Những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường thường được chẩn đoán xác định khi nồng độ glucose trong máu tăng cao hơn ngưỡng bình thường. Tuy nhiên, tình trạng tiền tiểu đường có thể đã xảy ra trong một thời gian dài trước đó mà bệnh nhân không hề hay biết.
Những người có tình trạng tiền tiểu đường sẽ phát triển thành tiểu đường loại 2 trong vòng 10 năm, nếu họ không có những thay đổi tích cực về chế độ ăn và lối sống.
Một số dấu hiệu chức năng có thể giúp dự báo tình trạng tiền tiểu đường. Chúng là những dấu hiệu đầu tiên về rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể bạn và nếu được chú ý phát hiện sớm, bạn có thể phòng tránh được bệnh tiểu đường thực sự trước khi nó xảy ra.
1. Cảm giác mệt mỏi hay buồn ngủ sau khi ăn
Hầu như mọi thức ăn đều có chứa một lượng glucose nhất định. Rất nhanh sau khi thức ăn vào dạ dày, số glucose này sẽ đi vào máu và phát tín hiệu cho tuyến tụy tiết ra thêm insulin – một hormone giúp đưa glucose vào tế bào. Nhưng quy trình này sẽ bị rối loạn khi lượng đường mà bạn ăn vào quá nhiều, khi đó tế bào sẽ từ chối tiếp nhận và gần như trơ với insulin, trong khi tụy vẫn tiếp tục tiết insulin. Tình trạng quá tải này gây hiệu ứng ức chế lên hệ thần kinh dẫn tới cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ. Nếu cảm giác này xuất hiện thường xuyên sau mỗi bữa ăn, chính là dấu hiệu cho thấy đã có hiện tượng kháng insulin lặp lại.
Xử trí: Bạn có thể giảm sự quá tải về chuyển hóa glucose theo hai cách. Đầu tiên, tránh ăn những thực phẩm chứa quá nhiều đường đơn glucose (bánh kẹo, mứt, nước ngọt). Thay vào đó, bạn nên ăn những thực phẩm tự nhiên (như hạt ngũ cốc, rau cải, trái cây), nhằm trì hoãn sự phân hủy đường khi tiêu hóa. Cách khác là tạo ra thói quen vận động nhẹ sau bữa ăn: thay vì nằm yên một chỗ xem tivi, bạn có thể đi bộ hoặc rửa chén…
Nên ăn trái cây (Ảnh internet)
2.Cảm giác ghiền ăn vặt
Video đang HOT
Những thức ăn vặt như khoai chiên, bánh snack, sôcôla… đều rất ngon miệng và kích thích sự thèm ăn, bạn sẽ càng muốn ăn nhiều hơn. Nhưng chúng cũng chứa rất nhiều đường. Sự kết hợp giữa hai yếu tố: thói quen ăn liên tục và lượng đường cao sẽ tạo nên vòng lặp lẩn quẩn của chuỗi đáp ứng “tăng đường – tăng insulin” trong máu. Cơ thể phải liên tục trải qua những cơn “no đường” thoáng qua, rồi nhanh chóng bị “đói đường” dẫn tới thèm ăn vặt nhiều hơn nữa.
Xử trí: Bắt buộc phải bỏ thói quen ăn quà vặt, dù đây là một thử thách với các bạn. Bạn có thể vượt qua cơn ghiền bằng cách thay thế những món ăn đó với những thứ cùng kích thước và mùi vị nhưng an toàn hơn cho sức khỏe, ví dụ trái cây, đậu, cà rốt tươi…
Nên tránh xa quà vặt. (ảnh Caring)
3.Thừa cân
Sự liên hệ giữa béo phì và bệnh tiều đường là một điều xưa như trái đất, nhưng sự thật là đa số người ăn kiêng chỉ chú tâm đến lượng calorie trong bữa ăn chứ chưa hiểu được quan hệ tương tác giữa đường và mỡ. Khi tế bào không dung nạp đường nữa, cơ thể sẽ chuyển sang năng lượng từ mỡ, và tích trữ mỡ là khó tránh khỏi.
Xử trí: Khi bạn bị thừa cân, không nên quá lo lắng về việc giảm cân, thực ra bạn không cần phải làm biến mất ngay lập tức số cân nặng này. Chỉ cần giảm được 5-7% trọng lượng là có thể giảm 60% nguy cơ của bệnh tiểu đường.
4.Hình dáng cơ thể
Kiểm soát cân nặng dĩ nhiên là quan trọng, nhưng có lẽ ít người biết sự tích trữ mỡ cục bộ trên một số vùng của cơ thể có sự liên hệ nhiều hơn với tình trạng kháng insulin và tiền tiểu đường. Thật vậy, tăng lượng mỡ ở vùng eo và bụng sẽ nguy hiểm hơn là mỡ ỡ những vùng thấp hơn như đùi và chân. Những người có nhiều mỡ bụng thường có nguy cơ bị cao huyết áp, bệnh tim mạch và tiểu đường.
Xử trí: Ngoài việc ăn kiêng, nên tập thể dục 30-60 phút mỗi ngày để tránh nguy cơ tiểu đường, đặc biệt các bài tập ở bụng. Tập thể dục có lợi ích kép là làm giảm mỡ và phát triển cơ bắp, làm tăng lượng enzyme chuyển hóa glucose cho tế bào cơ.
5.Cao huyết áp
Phần lớn người có triệu chứng cao huyết áp thường chỉ lo nghĩ về vấn đề tim, mạch máu của họ, nhưng không biết rằng có sự liên hệ giữa lưu thông mạch máu và rối loạn chuyển hóa đường. Tăng inslulin và đường huyết là một yếu tố bệnh lý góp phần tạo ra tình trạng viêm trong mạch máu, làm thay đổi cấu trúc và tính đàn hồi của mạch máu tạo cản trở cho dòng máu lưu thông. Vì vậy, tăng huyết áp có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Xử trí: Người có triệu chứng cao huyết áp nên thay đổi chế độ ăn và thường xuyên vận động cơ thể. Cần kiểm tra đường huyết định kì và đặt ra vấn đề với bác sĩ điều trị của mình.
Nên kiểm tra huyết áp thường xuyên (Ảnh Internet)
Theo PNO
Bệnh nhân đái tháo đường tăng do đâu?
Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ gia tăng đái tháo đường cao trên thế giới. Sau 10 năm, tỉ lệ mắc bệnh này tại Việt Nam đã tăng gấp đôi và có rất nhiều yếu tố tác động đến tỉ lệ này.
Tại Hội thảo quốc gia phòng chống bệnh đái tháo đường diễn ra chiều 23/5, tại Hà Nội, Giáo sư Thái Hồng Quang, Phó Chủ tịch Hội Nội tiết Việt Nam cho biết: kết quả điều tra mới nhất do Bệnh viện Nội tiết Trung ương công bố cho thấy, số bệnh nhân mắc đái tháo đường tại Việt Nam đang tăng vọt.
Kết quả nghiên cứu với hơn 11.000 người tuổi 30- 69 tại 6 vùng sinh thái gồm: Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho thấy, khoảng gần 6% dân số Việt Nam bị tiểu đường, Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose cũng gia tăng mạnh mẽ từ 7,7% năm 2002 lên gần 13% năm 2012.
Theo GS Quang, có nhiều yếu tố tác động dẫn đến gia tăng nhanh tỉ lệ bệnh nhân mắc đái tháo đường. "Trước đây vấn đề sàng lọc, tầm soát bệnh đái tháo đường chưa được quan tâm. Giờ chúng ta quan tâm hơn đến vấn đề này và hệ thống y tế trong toàn quốc, tuyên truyền trên truyền thông nên người dân đã chủ động đi khám nhiều hơn. Hơn nữa, hiện nay, ngưỡng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường thế giới hạ thấp xuống rất nhiều. Trước kia, đường máu bình thường là dưới 7,8mmol, nhưng hiện nay, đường máu bình thường là 5,6 và chẩn đoán bệnh đái tháo đường là 7mmol chứ không phải là 7,8. Tức là ngưỡng chẩn đoán giảm đi. Khi ngưỡng giảm như vậy, số ca chẩn đoán sẽ tăng lên", GS Quang nói.
Bên cạnh đó, xu hướng hiện đại hóa, rất nhiều người dân các vùng nông thôn ra thành phố, các nhà máy làm việc, họ phải sống một cuộc sống công nghiệp hóa, ăn thức ăn nhanh, trong đó có nhiều yếu tố béo, rất dễ gây nên đái tháo đường.
"Béo phì liên quan mật thiết với đái tháo đường. Trong khi đó, hiện nay, lối sống thay đổi, vận động ít đi (trước đây ta đi bộ, đi xe đạp là những phương tiện phải vận động, giờ đi xe máy, đi ô tô làm vận động của con người cũng giảm đi), ngồi xem ti vi nhiều, ăn thức ăn nhiều chất béo... là tác nhân gây gia tăng bệnh đái tháo đường", GS Quan nhận định.
Trước đây, béo thì liên quan đến đái tháo đường tuýp 2, thường gặp ở người trên 40 tuổi, người già. Bây giờ trẻ em đã có nhiều trẻ bị tiểu đường tuýp 2 vì béo phì.
GS Quang đánh giá, tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường đã ở mức báo động. Bởi năm 2002, tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường chỉ chiếm khoảng 2,7% dân số. Đến nay, sau đúng 10 năm, tỷ lệ bệnh nhân mắc tiểu đường đã tăng gấp đôi. Trong khi đó, theo xu hướng chung, tỉ lệ này cần phải mất 15 năm mới tăng lên gấp đôi.
Đáng nói, số người mắc tiểu đường có xu hướng tăng nhanh nhưng số người phát hiện bệnh lại rất thấp. Theo kết quả nghiên cứu này, tỷ lệ người bệnh tiểu đường trong cộng đồng không được phát hiện ở nước ta là gần 64%. Kiến thức chung về bệnh của người dân cũng rất thiếu. Gần 76% số người được hỏi có kiến thức rất thấp về chẩn đoán và biến chứng của bệnh, chỉ có 0,5% có kiến thức tốt.
Trước thực trạng đó, Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã triển khai Chiến lược quốc gia phòng chống bệnh đái tháo đường giai đoạn 2013-2020. Trong đó từ nay đến 2016 tăng cường phát hiện sớm, quản lý các đối tượng nguy cơ cao, xây dựng các biện pháp can thiệp kịp thời làm giảm số người mắc bệnh.
Hồng Hải
Theo dân trí
Chống buồn ngủ khi lái xe Thông thường, những người điều khiển xe đường dài dễ có cảm giác buồn ngủ. Và khi lâm vào trạng thái này, họ thường xử lý bằng cách ghé xe lại bên đường để chợp mắt một lát hoặc uống một tách cà phê - chất cafein giúp giảm cảm giác buồn ngủ. Ảnh minh họa:Internet Tuy nhiên, theo kết quả được tổng...