Những dấu hiệu này cho thấy bạn sắp bị say nóng
Khi nhiệt độ và độ ẩm tăng cao, bạn có nguy cơ kiệt sức vì nóng hoặc tệ hơn nữa là bị say nóng. Say nóng không chỉ là vấn đề ở người già. Đầu tháng này, một người đàn ông 31 tuổi ở Nam Carolina đã chết do nóng.
Say nóng là một vấn đề đe dọa tính mạng. Các tình trạng bệnh như huyết áp cao, bệnh tuyến giáp hoặc đái tháo đường có thể khiến bạn có nguy cơ cao hơn bị say nóng và gặp phải những vấn đề khác như rối loạn ăn uống, chỉ số BMI cao và uống thuốc có chất kích thích cũng có thể góp phần càng nhiều yếu tố rủi ro, thì bạn càng nên ít gắng sức và ít chịu nóng.
Nhiệt độ nắng nóng của mùa hè không nhất thiết sẽ khiến bạn bị say nóng, nhưng nhiệt độ bên ngoài càng gần với nhiệt độ cơ thể thì nguy cơ say nóng sẽ càng cao. Điều này có nghĩa là bạn nên tập thể dục trong phòng tập có điều hòa khi nhiệt độ ngoài trời từ 32,2 – 37,7oC. Không khí mát mẻ sẽ khiến cho việc tập luyện dễ dàng hơn nhiều.
Tin tốt là bạn có thể làm nhiều điều để ngăn chặn tình trạng cấp cứu. Thường thì say nóng sẽ không xảy ra theo kiểu “sét đánh” trong vài phút. Nạn nhân sẽ có những dấu hiệu cảnh báo trước khi bị say nóng.
Dưới đây là một số dấu hiệu:
1. Thân nhiệt tăng vọt
Say nóng là kết cục nghiêm trọng nhất của các bệnh liên quan đến nóng. Nói chung, những người bị kiệt sức do nóng, đáng lo ngại nhưng ít cực đoan hơn, có nhiệt độ cơ thể tối đa là 38,9oC. Tuy nhiên, khi sờ vào một bệnh nhân say nóng, bạn sẽ cảm thấy giống như có thể rán được trứng trên trán họ – 40,5oC (hoặc cao hơn!). Theo Bệnh viện Mayo, khi thân nhiệt tăng lên, da người bệnh có thể đỏ ửng và tim đập dữ dội trong khi cơ thể cố gắng hạ nhiệt.
2. Các cơ quan bắt đầu bị suy
Thân nhiệt lên cao đó cũng có thể khiến các các cơ quan quan trọng của cơ thể ngừng hoạt động. Khi nhiệt độ cơ thể tăng quá cao, về cơ bản, các cơ quan sẽ bị “đung chín”. Thận, gan, tim, não, tất cả đều có thể bị ảnh hưởng. Một dấu hiệu: Nước tiểu có màu đỏ nếu thận bắt đầu bị suy.
Video đang HOT
3. Lơ mơ
Những thay đổi về trạng thái tinh thần như lơ mơ hay mê sảng là dấu hiệu của say nóng. Những thay đổi này cũng là chỉ báo chính cho thấy nạn nhân đã chuyển từ kiệt sức do nóng sang tình trạng say nóng đe dọa tính mạng. Có tới 70% những người đến giai đoạn này có thể tử vong. Vẫn đề các nghiêm trọng hơn vì đến thời điểm này, nạn nhân sẽ không còn khả năng diễn đạt tốt hoặc suy nghĩ tỉnh táo đủ để thoát khỏi chỗ nóng và nhận được sự giúp đỡ cần thiết. Vì vậy, khi bắt đầu cảm thấy hơi choáng váng, hãy di chuyển vào trong nhà càng sớm càng tốt.
4. Cảm thấy buồn nôn
Cảm giác buồn nôn là một trong những triệu chứng thể chất phổ biến nhất của kiệt sức vì nóng. Nhưng điều này và nhiều dấu hiệu khác – như cảm thấy mệt mỏi và nôn – cũng có thể báo hiệu bạn đang tiến triển đến say nóng. Kiệt sức vì nóng là một tình trạng nghiêm trọng, nhưng nếu nhận ra sớm, bạn hãy di chuyển đến nơi mát mẻ và bổ sung nước và các chất điện giải bị mất bằng đồ uống thể thao, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn.
Điểm mấu chốt: Say nóng là một mối đe dọa nghiêm trọng vào thời điểm này trong năm – đặc biệt đối với những người phải vận động nhiều, thường xuyên gắng sức trong thời tiết nóng ẩm. Hãy biết các dấu hiệu cảnh báo và tập luyện trong nhà khi cần. Và nếu phát hiện ra ai đó có vẻ như bị say nóng, hãy gọi cấp cứu, yêu cầu người đó dừng mọi hoạt động mà họ đang làm và giúp họ làm mát. Ngồi trong bóng râm, trước quạt hoặc thậm chí phun nước lên người họ. Người bị say nóng cần được làm mát nhanh chóng, tuy nhiên bạn có thể làm được.
Cẩm Tú
Theo WH/Dân trí
Phát hiện nguyên nhân gây rối loạn ăn uống là do mũi quá thính
Nhiều người muốn nhịn ăn để giảm cân, nhưng mũi ngửi thấy mùi thức ăn khiến kẻ thù lớn nhất của họ là "đói khát" lại vùng dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Các chuyên gia đã phát hiện ra một vùng não mới trong nghiên cứu dùng mùi thức ăn kích hoạt chuột thí nghiệm, khiến chúng không ăn uống gì cho đến khi chết đói.
Sự thèm ăn của con người dựa trên mùi hương của thức ăn.
Benjamin Arenkiel, một nhà nghiên cứu tại Viện Thần kinh Jane Duncan, làm việc ở bệnh viện Nhi đồng Texas và phó giáo sư khoa học Thần kinh & Di truyền học phân tử tại đại học Y Baylor, đã cùng nghiên cứu về ảnh hưởng của mùi thức ăn tác động khác nhau tới động vật cho biết: Sự thèm ăn được não bộ điều khiển dựa trên tình trạng dinh dưỡng của cơ thể, yếu tố môi trường, tâm trạng hoặc các cơ chế phụ khác. Tích hợp các thông tin cảm giác này, não sẽ cho ra quyết định ảnh hưởng đến sự thèm ăn.
Ví dụ, nhận thức về thực phẩm khiến chúng ta có cảm giác thèm ăn nhưng khi nhận thấy (nhìn hoặc ngửi) chúng đang phân rã (ôi thiu) lập tức sự thèm ăn mất đi. Phản ứng này có thể là do bẩm sinh hoặc do kinh nghiệm luyện tập có được.
Mùi thức ăn có thể khiến người ta không muốn ăn dù đang đói bụng.
Ở người và động vật gặm nhấm (chuột chẳng hạn), khứu giác đóng vai trò cảm giác chính trong việc ăn uống. Những người bị điếc mũi, không thể ngửi thấy mùi gì sẽ có sự thay đổi bất thường về khẩu vị.
Nghiên cứu cho thấy, mùi thức ăn ảnh hưởng đến việc ăn uống và trao đổi chất của chuột. Chúng ta đã biết rằng vùng dưới đồi não đóng một vai trò quan trọng trong việc ăn uống và kiểm soát sự thèm ăn. Tuy nhiên, thông tin từ các thần kinh cảm giác, đặc biệt là từ khứu giác được truyền đến vùng dưới đồi và các tế bào thần kinh liên quan, lại không rõ ràng cho lắm.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã sử dụng nhiều kỹ thuật, bao gồm cả việc kích thích tế bào thần kinh để xác định tập hợp các tế bào thần kinh có tên là Vglut2 và thấy rằng các tế bào này được kích hoạt đặc biệt bởi mùi thức ăn. Điều này giải thích việc sau một bữa ăn no nê, ngửi thấy mùi món tráng miệng, bạn vẫn muốn ăn tiếp. Ngược lại, ngửi thấy mùi thức ăn khó chịu, dù có đói bụng bạn cũng không muốn ăn tí nào.
Khi các nhà khoa học sử dụng các kỹ thuật di truyền và virus để phá vỡ các tế bào thần kinh Vglut2 của những con chuột thí nghiệm, họ thấy rằng hành vi ăn uống của các con vật đã thay đổi. Các con chuột thí nghiệm không chịu ăn nữa, trọng lượng ban đầu của chúng nhanh chóng giảm đi 30% và cuối cùng chết đói trong vòng 9-12 ngày sau khi tiêm virus.
Chuột thí nghiệm chết đói sau khoảng 10 ngày tiêm virus phá hủy tế bào thần kinh Vglut2.
Một loạt các xét nghiệm đã xác nhận rằng sự sụt giảm cân của chúng không phải do bất kỳ rối loạn chức năng trao đổi chất nào. Không có sự thay đổi về hormone tuyến yên hoặc tuyến giáp, nồng độ glucose hay insulin và càng không có sự khác biệt về nồng độ leptin giữa các nhóm thử nghiệm. Do đó, có thể xác định rằng tín hiệu leptin không liên quan đến việc giảm cân hoặc giảm lượng thức ăn.
Ngược lại, các con chuột bị sụt cân vì sự kích thích của các tế bào thần kinh Vglut2 có tác dụng khiến chúng phải ngừng ăn ngay cả khi đã rất đói. Đây quả là một khám phá tuyệt vời vì động vật có bản năng buộc phải ăn để tồn tại.
Trong thực tế, mùi thức ăn thơm tho thường được có tác động tích cực, kích hoạt tế bào thần kinh Vglut và gây ra cơn đói. Nhưng cũng chính tế bào này, lại khiến gây ra hành vi tránh ăn ở chuột đối với một số mùi khó chịu. Lũ chuột có vẻ như rất sợ những thức ăn này và luôn tránh nơi đặt chúng.
Vào tháng 4/2019, Daily Mail đã đăng tin một trường hợp mắc chứng bệnh khó hiểu gây chán ăn ở một người đàn ông người Australia. Anh này đã bị đập đầu sau khi trượt ngã trong phòng tắm. Tai nạn này đã trở thành biến cố nghiêm trọng trong cuộc đời của anh ta.
Người đàn ông này luôn ngửi thấy thức ăn, dù ngon lành tới đâu, đều có mùi thum thủm gây buồn nôn hết thức. Mặc dù căn bệnh quái lạ này không đe dọa tới tính mạng nhưng hậu quả tàn khốc của nó cuối cùng vẫn khiến bệnh nhân tự sát vì không còn cảm thấy hứng thú gì để sống nữa.
Người đàn ông khốn khổ từng cho biết: Với anh, từ bánh mì mới nướng đến cà phê, sô cô la, rượu vang, bia, thịt xông khói, bít tết, rau, gà nướng và củ quả... đều có mùi rất khó chịu. Cứ đến bữa là anh lại cố gắng thuyết phục bản thân rằng nếu muốn sống thì cần phải ăn chúng.
Câu chuyện có thực trên cho thấy, mùi hương có thể kiểm soát hành vi ăn uống của con người đến thế nào. Chúng có thể khiến người ta bị béo phì vì ăn uống quá độ, lại cũng có thể khiến những con chuột dù chết đói cũng không chịu ăn uống.
Các nhà nghiên cứu cho rằng việc phát hiện ra những tế bào thần kinh kích thích giác quan giúp con người có thể tìm ra cơ chế phát sinh việc rối loạn ăn uống, từ đó có thể chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị hữu hiệu.
Minh Khôi
Theo Sohu/ĐSPL
Nhiều ngôi sao mắc bệnh tuyến giáp nên không thể sinh con, chuyên gia chỉ cách giúp phòng tránh đơn giản từ chính thói quen hàng ngày Ngày càng có nhiều ngôi sao nổi tiếng tại nước ta như Kha Ly, người đẹp Trúc Diễm... mắc phải bệnh tuyến giáp đến nỗi không thể sinh con. Vậy phải làm sao để phòng tránh bệnh tuyến giáp? Nhiều sao Việt không dám sinh con vì mắc bệnh tuyến giáp Vào tháng 3 năm nay, nữ diễn viên, ca sĩ Kha Ly...