Những dấu hiệu tích cực và linh hoạt tại Dải Gaza
Mới đây, các nhà đàm phán của phong trào Hồi giáo vũ trang Hamas đã tái khẳng định việc sẵn sàng thực thi thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức với Israel ở Dải Gaza dựa trên đề xuất của Mỹ mà không cần bất kỳ một điều kiện mới nào.
Theo giới quan sát, tuyên bố của Hamas phản ánh việc lực lượng này duy trì thái độ tích cực và linh hoạt trong việc tìm kiếm đột phá mới hướng tới một thỏa thuận thực chất, dù con đường đạt được hòa bình trên dải đất này còn nhiều chông gai.
Reuters ngày 12/9 đưa tin, nhóm đàm phán của Hamas do ông Khalil alHayya dẫn đầu đã gặp gỡ các đối tác trung gian bao gồm Thủ tướng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al Thani và Giám đốc Cơ quan Tình báo Ai Cập Abbas Kamel tại Doha, Qatar hôm 11/9 để thảo luận về những diễn biến mới nhất trên Dải Gaza. Theo đó, Hamas khẳng định sẵn sàng thực thi thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức với Israel ở Dải Gaza dựa trên đề xuất của Mỹ, đồng thời bác bỏ mọi điều kiện mới dù là do bất cứ bên nào đưa ra.
Tuyên bố của Hamas có đoạn: “Chúng tôi sẽ không đưa ra bất kỳ yêu cầu nào nữa đối với các nhà đàm phán nhưng từ chối đưa bất cứ điều kiện mới nào vào thỏa thuận dù là được đưa ra bởi bất cứ bên nào. Đồng thời, quân đội Israel phải rút khỏi tất cả các vùng lãnh thổ của Gaza, tôn trọng thực tế quản lý Gaza là công việc nội bộ của Palestine”. Tuyên bố của lực lượng này cũng cho biết Hamas hoan nghênh tổ hức đối thoại dân tộc với tất cả phe phái và lực lượng của Palestine nhằm đi đến đồng thuận về một tầm nhìn quốc gia.
Được biết, đề xuất do Tổng thống Mỹ Joe Biden thông qua hồi tháng 6 vạch ra 3 giai đoạn ngừng bắn ở Gaza, đổi lại, Hamas phóng thích con tin Israel bị bắt giữ trong cuộc tấn công bất ngờ vào Israel ngày 7/10/2023 khiến 1.200 thiệt mạng và 250 người bị bắt làm con tin. Cụ thể, giai đoạn đầu tiên kéo dài 6 tuần tạo điều kiện cho Israel rút binh sĩ khỏi tất cả các khu vực đông dân cư ở Gaza. Trong thời gian này, Hamas sẽ trao trả các con tin, chủ yếu là người già và phụ nữ để đổi lấy hàng trăm tù nhân Palestine bị Israel bắt giữ.
Video đang HOT
Các bên trung gian đều mong muốn đạt được bước ngoặt nhằm đảm bảo một thỏa thuận thúc đẩy sự ổn định và giảm bớt đau khổ cho người Palestine ở Dải Gaza. Nguồn: Getty
Thường dân ở Palestine được phép trở về nhà ở Gaza. Mỗi ngày sẽ có 600 xe tải chở hàng viện trợ nhân đạo tới đây. Đây cũng là giai đoạn Hamas và Israel tiến hành đàm phán về lệnh ngừng bắn mà theo Tổng thống Joe Biden sẽ kéo dài chừng nào Hamas còn tuân thủ các cam kết mà họ đưa ra. Trong giai đoạn thứ hai, hai bên sẽ tiến hành trao đổi tất cả các con tin còn sống sót, bao gồm cả các binh sĩ Israel và chiến binh Hamas. Lực lượng Israel sau đó sẽ rút khỏi Gaza và lệnh ngừng bắn vĩnh viễn sẽ bắt đầu. Giai đoạn cuối cùng sẽ bao gồm một kế hoạch tái thiết lớn cho Gaza và trao trả những hài cốt cuối cùng của con tin đã tử vong cho thân nhân.
Theo giới quan sát, tuyên bố của Hamas phản ánh việc lực lượng này duy trì thái độ tích cực và linh hoạt trong việc tìm kiếm đột phá mới hướng tới một thỏa thuận thực chất, dù con đường đạt được hòa bình trên dải đất này còn nhiều chông gai. Cho đến thời điểm này, các nỗ lực đàm phán kéo dài nhiều tháng do Qatar, Ai Cập và Mỹ làm trung gian vẫn chưa thể xoa dịu xung đột giữa phong trào Hamas và Israel, ngoại trừ lệnh ngừng bắn kéo dài một tuần bắt đầu vào cuối tháng 11 năm ngoái. Trong thời gian ngừng bắn hiếm hoi này, 105 con tin Israel đã được Hamas trả tự do để đổi lấy 240 tù nhân Palestine theo thỏa thuận do các bên trung gian đạt được.
Các bên hiện vẫn vướng mắc liên quan đến việc kiểm soát hành lang Philadelphi, một dải đất hẹp ở Gaza nằm sát biên giới với Ai Cập.
Dù Ai Cập và Hamas phản đối, Israel vẫn đang duy trì lực lượng tại vùng đệm ngừng bắn nhân đạo dài 14km và rộng 100m này. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm 6/9 từng tuyên bố Israel chưa sẵn sàng đạt thỏa thuận ngừng bắn với Hamas và nhấn mạnh yêu cầu các bên liên quan phải đảm bảo hành lang Philadelphi không trở thành con đường tiếp tế cho Hamas. Theo Reuters, các cuộc tấn công của Israel nhằm đáp trả cuộc đột kích của Hamas cho đến thời điểm này đã khiến ít nhất 41.000 người thiệt mạng và hơn 95.000 người khác bị thương. Cũng trong ngày 11/9, nguồn tin an ninh Palestine cho biết ít nhất 14 người đã thiệt mạng và 10 người bị thương trong một cuộc không kích của Israel nhằm vào một trường học của Liên hợp quốc dùng làm nơi sơ tán người dân tại Gaza.
Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi hôm 11/9 kêu gọi châu Âu sử dụng ảnh hưởng của mình để tạo thêm động lực và gây sức ép với các bên liên quan nhằm đảm bảo một thỏa thuận để thúc đẩy sự ổn định và giảm bớt đau khổ cho người Palestine ở Dải Gaza.
Ông El-Sisi đưa ra lời kêu gọi trên trong cuộc hội đàm với Tổng thống Đức Frank Steinmeier, đang ở thăm Cairo. Tại cuộc gặp, ông El-Sisi nêu rõ việc Israel sử dụng lương thực như một vũ khí chống lại người Palestine ở Gaza là vi phạm nhân quyền”. Tổng thống Ai Cập cũng thảo luận với người đồng cấp Đức Steinmeier về tầm quan trọng của việc khôi phục sự ổn định trong khu vực, đặc biệt là ở Sudan và Libya, để chấm dứt tình trạng bất ổn hiện nay.
Ông El-Sisi nói thêm: “Chúng tôi nhấn mạnh đến sự cần thiết phải ngăn chặn leo thang xung đột ở bờ Tây, miền Nam Libanon, Yemen và những nơi khác để đảm bảo khu vực không rơi vào tình trạng bất ổn nghiêm trọng hơn”.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel muốn sớm đạt thỏa thuận ngừng bắn với Hamas
Truyền thông phương Tây ngày 10/9 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cho rằng việc trả tự do cho con tin trong giai đoạn đầu của thỏa thuận ngừng bắn với phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza sẽ mang lại cho Israel "cơ hội chiến lược" để giải quyết các thách thức an ninh khác.
Những ngôi nhà bị phá hủy sau cuộc không kích của Israel tại trại tị nạn Jabalia, Dải Gaza, ngày 6/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Trả lời báo giới ngày 9/9, Bộ trưởng Gallant nhấn mạnh việc đưa các con tin trở về nhà là "điều đúng đắn cần làm", đồng thời ủng hộ giai đoạn đầu tiên của thỏa thuận ngừng bắn gồm 3 giai đoạn mà Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố hồi cuối tháng 5 vừa qua. Ông Gallant cho rằng việc đạt được giai đoạn 1 sẽ đóng vai trò nền tảng để tiến tới chấm dứt hoàn toàn cuộc xung đột ở Dải Gaza.
Khi cho rằng Israel cần đạt được thỏa thuận ngừng giao tranh trong giai đoạn đầu, kéo dài 6 tuần, để tạo điều kiện đưa con tin trở về, Bộ trưởng Gallant cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục gây áp lực đối với phong trào Hồi giáo Hamas để đạt được ngừng bắn giai đoạn đầu này.
Các nước gồm Mỹ, Qatar và Ai Cập đang thúc đẩy vai trò trung gian hòa giải nhằm đạt được thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin giữa Hamas và Israel, song tiến trình đàm phán vẫn bị đình trệ.
Hamas khẳng định bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải bao gồm việc các lực lượng Israel rút hoàn toàn khỏi Gaza. Về phần mình, Israel tiếp tục duy trì quan điểm về quyền kiểm soát của quân đội nước này đối với hành lang Philadelphi dọc biên giới Gaza - Ai Cập. Sự khác biệt về lập trường trong vấn đề này là nguyên nhân cản trở nỗ lực hòa giải hướng tới một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza.
Cộng đồng quốc tế đã liên tục kêu gọi các bên liên quan hành động ngay lập tức để chấm dứt cuộc xung đột kéo dài gần một năm qua ở dải đất ven Địa Trung Hải này, gây tàn phá trên diện rộng và đẩy người dân vào cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng.
Ai Cập và LHQ thảo luận cách thức khôi phục ổn định ở Trung Đông Theo phóng viên TTXVN tại Ai Cập, trong cuộc gặp tại thành phố ven biển New Alamein ngày 20/8, Tổng thống nước này Abdel-Fattah El-Sisi và Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Amina Mohammed đã thảo luận về những diễn biến mới nhất ở Dải Gaza và Sudan, cũng như các cách thức tăng cường hợp tác giữa Ai Cập và...