Những dấu hiệu mang thai đôi, có là mẹ phải ăn mừng ngay!
Mẹ đang băn khoăn về chiếc bụng bầu lớn bất thường của mình, hay nghi ngờ mình có thể sinh 2 em bé cùng một lúc?
Khi mang thai sinh đôi, ngay từ tháng đầu tiên, mẹ sẽ cảm nhận được những thay đổi khác lạ so với mang thai thông thường. Để đảm bảo tính chính xác về việc mang thai đôi, mẹ có thể tham khảo những dấu hiệu nhận biết sinh đôi sớm dưới đây.
Dựa vào nồng độ hCG
hCG là loại hoóc-môn giúp nhận biết bạn có mang thai hay không. Hoóc-môn hCG xuất hiện trong máu và nước tiểu khoảng 10 ngày sau khi thụ thai. Các cặp sinh đôi hay đa thai có thể làm cho lượng hoóc-môn này cao hơn những trường hợp mang thai thông thường.
Nồng độ hCG cao dẫn đến tình trạng ốm nghén vào hai tuần đầu tiên của thai kỳ. Trong một số trường hợp, mẹ có thể trải qua tình trạng “nghén nặng” vào mỗi buổi sáng.
Cảm giác mệt mỏi, kiệt sức
Mang thai đôi khiến mẹ bầu có cảm giác mệt mỏi, kiệt sức, luôn trong tình trạng “lơ mơ” trong suốt từ 2 đến 3 tuần đầu thai kỳ. Khi phải nuôi dưỡng cùng một lúc hai đứa trẻ, cơ thể mẹ cần được nghỉ ngơi và cung cấp đủ thức ăn để có thể hoạt động bình thường.
Mang thai đôi, cơ thể mẹ sẽ mệt mỏi hơn gấp nhiều lần. (Ảnh minh họa)
Ăn ngon miệng hơn
Khi mang thai đôi, mẹ sẽ cảm thấy thèm ăn, ăn nhiều hơn vì khi đó, mẹ cần nhiều thức ăn để nuôi lớn 2 đứa trẻ.
Bụng bầu lớn hơn bình thường
Mang thai đôi, mẹ bầu sẽ có cảm giác bụng mình lớn hơn so với mang thai thông thường. Tử cung có thể sẽ mở rộng hơn so với các mẹ bầu mang thai đơn vì khi đó tử cung phải chứa tới hai đứa trẻ.
Video đang HOT
Cảm thấy bụng bầu lớn hơn bình thường, rất có thể mẹ đang mang một cặp sinh đôi. (Ảnh minh họa)
Tâm trạng thay đổi thất thường
Với những mẹ bầu mang thai đôi, tâm trạng sẽ thay đổi thất thường do hormone hoạt động tích cực để giúp cơ thể đáp ứng yêu cầu phát triển của em bé. Mẹ bầu sẽ gặp điều này kể từ tuần thứ 7 của thai kỳ.
Ngoài những dấu hiệu phát hiện mang thai đôi sớm kể trên còn có những dấu hiệu nhận biết sau trong suốt thai kỳ:
Khi mang thai cặp song sinh, mẹ bầu có thể tăng cân nhanh hơn so với mang thai thông thường. Nếu nhận thấy cân nặng cơ thể nhanh chóng thay đổi ngay từ khi mang bầu, có thể mẹ đã mang bầu song thai. Sự tăng cân bất thường này không chỉ do trọng lượng của 2 bé mà còn bởi cơ thể mẹ còn phải sản sinh thêm số lượng, khối lượng mô, chất lỏng và máu để nuôi dưỡng đến 2 mầm sống trong bụng mình.
Mang thai đôi, mẹ sẽ tăng cân nhanh bất thường. (Ảnh minh họa)
Cảm thấy cử động thai sớm và nhiều
Đối với những mẹ mang thai song sinh, cảm giác thai nhi cử động, “cựa quậy” trong bụng diễn ra từ rất sớm và mức độ thường xuyên hơn bình thường. Đây cũng là dấu hiệu giúp mẹ nhận biết có phải mình đang mang thai đôi hay không.
Vào tháng thứ 3 của thai kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành đo nhịp tim để xác định xem liệu có phải mẹ đang mang song thai hay không.
Chuột rút
Chứng chuột rút là dấu hiệu sớm để nhận biết mang thai đôi vì lúc này tử cung mở rộng hơn bình thường. Tuy nhiên, nếu không chảy máu trong thời gian mang thai, mẹ bầu không cần quá lo lắng về chứng chuột rút này.
Đi tiểu thường xuyên trong thời gian mang thai cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết mang song thai. Khi mang thai đôi, tình trạng đi tiểu sẽ diễn ra thường xuyên hơn do áp lực của tử cung, kích thước tử cung dần lớn hơn, tạo áp lực lên bàng quang.
Bên cạnh đó còn có một số dấu hiệu khác như: nhịp tim của mẹ bầu đập nhanh hơn, thường xuyên đau lưng, cơ thể giữ nước, khó thở… Nếu mẹ bầu gặp những tình huống trên, hãy đi khám phụ khoa để biết chính xác hơn liệu mình có đang mang thai đôi không.
Theo Khampha
Dấu hiệu nhận biết có thai sau 7 ngày, chưa cần thử que đã biết có bé
Sự thay đổi sinh lý của mẹ như diễn ra như thế nào, thai nhi hình thành ra sao trong tuần đầu mang thai? bài viết dưới đây sẽ giải thích những điều mẹ cần biết về giai đoạn này.
Thông thường, phải ít nhất 10-14 ngày sau khi quan hệ que thử thai mới có thể cho kết quả chính xác. Vậy nhưng ngay trong tuần đầu tiên, bạn đã có thể nhận biết mình có đang mang thai hay không bằng cách theo dõi sự thay đổi của cơ thể.
DẤU HIỆU CÓ THAI SAU 7 NGÀY
Nhiều mẹ bầu chưa thể nhận ra mình đang có thai trong 1 đến 2 tuần đầu tiên, do những triệu chứng mang thai trong giai đoạn vẫn này còn chưa rõ rệt. Có chăng chỉ là một vài triệu chứng ban đầu như mệt mỏi, thất thường trong tâm trạng, hay thường xuyên buồn tiểu mà thôi. Nhưng hầu hết các mẹ thường nhầm lẫn đây là những triệu chứng trước khi có kinh hơn là có thai.
Mẹ bầu khi mới mang thai từ 1 đến 2 tuần thường vẫn còn trong một giai đoạn gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ này thường kéo dài khoảng 28 ngày, dù đôi khi nó chỉ kéo dài 24 ngày hoặc thậm chí lên đến 35 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt thường bắt đầu khi trứng rụng khỏi buồng và di chuyển đến ống dẫn trứng, nơi trứng được tiếp xúc với tinh dịch và được thụ tinh. Từ đây, trứng đã được thụ tinh tiếp tục di chuyển qua ống dẫn trứng, nơi quá trình cấy ghép thai nhi chính thức diễn ra.
Một số người suy đoán rằng các mẹ bầu vẫn chưa thật sự mang thai dù đã sang tuần đầu tiên, do quá trình thụ tinh chỉ hoàn toàn diễn ra trong tuần mang thai thứ 2. Đó là lý do vì sao rất nhiều ca mang thai vẫn chưa thể được phát hiện trong tuần thứ nhất.
NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CƠ THỂ MẸ TRONG TUẦN MANG THAI THỨ NHẤT
Không có những thay đổi rõ rệt về mặt sinh lý xảy ra trong tuần mang thai đầu tiên, dù có một vài biến chuyển đã âm thầm diễn ra bên trong cơ thể mẹ trong thời gian này. Các triệu chứng thường gặp bao gồm những vấn đề về đường tiêu hóa như ợ hơi, táo bón, tức ngực, mệt mỏi, tâm trạng thất thường, ốm nghén, và các thay đổi về nội tiết tố. Các triệu chứng này ở mỗi bà mẹ là khác nhau, nhưng tựu chung lại những chuyển biến cơ thể chỉ diễn ra rõ rệt khi sang đến tuần thứ 2.
Theo các bác sĩ, tuần mang thai thứ nhất vẫn là thời điểm các mẹ được "thoát cũi sổ lồng". Dù chế độ ăn của các mẹ không được điều độ cho lắm, hay có lỡ uống một ly rượu trong bữa tối, thì điều này cũng không ảnh hưởng gì đến thai nhi cho lắm.
Do dấu hiệu mang thai chữa rõ ràng nên nhiều mẹ trong thời điểm này vẫn ăn uống "thả ga".(Ảnh minh họa)
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI TRONG TUẦN ĐẦU TIÊN
Do đây là thời điểm mẹ chưa hẳn được xác định đã có thai, nên vẫn chưa có dấu hiệu phát triển rõ rệt nào của thai nhi trong tuần mang thai thứ nhất, ngoài việc trứng rụng khỏi buồng và di chuyển đến ống dẫn trứng. Việc thụ tinh sẽ thực sự chỉ bắt đầu ở thời điểm 2 tuần kể từ thời điểm mang thai.
Dù vậy, giai đoạn này vẫn được thêm vào lịch thai kỳ và được tính như như tuần mang thai đầu tiên của mẹ. Các bác sĩ có thể nhờ đó mà tính toán thời điểm kết thúc chu kỳ kinh nguyệt của mẹ. Đây cũng là thời điểm bắt đầu chu kỳ 9 tháng (tương đương với 40 tuần), và thời điểm kết thúc dự kiến của mẹ có thể được xác định.
Một khi trứng đã được thụ tinh, các tế bào sẽ bắt đầu được phân chia trong khoảng từ 7 đến 10 ngày tiếp theo. Trong tuần đầu tiên, thai nhi vẫn còn ở dạng tế bào nên hay được gọi là phôi nang, và thường mới chỉ được phân chia làm 2 phần - phần bên ngoài sẽ trở thành nhau thai, và phần bên trong sẽ trở thành phôi thai khi đến tuần mang thai thứ 2.
Thai nhi tuần đầu mới chỉ xuất hiện dưới dạng phôi thai và màng phôi thai. (Hình minh họa)
Khi có một hoặc nhiều tế bào trứng rụng xuống và được thụ tinh, nhiều tế bào hợp tử sẽ được hình thành. Các hợp tử thường có đến 46 loại nhiễm sắc thể, và có số lượng tương đương nhau ở mỗi cặp bố mẹ. Các thành phần di truyền trong các nhiễm sắc thể này sẽ quyết định giới tính, màu da, màu tóc, đặc tính, chiều cao, và màu mắt của bé.
MẸ NÊN LÀM GÌ TRONG TUẦN MANG THAI ĐẦU TIÊN?
Nếu đã sẵn sàng cho việc mang thai, tuần đầu tiên với các mẹ bao giờ cũng đầy ắp niềm vui và sự kỳ vọng. Nếu trước kia thân nhiệt của mẹ vào các buổi sáng vẫn được giữ ở mức ổn định thì đến thời điểm này các mẹ có thể nhận thấy nhiệt độ cơ thể bắt đầu có dấu hiệu tăng lên kể từ sau thời điểm rụng trứng 16 ngày.
Đây là dấu hiệu sinh lý đầu tiên cho thấy các mẹ đang mang thai. Hãy tranh thủ lên lịch hẹn ngay với bác sĩ sản khoa, và thay đổi ngay các thói quen ăn uống, sinh hoạt nếu các mẹ chưa điều chỉnh chúng từ trước.
Nếu các mẹ đang phải dùng dược phẩm điều trị mà vẫn chưa có sự trao đổi với bác sĩ, đây là thời điểm thích hợp để liên hệ ngay với họ và đặt các câu hỏi, như tiếp tục dùng thuốc khi mang thai có ổn không, hay có phải thay đổi hoặc chấm dứt việc uống thuốc hay không. Nếu chưa đủ sẵn sàng để bỏ thuốc, các mẹ có thể bắt đầu sử dụng các loại vitamin và khoáng chất như axit folic.
Theo Khampha
Nhận biết dấu hiệu có thai sớm nhất chỉ bằng cách... nhìn mặt Khi mang thai, gương mặt người phụ nữ sẽ có một vài thay đổi nhất định và người xưa có thể dựa vào đó để nhận biết. Việc nhận biết có thai ngày nay khá dễ dàng với chị em phụ nữ. Chỉ cần 7-10 ngày sau khi chậm kinh, chị em đã có thể sử dụng que thử thai để xác định....