Những dấu hiệu vô cùng nghiêm trọng cảnh báo cơ thể bạn đang bị tấn công bởi sán dây
Một vài dấu hiệu bệnh sán dây dưới đây chắc chắn sẽ vô cùng hữu ích để bạn phát hiện bệnh kịp thời đấy.
Sán dây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta. Chúng là loại ký sinh trùng có thể tồn tại bên trong cơ thể người thông qua các loại thực phẩm sống. Bệnh sán dây ở người trưởng thành thường không biểu hiện triệu chứng rõ rệt nhưng nếu cơ thể bạn có những dấu hiệu bất thường dưới đây thì bạn nên đến ngay phòng khám để phát hiện bệnh kịp thời.
Thường xuyên đau bụng
Dấu hiệu bệnh sán dây phổ biến nhất chính là đau bụng. Những cơn đau nhói kéo dài do các ký sinh trùng gây ra sẽ khiến bạn rất khó chịu. Nếu thường xuyên đau bụng thì hãy mau đến các phòng khám để xét nghiệm máu, như thế bệnh tình sẽ được phát hiện kịp thời.
Giun xuất hiện trong chất thải
Một trong những triệu chứng khó chịu nhất có thể xảy ra khi nhiễm trùng sán dây là sự xuất hiện của ấu trùng trong phân. Bạn cũng có thể cảm nhận được sự chuyển động của chúng ở vùng hậu môn gây ngứa ngáy. Đừng ngại mà hãy quan sát chất thải khi đại tiện để sớm phát hiện bệnh nhé.
Những ký sinh trùng tồn tại trong cơ thể bạn sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng để nuôi sống chúng. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch cũng cần nhiều năng lượng để đối phó với các “tội phạm” đáng ghét này. Vì thế, bạn sẽ dễ bị kiệt sức, mệt mỏi và sức đề kháng kém dễ gây ra nhiều loại bệnh.
Nếu cơ thể bạn có sán dây thì một hiện tượng thường thấy chính là bạn sẽ bị thiếu máu và các vitamin cần thiết khác. Sán dây sẽ hút các chất dinh dưỡng bên trong như vitamin B12, hồng cầu… Bởi thế mà nhiều bệnh nhân mắc phải căn bệnh này đều kèm theo hệ lụy là thiếu máu và ốm yếu.
Video đang HOT
Hiện tượng co giật
Một số loài sán dây có thể đi ra ngoài bằng đường tiêu hóa sau khi đã “tàn phá” các bộ phận bên trong, bao gồm cả mắt và não. Một trong những triệu chứng đáng lo ngại nhất là co giật nếu lũ ký sinh trùng này xâm nhập vào não. Hiện tượng này được gọi là rối loạn thần kinh và thường kèm theo những cơn đau đầu khó chịu.
Sụt cân
Sán dây có thể phát triển rất nhanh và có thể khiến bạn mất đi lượng chất dinh dưỡng quan trọng để cơ thể tăng trưởng. Vì vậy, bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng sụt cân không kiểm soát. Khi có những vấn đề cân nặng, tiêu hóa, mặc dù bạn đã ăn uống đầy đủ thì hãy mau đi kiểm tra xem có phải mình đang bị nhiễm sán dây không.
Buồn nôn và chán ăn
Không cảm thấy đói và đặc biệt là chẳng muốn ăn thứ gì là một biểu hiện bạn nên lưu ý. Bởi vì, sán dây có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và mất cảm giác thèm ăn do bị kích ứng ruột. Trong một số trường hợp, chúng thậm chí có thể gây ói mửa hoặc tiêu chảy nếu phát triển mạnh.
Tắc nghẽn đường ruột
Khi sán dây phát triển và sinh trưởng nhiều hơn hệ thống tiêu hóa, chúng có thể dẫn đến tắc nghẽn đường ruột. Sự tồn tại của chúng sẽ làm chặn các ống dẫn mật và tuyến tụy. Khi đó, bilirubin trong máu sẽ tích tụ lại gây ra hiện tượng vàng da hoặc viêm tụy.
Tổn thương gan
Ấu trùng sán dây đi vào gan và phát triển thành u nang. Nếu ký sinh trùng tiếp tục phát triển, chúng có thể làm giảm lượng máu cung cấp cho các bộ phận trong gan và làm suy giảm chức năng gan.
Nguồn: RD
Theo Helino
Về quê chơi dịp hè, bố kinh hãi phát hiện con gái 5 tuổi bị giun xâm nhập cơ thể, bò lúc nhúc dưới da
Thấy chân con gái có nhiều nốt to cộm lên, lòng bàn chân bỗng xuất hiện những vết ngoằn nghèo như giun màu hồng, người cha liền đưa đi khám thì phát hiện con mắc chứng bệnh rợn người.
Đó là trường hợp của bé N.T.T. (5 tuổi, quê ở Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh). Trước đó, bé N.T.T được đưa về quê ngoại ở Long An chơi nhân dịp hè, khi đến ngày về, người cha thấy phía trên bàn chân con gái có nhiều nốt to cộm lên. Sau đó, trên lòng bàn chân phải bỗng xuất hiện những vết ngoằn nghèo như giun màu hồng.
Nghi có chuyện bất thường, phụ huynh đưa bé đến khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố thăm khám. Khi bé T. chìa bàn chân phải cho bác sĩ xem, nhiều nốt đỏ to sần lên vẫn còn, dấu vết của ấu trùng di chuyển tạo ra những vết dài ngoằn nghèo như đường hầm. Tình trạng này khiến bệnh nhi ngứa ngáy hết cả người, liên tục gãi dẫn đến da bị xây xát, chấn thương.
Bé N.T.T. mắc Hội chứng ban trườn.
Bác sĩ Minh Mẫn, người trực tiếp điều trị cho bé T. chia sẻ, bệnh nhi mắc phải căn bệnh có tên Creeping eruption - Hội chứng ban trườn (hay Cutaneous Larva Migrans - Ấu trùng da di chuyển). Đây là một bệnh nhiễm trùng da do ấu trùng giun móc từ mèo, chó và động vật khác. Khi đi bộ trên bãi cát bằng chân trần hoặc tiếp xúc với đất bị ô nhiễm phân động vật, con người có thể bị nhiễm ấu trùng gây bệnh này.
Ấu trùng di chuyển ký sinh dưới bề mặt da và đào hang biểu hiện màu đỏ, ngứa. Các vị trí thường bị ảnh hưởng là bàn chân và cẳng chân, hoặc bất kỳ phần nào của cơ thể tiếp xúc với đất bẩn. Trứng ký sinh trùng được truyền từ phân của động vật bị nhiễm khuẩn qua đất cát ẩm ướt tới da người.
Cẳng chân và bàn chân là các vị trí dễ bị ảnh hưởng.
Bác sĩ Mẫn phân tích, ấu trùng có thể xâm nhập thông qua nang lông, vết nứt da hoặc thậm chí da còn nguyên vẹn. Sau đó vài ngày đến vài tháng từ nơi xâm nhập ban đầu, chúng di chuyển dưới da tạo nên đường hầm rộng 3-5 mm.
Triệu chứng thường gặp là ngứa, có thể nặng hơn vào ban đêm, ban đỏ hình dải vằn vèo hoặc hình lượn sóng, di chuyển kèm theo ngứa rất nhiều. Ấu trùng có thể lây lan theo thời gian, thường là khoảng 1cm mỗi ngày. Bệnh thường xảy ra trên bàn chân và chân, nếu nhiễm khuẩn nặng có thể gây ra một số đường khác.
Bác sĩ cho biết bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
Bác sĩ cho biết bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu chủ động can thiệp sẽ rút ngắn được quá trình của bệnh bằng thuốc kháng giun sán đường uống và đường bôi tại chỗ.
"Triệu chứng ngứa sẽ giảm đáng kể trong vòng 24-48 giờ sau điều trị và tổn thương sẽ được giải quyết trong vòng 1 tuần. Khi có nhiễm trùng da thứ phát cần kết hợp với kháng sinh" - bác sĩ Mẫn cho biết.
Được biết thời điểm này năm ngoái, BV Nhi đồng Thành phố cũng tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi mắc Hội chứng ban trườn với các triệu chứng tương tự.
Để phòng tránh căn bệnh này, bố mẹ cần lưu ý:
- Nếu nhà có nuôi chó, mèo, luôn dọn dẹp sạch sẽ nơi chó, mèo nằm hàng tuần.
- Vứt bỏ vào thùng rác hoặc phải chôn lấp phân chó, mèo.
- Không cho trẻ chơi đùa nơi có chó, mèo thải phân.
- Sau khi chơi đùa với chó, mèo; nghịch đất cát và trước khi ăn uống hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ với xà phòng.
- Định kỳ tẩy giun cho chó, mèo.
Theo Helino
4 phiền toái mùa hè làm bạn đổ bệnh Thời tiết nóng mùa hè khiến bạn đổ mồ hôi, ngứa da, dễ ngộ độc thực phẩm, cháy nắng... ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Ảnh minh họa Theo Brightside, mùa hè với nhiệt độ cao kéo theo nhiều vấn đề gây hại đến sức khỏe của mọi người. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có cách giải quyết hợp lý....