Những dấu hiệu ngầm cảnh báo cơn đột quỵ nguy hiểm mà bạn nên ghi nhớ
Đột quỵ đã không còn là căn bệnh chỉ dành cho người già, với tỉ lệ xuất hiện trong độ tuổi từ 18 – 30 ngày càng tăng.
Theo thống kê từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ, hàng năm có đến hơn 100.000 phụ nữ dưới tuổi 65 bị đột quỵ. Vốn được coi là một căn bệnh của người già, đột quỵ đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa, lây lan đến những người ở độ tuổi thanh thiếu niên. Nguy hiểm hơn, các trường hợp đột quỵ ở người trẻ thường đến rất bất ngờ, nạn nhân hoàn toàn ở trạng thái khỏe mạnh, không bệnh tật. Trong trường hợp bị đột quỵ, thời gian được phát hiện và cấp cứu có ảnh hưởng to lớn đến khả năng điều trị và phục hồi. Nếu tình trạng tai biến không được phát hiện sớm, những thương tổn trong não có thể gây ra hậu quả vĩnh viễn.
Do đó, việc nhận biết được các dấu hiệu tai biến để kịp thời xử lý là rất quan trọng. Vậy làm thế nào để phát hiện được những dấu hiệu đó? Sau đây là những biểu hiện sớm của cơn tai biến mạch máu não mà bạn cần ghi nhớ kĩ.
Một bên cơ thể của bạn có cảm giác yếu đi hoặc tê liệt
Cảm giác đột ngột mất sức lực hoặc không có cảm giác gì ở một bên của cơ thể là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của cơn đột quỵ. Dấu hiệu này thể hiện rõ ràng nhất ở cơ tay và cơ chân của bạn. Tại sao chỉ một bên của cơ thể bạn có cảm giác này? Đó là do mỗi bán cầu não điều khiển một nửa cơ thể ở phía đối diện. Nếu sự xuất huyết não xảy ra ở bán cầu phải thì phần cơ thể bên trái của bạn sẽ có biểu hiện và ngược lại.
Các cơ một bên mặt của bạn chảy xệ xuống
Cũng với lý do tương tự, khi cơn tai biến đang bắt đầu diễn ra, các cơ mặt của bạn sẽ bị tê liệt dẫn đến cảm giác mặt bị chảy xệ xuống. Một bài kiểm tra nhỏ có thể giúp bạn xác định khi nghi ngờ bị đột quỵ, đó là hãy cố gắng mỉm cười hoặc cử động cơ quanh miệng. Nếu bạn không thể cử động được cơ mặt, hãy lập tức đến bệnh viện ngay.
Video đang HOT
Bạn bỗng thấy khó khăn khi đọc hoặc nói
Bán cầu não trái của chúng ta có trách nhiệm xử lý ngôn ngữ, nên khi tai biến xảy ra ở vùng này, chúng ta sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng đọc hiểu. Điều này ảnh hưởng đến khả năng nói của bạn, không xử lí được thông tin khi nghe người khác nói, hoặc không thể đọc hay viết chữ được.
Bạn nên phân biệt hiện tượng này với những trường hợp lúng túng trong giao tiếp. Có nhiều lúc chúng ta không tìm ra được một từ thích hợp để nói, nhưng não bộ vẫn ý thức được nội dung của cuộc hội thoại và điều này chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn. Song nếu bạn cảm thấy khó khăn khi nói chuyện đi kèm cảm giác bất lực, không thể phát ra từ hay đột ngột không hiểu người khác đang nói gì, bạn cần được kiểm tra ở cơ sở y tế. Một biểu hiện khác cũng đặc trưng cho dấu hiệu tai biến là sự mất kiểm soát các cơ miệng khiến bạn không thể phát âm một cách rõ ràng, tự nhiên.
Bạn bị đau đầu dữ dội
Những cơn đau đầu nghiêm trọng thường xảy ra khi có sự xuất huyết não. Khi cơn đau đầu xuất hiện, tình trạng xuất huyết đã đến mức độ nguy cấp và bạn cần được cấp cứu ngay lập tức. Đi kèm với đau đầu, người bị đột quỵ có thể còn có các triệu chứng như đau thắt ngực, tim đập nhanh và cảm giác rất khó chịu.
Bạn cũng có thể phân biệt đau đầu do tai biến mạch máu não với các cơn đau đầu do nguyên nhân khác bằng cách quan sát biểu hiện ở mắt và cử động cơ thể. Khi bị đột quỵ, bệnh nhân có thể mất thị lực tạm thời. Thông thường, mắt bạn sẽ không mất thị lực hoàn toàn mà mất thị lực một phần ở cả hai mắt, ví dụ như cả hai bên mắt đều không thể nhìn về phía bên trái. Lúc này, vấn đề không nằm ở mắt hay các dây thần kinh mà là do các vùng xử lí thông tin về hình ảnh ở não đang bị tổn thương và mất chức năng tạm thời. Đối với cử động của cơ thể, đi kèm với cơn đau đầu và choáng váng, bạn có thể cảm thấy mất khả năng cử động phối hợp các bộ phận, không thể đứng hoặc đi lại vững vàng.
Nguồn: Women’s Health
Theo Helino
Stress kéo dài có thể khiến não gặp phải những vấn đề rất nghiêm trọng
Mặc dù stress là một phần tất yếu của cuộc sống, nhưng hãy thận trọng, nó có thể âm thầm gây hại cho bộ não của bạn.
Nếu đã từng bị stress, bạn sẽ hiểu nó đáng sợ như thế nào. Bởi nó không chỉ phá hủy tâm trạng của bạn mà còn gây ra vô số tác động xấu tới cơ thể. Thật tệ nếu bạn để stress vượt khỏi tầm kiểm soát của bản thân vì khi đó, bộ não của bạn sẽ phải chịu những tổn thương không đáng có.
Trí nhớ giảm sút
Các tế bào gốc thần kinh trong Hippocampus - một vùng của não trước, có chức năng lưu giữ ký ức và chi phối tâm trạng, thường phát triển thành các nơ-ron thần kinh. Một khi bạn gặp stress kéo dài, các tế bào gốc này sẽ thay thế trở thành oligodendrocytes (các tế bào thần kinh bao quanh nơ-ron của hệ thần kinh trung ương và cách ly các sợi trục), bao phủ các nơ-ron thần kinh bằng chất cách điện gọi là myelin.
Lượng myelin vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây nhiễu loạn quá trình truyền thông tin trong mạch não, thay đổi cách các nơron kết nối với nhau, theo kết quả nghiên cứu từ Đại học California. Đây chính là nguyên nhân khiến trí nhớ của bạn sụt giảm và khả năng học tập cũng như làm việc kém đi.
Nguy cơ đột quỵ cao hơn
Căng thẳng kéo dài có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Stroke, hơn 6.700 người lớn tuổi (từ 45 - 84 tuổi) đã được phát phiếu điều tra về các yếu tố tâm lý, bao gồm stress và trầm cảm được tính theo thang điểm. Theo dõi từ 8 năm rưỡi đến 11 năm sau, những người đạt điểm cao có khả năng bị đột quỵ hoặc mắc bệnh thiếu máu não cục bộ (TIA) cao gấp 59% so với những người còn lại nếu họ đã từng trải qua stress kéo dài do những áp lực từ các vấn đề sức khoẻ, tiền bạc và những mối quan hệ gây ra.
Nguy cơ trầm cảm cao hơn
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, stress kéo dài có thể ngăn chặn quá trình sản sinh nơ-ron thần kinh mới trong Hippocampus. Các nhà khoa học thuộc Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (NIMH) đã tiến hành các thí nghiệm trên chuột và kết luận rằng, chúng không thể tạo ra các tế bào mới trong vùng Hippocampus, bị giảm khả năng tự hồi phục do stress và xuất hiện các dấu hiệu giống như trầm cảm. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên một loạt các xét nghiệm, trong đó chuột được đặt vào những những tình huống gây căng thẳng và được công bố trên tạp chí Nature vào năm 2011.
Teo não
Những vấn đề xoay quanh cuộc sống có thể làm giảm lượng chất xám ở các bộ phận bên trong vỏ não trước, nơi điều khiển khả năng tự kiểm soát và tâm trạng con người, theo các nghiên cứu của Đại học Yale. Stress càng nhiều, lượng chất xám sẽ có nguy cơ ngày càng giảm, đồng nghĩa với việc não bạn có nguy cơ ngày càng teo. Hãy học cách kiểm soát stress nếu không muốn bộ não của bạn tiếp tục "chảy máu" chất xám.
Nguồn: Readersdigest
Theo Helino
Trời Sài Gòn nắng nóng đỉnh điểm và đây là 5 bệnh mùa hè mà bạn nên đề phòng Chính do thời tiết nắng nóng và các tác động từ môi trường bên ngoài là nguyên nhân khiến cơ thể bạn gặp nhiều bệnh vào mùa hè như đau đầu, cảm sốt, viêm họng, viêm da, đột quỵ... Sài Gòn mấy ngày nay lại bước vào đợt nắng nóng oi bức lên tới 35 - 36 độ C. Thời tiết tăng cao...