Những dấu hiệu ở mắt cảnh báo sức khỏe có vấn đề
Qua việc kiểm tra thị lực, bạn có thể phát hiện được một số căn bệnh nguy hiểm như bệnh tiểu đường, khối u não, đa xơ cứng… mặc dù cơ thể chưa có dấu hiệu nào của bệnh.
Những căn bệnh nguy hiểm thể hiện qua đôi mắt
Cũng như các bộ phận khác trong cơ thể, đôi mắt cũng cố gắng phát đi những tín hiệu rất sớm về sức khỏe của bạn.
Ảnh minh họa
Cholesterol là chất béo trong máu rất quan trọng để duy trì các hoạt động của cơ thể. Cholesterol cao gây nguy hiểm, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ mà sẽ không có dấu hiệu cảnh báo trước. Cholesterol cao ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và gây thoái hóa võng mạc, một chứng bệnh có thể dẫn đến mù mắt. Khi kiểm tra mắt, chuyên viên đo mắt có thể nhìn biết được mức độ choleserol thông qua đôi mắt.
Ảnh minh họa
Khối u não
Video đang HOT
Mức tăng trưởng mô tạo thành khối u lành tính hoặc ác tính, có thể gây ung thư. Khối u phát triển chậm sẽ không có bất kỳ triệu chứng ban đầu nào nhưng chuyên viên đo mắt sẽ phát hiện được thông qua việc kiểm tra thị lực. Sưng thần kinh thị giác là một dấu hiệu cảnh báo u não.
Bệnh tiểu đường
Lượng đường trong máu nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ hoặc bệnh thận. Lượng đường trong máu cao cũng gây tổn hại các mạch máu nhỏ ở võng mạc.
Đột quỵ
Đột quỵ là do sự tắc nghẽn hoặc chảy máu trong não. Bệnh nhân có thể trải qua cơn đột quỵ nhỏ (còn được gọi là TIA) mà không thấy bất kỳ biểu hiện nào trước khi bị một cơn đột quỵ lớn hơn gây tử vong.
Khám mắt có thể tìm ra những cục nhỏ hoặc hạt cholesterol trong các mạch máu giúp cảnh báo người có nguy cơ đột quỵ.
Ảnh minh họa
Huyết áp cao
Tình trạng này làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Huyết áp cao liên tục sẽ xuất hiện tình trạng nén tĩnh mạch hoặc chảy máu trong võng mạc
Suy tuyến giáp
Tuyến giáp sản xuất hormone để điều tiết sự trao đổi chất của cơ thể. Một bác sĩ nhãn khoa có thể nhận thấy phồng hoặc lồi nhãn cầu, là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp.
Đa xơ cứng
Đa xơ cứng là khuyết tật về thần kinh có thể gây ra một loạt triệu chứng mệt mỏi và các vấn đề về bộ nhớ. Tình trạng mất thị giác không giải thích được ở một mắt hoặc đau khi di chuyển mắt hay nhìn thấy ánh chớp là dấu hiệu của bệnh.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đa xơ cứng
Đa xơ cứng (MS) là một bệnh mãn tính ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh trung ương. Bệnh gây phá vỡ màng bọc myelin của các tế bào não và tủy sống, đồng thời làm gián đoạn quá trình trao đổi tín hiệu giữa não và các bộ phận khác trong cơ thể.
Bệnh nhân đa xơ cứng cần dung nạp nhiều vitamin và khoáng chất từ rau quả. Ảnh: iStock
MS là một trong những rối loạn thần kinh phổ biến nhất và là một nguyên nhân gây ra khuyết tật ở người lớn, ảnh hưởng khoảng 2,3 triệu người trên toàn cầu. Các triệu chứng phổ biến gồm tê hoặc suy yếu ở một hoặc nhiều chi, mất một phần hoặc hoàn toàn thị lực, đau các phần cơ thể, mệt mỏi và chóng mặt. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương dây thần kinh và vùng não chịu ảnh hưởng, người bệnh sẽ có triệu chứng nhẹ hay nặng, bao gồm mất đi khả năng đi lại.
Tuy chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn song các chuyên gia cho biết chúng ta có thể kiểm soát tiến triển của MS bằng liệu pháp điều trị giảm nhẹ (DMT), dùng Corticoid và thay đổi lối sống. Trong đó, các chuyên gia khuyến nghị bệnh nhân MS xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, ít chất béo và nhiều chất xơ để hỗ trợ hệ miễn dịch đủ sức chống chọi với bệnh tật.
Dưới đây là những điểm cần lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của những người đang "chung sống" với MS:
1. Tiêu thụ 5 phần rau quả mỗi ngày. Trái cây và rau củ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp giảm táo bón, một vấn đề phổ biến ở bệnh nhân MS. Ngoài ra, các chất chống ôxy hóa đa dạng trong các loại rau nhiều màu sắc cũng có tiềm năng làm chậm sự tiến triển của MS. Một số loại rau nên ưu tiên tiêu thụ gồm các loại đậu, cải bó xôi, bông cải xanh, cam... Ăn 5 phần rau quả là tiêu thụ 400g rau củ và trái cây mỗi ngày.
2. Ăn cá ít nhất 2 lần/tuần. Theo Hiệp hội đa xơ cứng quốc gia Mỹ, thành phần axít béo omega-3 trong các loại cá béo như cá mòi, cá thu và cá hồi có nhiều lợi ích cho chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân MS - bao gồm cải thiện sức khỏe tim, hạ huyết áp và giảm viêm nhiễm.
3. Bổ sung vitamin D. Người bị MS thường có nồng độ vitamin D thấp, nhưng tình trạng này dễ làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh liên quan đến sức khỏe xương. Do đó, họ cần nạp nhiều vitamin D từ thực phẩm (như phô mai, cá béo), nhằm làm chậm tiến triển và góp phần điều trị bệnh này.
4. Hạn chế tối đa muối. Nghiên cứu cho thấy dung nạp hàm lượng cao natri - chất có trong muối ăn - có thể làm tăng tác động của MS, cụ thể là làm trầm trọng thêm các triệu chứng và làm tăng nguy cơ phát triển nhiều tổn thương vì bệnh này. Ngoài hạn chế muối, bệnh nhân nên dùng thêm những gia vị tốt cho sức khỏe như hạt tiêu đen, bột tỏi hoặc bột hành.
5. Dùng thực phẩm ít béo, giàu chất xơ. Lý do là một chế độ ăn ít chất béo chuyển hóa, ít chất béo bão hòa và nhiều chất xơ sẽ tăng cường sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, chế độ ăn như vậy còn cần thiết để duy trì cân nặng cân đối, một yếu tố sức khỏe quan trọng đối với những người mắc MS.
6. Ăn vặt lành mạnh. Các thức ăn vặt lành mạnh - như rau luộc, hạt điều, hạt hướng dương, nho, sữa chua - giúp bệnh nhân MS duy trì năng lượng hoạt động ở mức cao, xua tan cảm giác mệt mỏi do bệnh. Lưu ý là nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, bởi việc này sẽ giúp hoạt động trao đổi chất của cơ thể được liên tục và hạn chế nguy cơ thèm ăn thêm.
7. Bổ sung đủ nước. Mất nước là một yếu tố góp phần rất lớn gây ra táo bón và mệt mỏi - hai triệu chứng phổ biến của MS. Do đó, bổ sung đủ nước (khoảng 8 ly/ngày) giúp cải thiện sức khỏe bàng quang, hỗ trợ tiêu hóa, duy trì hoạt động các cơ cùng nhiều lợi ích khác cho người bệnh.
8. Tăng cường lợi khuẩn probiotic. Hệ khuẩn đường ruột cân bằng và khỏe mạnh cũng giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh và có lợi cho bệnh nhân MS. Do đó, các thực phẩm giàu prebiotic - thức ăn của lợi khuẩn probiotic như tỏi, tỏi tây, hành tây và măng tây - giúp tăng cường sức khỏe cho họ. Các sản phẩm sữa (nhất là sữa chua, nấm sữa) và rau quả cũng là thành phần nuôi dưỡng hệ khuẩn ruột khỏe mạnh.
Ngoài những lưu ý kể trên, người bị MS nên tránh dùng các loại thức uống chứa đường, ăn quá nhiều thịt đỏ, thức ăn nhiều dầu mỡ, các thực phẩm từ lúa mạch và lúa mì. Cần thường xuyên tập thể dục để duy trì sức bền và độ dẻo dai của cơ thể, cũng như từ bỏ những thói quen có hại cho sức khỏe như hút thuốc.
5 mẹo nấu ăn cực kì đơn giản tốt cho sức khoẻ tim mạch Nếu bạn có lượng cholesterol cao và bệnh về huyết áp, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên bắt đầu với một chế độ ăn uống lành mạnh trong phần kế hoạch điều trị. Sau đây sẽ là một số mẹo nấu ăn giúp bạn cải thiện thực đơn ăn uống và có lợi cho tim mạch của bạn. Thêm hương vị với các...