Những dấu hiệu nhận biết kỳ kinh nguyệt của bạn sắp bắt đầu
Đau bụng, tâm trạng thay đổi, dị ứng, mụn trứng cá… đều có thể là các biểu hiện báo hiệu cho bạn biết kỳ kinh nguyệt của bạn sắp bắt đầu.
85% phụ nữ có kinh nguyệt đều trải qua một số triệu chứng tiền kinh nguyệt vài ngày trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt của họ.
Theo Hội sản khoa Mỹ, nếu phụ nữ gặp các triệu chứng này sau 5 ngày khi kỳ kinh cuối và trước 4 ngày khi đến kỳ kinh mới liên tiếp trong 3 tháng thì có thể khẳng định đó là những dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt, thuật ngữ y khoa là Premenstrual Syndrome (PMS). Hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra sớm là do mức độ hoocmon estrogen và progesterone có sự thay đổi trong cơ thể.
Các triệu chứng về tiêu hóa
BV đa khoa Massachusetts – Mỹ nhận định rằng nhiều phụ nữ bị đau bụng, chuột rút, tiêu chảy hoặc táo bón, đầy hơi, thậm chí là buồn nôn và nôn trong những ngày ngay trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt của họ. Không chỉ có vậy những đối tượng thèm ăn và bất chợt tăng sự thèm ăn cũng gây ra những tác dụng không tốt cho phụ nữ đặc biệt là vấn đề cân nặng.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Nhiều phụ nữ cho biết chu kỳ nguyệt san của họ sắp bắt đầu khi tâm trạng của họ thay đổi. Một số phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn, dễ tức giận, cáu kỉnh, chán nản và có thể là khóc lóc.. Những người khác thì trở nên lo lắng, khó ngủ, hoặc muốn thu mình lại. Trí nhớ bị mất đột ngột, khó tập trung và thậm chí hoang tưởng cũng có thể xảy ra trong gian đoạn khởi đầu này.
BV đa khoa Massachusetts đưa ra lời khuyên rằng phụ nữ có thể dùng thuốc chống trầm cảm theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm nhẹ các triệu chứng tiền kinh nguyệt có liên quan về mặt cảm xúc.
Mụn trứng cá thường xuất hiện nhiều hơn khi sắp bắt đầu thời kỳ kinh nguyệt. Những vết loét ở miệng do vi khuẩn herpes cũng nhiều khả năng xuất hiện ở thời điểm này. Một số phụ nữ trước kỳ kinh dễ bị bầm tím và có cảm giác tê, ngứa ran ở tay, chân của họ. Sưng ở mặt, tay chân cũng có thể xảy ra.
Căng ngực và đau do giữ nước cũng ảnh hướng đến nhiều phụ nữ ngay trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt.
Rất nhiều phụ nữ trước chu kỳ kinh nguyệt sẽ có dấu hiệu mệt mỏi đôi khi họ còn cảm thấy vụng về hơn so với bình thường.
Những phụ nữ có tiền sử bệnh như co giật, hen suyễn, dị ứng và các rối loạn mô liên kết như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus ban đỏ hệ thống có thể các triệu chứng này sẽ trở nên tồi tệ hơn ngay trước kỳ nguyệt san.
Các triệu chứng khác
Đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu, tim đập nhan, nóng ran, đau khớp và cơ bắp co thắt có thể xảy ra ngay trước chu kỳ kinh nguyệt. Vấn đề về tầm nhìn, viêm kết mạc cũng ảnh hưởng tới một số phụ nữ. Số khác lại có nhu cầu tình dục cao hơn trước khi bắt đầu vào chu kỳ kinh nguyệt.
Theo Ananas – Afamily/ Trí thức trẻ
Alobacsi giải đáp những điều cần biết về rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì
Khi bước vào độ tuổi dậy thì, những thay đổi về tâm sinh lý khiến các bé gái vô cùng lo lắng.
Đó là lúc bé có những thay đổi về cơ thể cũng như có những rung động đầu đời hoặc có cảm giác với bạn khác giới. Giai đoạn trẻ bước vào tuổi dậy thì được xem là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Qua bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có thể hiểu thêm về những thay đổi của cơ thể mình khi bước vào độ tuổi dậy thì, để có cách chăm sóc bản thân tốt nhất.
Chào bác sĩ, em năm nay 18 tuổi, mỗi lần đến kỳ kinh nguyệt là thường bị đau bụng rất khó chịu thậm chí phải nghỉ học. Tình trạng này của em có phải là dấu hiệu bình thường như các bạn khác và có cần đi khám không ạ?
Chào em,
Kinh nguyệt là hiện tượng tự nhiên, xuất hiện hàng tháng ở nữ giới, từ khi đến tuổi dậy thì và đang trong độ tuổi sinh sản. Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh, có nhiều mức độ khác nhau, có người bị đau nhẹ, có người đau âm ỉ kéo dài trong vài giờ đến vài ngày, hoặc đau thành từng cơn dữ dội...
Về trường hợp của em, năm nay 18 tuổi, mỗi lần đến kỳ kinh nguyệt là thường bị đau bụng rất khó chịu thậm chí phải nghỉ học. Để giảm đau bụng khi hành kinh, em có thể dùng một số biện pháp như chườm nóng dùng khăn nóng chườm vào phần bụng dưới sẽ giúp bớt đau bụng khi tử cung co thắt để đẩy lượng máu kinh ra ngoài.
Hoặc có thể dùng chai nhỏ đựng nước ấm và lăn hoặc ấp vào phần bụng dưới thay cho khăn nóng. Một số bạn nữ thường xoa dầu nóng hoặc dán cao vào phần bụng dưới để giảm đau. Xoa nhẹ và thường xuyên phần bụng dưới khi đang hành kinh... Việc này sẽ giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và sẽ giảm đau hiệu quả.
Ngoài ra, em nên ăn uống đủ chất trong thực đơn hằng ngày. Vào những ngày này, nên nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng. Nên kiêng các chất kích thích như cà phê, trà, rượu và một số gia vị cay, chua... Tuy nhiên đau bụng kinh dữ dội đôi khi cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý tại cơ quan sinh sản như lạc nội mạc tử cung, nhân sơ tử cung, u nang buồng trứng.....Do đó nếu tình trạng đau diễn ra liên tục, kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe của em thì em cần đến bệnh viện chuyên Sản phụ khoa để thăm khám càng sớm càng tốt em nhé.
Thân mến.
Theo Cồng thông tin tư vấn sức khỏe Alobacsi.com
Cảnh báo sức khỏe qua kinh nguyệt Cảnh báo sức khỏe qua kinh nguyệt sẽ giúp bạn hiểu rõ sức khỏe của mình. Hãy quan tâm tới vấn đề này để biết cách khắc phục kịp thời vấn đề về sức khỏe. Bị rong kinh Rong kinh là tình trạng máu chảy ra quá nhiều khiến bạn phải thay băng vệ sinh quá thường xuyên và kỳ kinh nguyệt kéo...