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết/đăng ký giao dịch với quy mô niêm yết, đăng ký giao dịch 3 sàn là gần 1.428 nghìn tỷ đồng, tăng 1,8% so với cuối năm 2019.
Dòng tiền cũng chảy mạnh trên thị trường trái phiếu với thanh khoản bình quân đạt trên 9.850 tỷ đồng/phiên, tăng 7% so với năm 2019.
Thị trường trái phiếu hiện có 493 mã trái phiếu niêm yết (trong đó có 470 mã trái phiếu chính phủ và 23 mã trái phiếu doanh nghiệp) với giá trị niêm yết đạt 1.200 nghìn tỷ đồng, tương đương 19,9% GDP.
Trên TTCK phái sinh, giao dịch của sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 sôi động hơn, đặc biệt khi thị trường cơ sở biến động mạnh.
6 tháng đầu năm, khối lượng giao dịch bình quân đạt 164.228 hợp đồng/phiên, tăng 85% so với cuối năm 2019. Tính đến cuối tháng 6, khối lượng mở OI toàn thị trường đạt 27.060 hợp đồng, tăng 63% so với cuối năm 2019.
iểm đặc biệt là 6 tháng đầu năm nay ghi nhận số lượng tài khoản mở mới trong nước tăng vọt. úng giai đoạn đỉnh dịch, từ tháng 3 đến tháng 6, thị trường có thêm 137.000 tài khoản được mở. ến cuối tháng 6, số lượng tài khoản nhà đầu tư trong nước đạt trên 2,5 triệu tài khoản, tăng 7,1% so với cuối năm 2019.
Trong bức tranh chung về TTCK, một nét vẽ khác đáng chú ý được Sở GDCK TP. HCM cung cấp, đó là việc khối ngoại giao dịch rất thận trọng trong 6 tháng đầu năm 2020 (xem bảng), với giá trị mua ròng chỉ đạt 559 tỷ đồng (trên HOSE), thấp nhất kể từ năm 2006 đến nay (ngoại trừ năm 2016, khối này bán ròng 7.729 tỷ đồng).
Giá trị mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài 2000 - nay.
Cùng với đó, số mã niêm yết mới rất hạn chế trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2020. Sàn HOSE có 3 DN niêm yết mới, sàn HNX có có 4 DNNY mới, nhưng có tới13 doanh nghiệp hủy niêm yết trong giai đoạn này.
Huy động vốn đạt 107.000 tỷ đồng, giảm 29%
Về hoạt động huy động vốn, UBCK cho biết, 6 tháng đầu năm 2020 có xu hướng chậm lại, tổng mức huy động trên TTCK ước đạt 107.000 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, huy động vốn qua phát hành cổ phiếu và cổ phần hóa đạt 9.043 tỷ đồng, giảm 79%; huy động vốn qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 10.920 tỷ đồng, tăng 278%; huy động vốn cho ngân sách nhà nước thông qua đấu thầu trái phiếu chính phủ đạt 87.037 tỷ đồng, giảm 17%.
Hoạt động cổ phần hóa và thoái vốn gặp khó khăn trước những diễn biến bất lợi của TTCK, từ đầu năm đến nay, 2 Sở đã tổ chức 12 phiên bán đầu giá cổ phần và thoái vốn với tổng giá trị bán được 1.111 tỷ đồng, giảm 75% so với cuối 2019, trong đó có 3 đợt đấu giá cổ phần hóa, trị giá gần 2,27 tỷ đồng và 9 đợt đấu giá thoái vốn Nhà nước, thu về hơn 1.109 tỷ đồng.
Như vậy, 2 giá trị quan trọng nhất của TTCK là thanh khoản và huy động vốn có chuyển động trái chiều trong môi trường kinh doanh có yếu tố bất thường là đại dịch Covid-19.
Về chỉ số chứng khoán, VN-Index cuối tháng 6/2020 tăng trên 25% so với mức đáy của thị trường (cuối tháng 3/2020), khiến TTCK Việt Nam được đánh giá là thị trường phục hồi nhanh và mạnh nhất thế giới.
ánh giá về TTCK trong 6 tháng cuối năm 2020 và năm 2021, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch UBCK chia sẻ, dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát ở nhiều nước, cuộc khủng hoảng này chưa đoán định được bao giờ sẽ kết thúc khi chưa tìm được vắc xin phòng chống Covid, do đó TTCK thế giới cũng như TTCK Việt Nam vẫn sẽ đối mặt với những khó khăn, thách thức và khó đoán định.
Tuy nhiên, ông Dũng cũng cho rằng, TTCK Việt Nam còn nhiều điểm tựa đến từ yếu tố nội tại của nền kinh tế và công tác kiểm soát dịch Covid-19 hiệu quả.
Nếu dịch bệnh trong nước tiếp tục được khống chế tốt như hiện nay, TTCK vễ cơ bản sẽ được hậu thuẫn tích cực do các doanh nghiệp chỉ chịu tác động từ yếu tố bên ngoài.
Chủ tịch UBCK cho biết, cơ quan này sẽ tập trung các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình thoái vốn, cổ phần hóa và cải cách thủ tục hành chính tốt hơn để hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.
6 tháng cuối năm 2020, UBCK đặt trọng tâm hoàn thiện khung pháp lý và chính sách phát triển thị trường, trong đó có việc xây dựng các văn bản quy định hướng dẫn Luật Chứng khoán; xây dựng Chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2021- 2030; triển khai ề án thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam...
Một công việc khác là đẩy mạnh phối hợp với 2 Sở GDCK trong giám sát, phát hiện vi phạm, dấu hiệu vi phạm, tổ chức các đoàn kiểm tra đột xuất, theo chuyên đề và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Cùng với đó, nhà quản lý sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hoạt động huy động vốn và việc sử dụng vốn huy động trên TTCK, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp tăng vốn ảo và sử dụng vốn sai mục đích.
VN-Index giảm gần 23 điểm Thị trường chứng khoán Việt Nam trong phiên giao dịch đầu giảm mạnh. Hàng loạt cổ phiếu (CP) tăng mạnh thời gian qua như DRH, KSB, HUT, LDG, SCR, DLG... đã đồng loạt giảm sàn và trắng bên mua. Chỉ vài CP hiếm hoi trên thị trường vẫn còn giữ sắc xanh là EIB, HAG, HNG, CTD, VGC. Khối ngoại vẫn tiếp tục...