Những dấu hiệu vào ban ngày cho thấy giấc ngủ ban đêm của bạn đang có vấn đề
Nếu giấc ngủ ban đêm của bạn chưa đủ tốt thì ban ngày, bạn sẽ thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu sau.
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe và liên quan đến hiệu quả làm việc của chúng ta. Một khi giấc ngủ gặp trục trặc, nó sẽ gửi tín hiệu đến toàn bộ cơ thể và thể hiện ra bên ngoài thông qua những biểu hiện tiêu cực. Nếu thấy ban ngày xuất hiện những dấu hiệu dưới đây thì rất có thể, giấc ngủ ban đêm của bạn đang có vấn đề.
Ngủ gật là hệ quả tất yếu nếu ban đêm bạn thường xuyên mất ngủ, ngủ muộn hoặc tỉnh giấc lâu giữa chừng. Khi cơ thể của bạn chưa được nghỉ ngơi đủ vào ban đêm mà đã bị “ép” phải hoạt động liên tục vào ban ngày, nó sẽ nảy sinh phản ứng đình trệ bằng cách ngủ gật. Bạn hầu như không nhận thức được rằng mình đang ngủ gật và ngủ gật từ lúc nào. Nói cách khác, khi giấc ngủ ban đêm gặp trục trặc, cơ thể sẽ sinh ra cơ chế tự nghỉ ngơi thông qua hiện tượng ngủ gật vào ban ngày.
Một giấc ngủ không sâu vào ban đêm có thể ảnh hưởng đến thị lực của chúng ta vào ban ngày. Khi giấc ngủ có vấn đề, cơ thể sẽ lâm vào tình trạng mệt mỏi, hệ thống cơ mắt sẽ hoạt động một cách rời rạc và kém hiệu quả.
Nếu đôi mắt không được thư giãn tốt vào ban đêm, nó sẽ hoạt động yếu hơn vào ban ngày. Đó là lí do tại sao trải qua một đêm mất ngủ, bạn sẽ cảm thấy khó tập trung khi nhìn vào một điểm và tầm nhìn của mình mờ dần đi. Đây là tín hiệu cho thấy đôi mắt của bạn cần được nghỉ ngơi nhiều hơn.
Video đang HOT
Giấc ngủ kém vào ban đêm sẽ khiến bạn gặp rắc rối với trí nhớ của mình. Nguyên nhân khiến bạn thỉnh thoảng lâm vào tình trạng “não cá vàng” là do não chưa được nghỉ ngơi đầy đủ vào ban đêm. Ngủ là khoảng thời gian não bộ được phát triển, các tế bào não được thay thế và làm mới, các phân tử độc hại được loại bỏ, từ đó giúp tăng khả năng ghi nhớ và tư duy.
Ngủ muộn, khó ngủ, mất ngủ là tác nhân chính khiến hệ thống thần kinh não bộ bị rối loạn. Bạn bỗng nhiên quên đi một số việc vừa mới làm, nhầm lẫn việc này với việc kia hoặc khó tập trung ghi nhớ một sự việc vừa mới diễn ra. Nếu bạn thường xuyên gặp vấn đề về trí nhớ như trên, hãy ngay lập tức thay đổi thói quen nghỉ ngơi của mình.
Trải qua một ngày dài làm việc, cơ bắp của bạn cần một giấc ngủ sâu để có thể được thả lỏng và hồi phục. Do đó, khi bạn mất ngủ, quá trình tự hồi phục và “refresh” của hệ thống cơ bắp sẽ bị đình trệ. Tay chân của bạn sẽ trở nên mệt mỏi, khó điều khiển theo ý muốn. Mọi cơ bắp trên cơ thể dường như “kêu gào” đòi đình công. Do vậy, hiệu quả của các hoạt động thể chất vào ban ngày sẽ bị giảm sút. Chỉ khi bạn nâng cao chất lượng giấc ngủ vào ban đêm, cảm giác tê liệt mới có thể mau chóng biến mất.
Thường xuyên khó kiểm soát được cảm xúc
Khi thiếu ngủ, tâm trạng của bạn có thể rơi vào trạng thái bất ổn. Đôi khi, bạn sẽ có những phản ứng thái quá trước một sự việc bình thường diễn ra hàng ngày. Bạn trở nên nhạy cảm hơn ngày thường rất nhiều, dễ buồn, dễ khóc, dễ nổi nóng vô cớ với mọi người và cáu kỉnh với chính mình.
Thỉnh thoảng, bạn sẽ cảm thấy bứt rứt, lo âu, khó chịu và muốn giải thoát khỏi công việc đang làm. Bạn nhận thức rõ mình đang có những cảm xúc tiêu cực nhưng lại không thể điều chỉnh tâm trạng trở về trạng thái ổn định. Sự bất ổn này đôi khi có thể dẫn đến những hành động cực đoan khó lường trước. Do vậy, bạn cần phải ngủ đủ giấc để có một tinh thần tốt nhất vào ngày hôm sau.
Nguồn: Health
Theo Helino
Còn trẻ mà đã lú lẫn, hay quên là do những thói quen này gây ra
Cùng tìm hiểu xem nguyên nhân đến từ những thói quen nào trong cuộc sống khiến bạn bị gọi là "não cá vàng" ngay bây giờ nhé!
Căng thẳng kéo dài
Do những áp lực trong công việc, hay học tập gây ra khiến cho đầu óc của bạn luôn ở trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Chính điều này là nguyên nhân khiến gốc tự do sản sinh ra nhiều hơn và gây hại cho tế bào não, từ đó làm não mất tập trung, trí nhớ giảm sút.
Để cải thiện vấn đề này, bạn nên điều chỉnh lại lối sống hàng ngày của mình, tránh để cơ thể gặp căng thẳng, áp lực không đáng có. Đồng thời, bạn nên dành nhiều thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi sẽ giúp trí nhớ được cải thiện tốt hơn.
Ngủ không đủ giấc
Một giấc ngủ đủ sẽ giúp bạn hồi phục lại năng lượng và tái tạo tế bào cùng các mô não. Thêm nữa, khi bạn ngủ thì sóng não cũng được tạo ra và những thông tin bạn tiếp nhận được ban ngày sẽ truyền đến vỏ não trước trán và lưu trữ tại đây. Vậy nên, nếu bạn ngủ không đủ giấc thì các tế bào não cũng không được phục hồi hoàn chỉnh. Mặt khác, các thông tin được truyền hết đến vỏ não trước sẽ gây ra tình trạng hay quên đi nhiều sự việc diễn ra trong ngày. Do đó, bạn nên cố gắng duy trì thói quen ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi đêm để cải thiện vấn đề này.
Uống ít nước
Nước đóng vai trò quan trọng giúp hỗ trợ các chức năng của nhiều cơ quantrong cơ thể, trong đó có cả bộ não. Vậy nên, thói quen uống quá ít nước sẽ khiến não bộ không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết, từ đó gây suy giảm trí nhớ, tinh thần kém minh mẫn.
Thường xuyên bỏ bữa sáng
Bữa sáng vốn là bữa ăn đầu tiên trong ngày nên những người không ăn sáng sẽ làm phá vỡ sự trao đổi chất của cơ thể, đồng thời, lượng đường huyết cũng giảm xuống. Mặt khác, bộ não không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng vào buổi sáng sẽ gây ra tình trạng thoái hóa, khiến bạn không tập trung làm được việc gì, hay quên, thiếu tỉnh táo.
Trùm chăn kín đầu khi ngủ
Bạn có biết rằng, khi ngủ thì não bộ vẫn tiếp tục hoạt động và nó cũng cần được cung cấp khí oxy trong quá trình ngủ. Do đó, hành động trùm chăn kín đầu khi ngủ sẽ làm tăng nồng độ carbon dioxide và giảm lượng oxy khiến não không đủ dưỡng chất để hoạt động, gây tổn hại não, thậm chí còn làm teo các tế bào nơ-ron thần kinh.
Theo www.phunutoday.vn
Stress kéo dài có thể khiến não gặp phải những vấn đề rất nghiêm trọng Mặc dù stress là một phần tất yếu của cuộc sống, nhưng hãy thận trọng, nó có thể âm thầm gây hại cho bộ não của bạn. Nếu đã từng bị stress, bạn sẽ hiểu nó đáng sợ như thế nào. Bởi nó không chỉ phá hủy tâm trạng của bạn mà còn gây ra vô số tác động xấu tới cơ thể....