Những dấu hiệu khi tuyến giáp gặp trục trặc
Cáu kỉnh, tăng cân, không tập trung… đều có thể là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp, theo Health.
Ít hoặc không ham muốn gần gũi thể xác có thể là tác dụng phụ của tình trạng rối loạn tuyến giáp.
Tuyến giáp tác động đáng kể đến một loạt các chức năng cơ thể, và theo ước tính phụ nữ trên 35 tuổi có nguy cơ rối loạn tuyến giáp cao đến 30%. Theo Hiệp hội các nhà nội tiết học lâm sàng Mỹ, phụ nữ có nguy cơ gặp rối loạn tuyến giáp cao gấp 10 lần nam giới.
Tuyến giáp sản xuất hormone tuyến giáp, quy định nhiệt độ cơ thể, sự trao đổi chất, và nhịp tim. Khi hormone tuyến giáp hoạt động quá tích cực có thể làm tăng tốc sự trao đổi chất, làm giảm cân đột ngột, nhịp tim đập nhanh hoặc không đều, ra mồ hôi và căng thẳng hoặc khó chịu.
Trong khi đó, thiếu hụt hormone tuyến giáp gây suy giáp, làm rối loạn sự cân bằng bình thường của phản ứng hóa học trong cơ thể, gây ra một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như béo phì, đau khớp, vô sinh và bệnh tim.
Theo các chuyên gia sức khỏe nguyên nhân khiến tuyến giáp trục trặc có thể bắt nguồn từ yếu tố di truyền, hệ miễn dịch bị tấn công, mang thai, stress, thiếu hụt dinh dưỡng hoặc độc tố trong môi trường.
Dưới đây là những dấu hiệu cho biết tuyến giáp có vấn đề.
Kiệt sức
Nếu bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi vào buổi sáng hoặc suốt cả ngày sau một đêm ngủ đủ giấc, đó là dấu hiệu cho thấy tuyến giáp hoạt động quá kém. Hormone tuyến giáp tiết ra quá ít, không đủ để chảy vào mạch máu và các tế bào, từ đó cơ bắp không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, dẫn đến kết quả mệt mỏi và bải hoải.
Chán nản
Cảm thấy chán nản hay buồn bã bất thường có thể là một triệu chứng của suy giáp. Nhiều người tin rằng việc hormone tuyến giáp sản xuất quá ít có thể làm ảnh hưởng đến mức độ serotonin trong não. Serotonin là một loại hormone có tác dụng giúp chúng ta cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Vì vậy, khi tuyến giáp hoạt động không hiệu quả, lượng serotonin giảm xuống gây tâm trạng buồn chán.
Bồn chồn và lo lắng
Lo lắng và bồn chồn có liên quan đến việc hormone tuyến giáp sản xuất ra quá nhiều và điều đó đồng nghĩa với tuyến giáp hoạt động quá mức, gây cường giáp. Khi tuyến giáp tiết quá nhiều hormone, nó sẽ tràn ngập khắp cơ thể, từ đó, các tín hiệu trong cơ thể truyền đi không được chính xác, gây rối loạn sự trao đổi chất, khiến bạn cảm thấy bất an và lo lắng liên tục.
Thèm ăn
Cảm giác thèm ăn tăng lên không ngừng có thể là dấu hiệu của cường giáp, bởi khi hormone tuyến giáp phát hành quá nhiều sẽ gây cảm giác đói liên tục. Mặc khác khi tuyến giáp hoạt động quá mức cũng gây rối loạn vị giác và khứu giác.
Video đang HOT
Đầu óc mơ hồ
Trạng thái mơ hồ, chức năng nhận thức suy giảm, khó tập trung có thể là kết quả của tình trạng thiếu ngủ hoặc lão hóa của cơ thể, nhưng cũng có thể do tình trạng cường giáp gây ra. Trong khi chứng đãng trí, mau quên lại do suy giáp (hormone tuyến giáp tiết ra quá ít) gây ra. Ở phụ nữ, các dấu hiệu liên quan đến tuyến giáp thường bắt đầu xuất hiện ở thời kỳ mãn kinh.
Giảm ham muốn tình dục
Ít hoặc không ham muốn gần gũi thể xác có thể là tác dụng phụ của tình trạng rối loạn tuyến giáp. Quá ít hormone tuyến giáp là tác nhân khiến ham muốn tình dục giảm xuống, do kích thích tố tuyến giáp có ảnh hưởng đến nồng độ estrogen – nội tiết tố trong cơ thể. Không chỉ là suy giảm tình dục, rối loạn tuyến giáp còn dẫn đến hàng loạt các triệu chứng như: tăng cân, giảm cân đột ngột, mất hết năng lượng, đau nhức cơ thể…
Tim đập nhanh
Tuyến giáp hoạt động không hiệu quả làm ảnh hưởng đến nhịp đập của tim với các triệu chứng hồi hộp, tim đập nhanh hoặc bỏ qua một hoặc hai nhịp. Không khó để nhận thấy những cảm xúc ấy trong lồng ngực, và đó là dấu hiệu khi hormone tuyến giáp đang tràn ngập trong cơ thể.
Da khô
Da khô và ngứa có thể là một triệu chứng của suy giáp. Sự thay đổi trong kết cấu và vẻ bên ngoài của da chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự trao đổi chất. Nếu sự trao đổi chất chậm lại (do quá ít hormone tuyến giáp), khiến lượng mồ hôi tiết ra giảm đi. Da không đủ độ ẩm sẽ nhanh chóng trở nên khô và bong tróc. Tương tự, móng tay có thể trở nên giòn và dễ gãy trong trường hợp bị rối loạn tuyến giáp.
Táo bón
Những người bị suy giáp thường phàn nàn về tình trạng táo bón. Sự gián đoạn trong việc sản xuất hormone tuyến giáp gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Táo bón là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của suy giáp. Trong khi đó, tuyến giáp hoạt động quá mức lại gây ra tình trạng tiêu chảy hoặc đi ngoài thường xuyên hơn.
Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi với lượng máu ra nhiều hơn, thời gian kéo dài và đau bụng có thể là dấu hiệu của suy giáp. Nếu bị cường giáp sẽ ảnh hưởng đến kinh nguyệt theo hướng khác, chẳng hạn như chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, lượng máu cũng giảm.
Ê ẩm mình mẩy
Nếu bạn bị ngứa ran không rõ nguyên nhân hoặc đột ngột bị tê, đau nhức ở cánh tay, chân, bàn chân hoặc bàn tay, có thể là một dấu hiệu của suy giáp. Theo các chuyên gia, sở dĩ có điều đó là do tuyến giáp sản xuất quá ít hormone, từ đó gây tổn hại đến các dây thần kinh gửi tín hiệu từ bộ não và tủy sống đi khắp cơ thể. Kết quả là sự gián đoạn này tác động trực tiếp đến các chi, cơ bắp gây đau nhức.
Huyết áp cao
Huyết áp cao có thể là triệu chứng của rối loạn tuyến giáp (liên quan đến cả cường giáp và suy giáp). Những người có hormone tuyến giáp cao từ 2-3 lần so với mức bình thường có nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp. Trong khi đó, một giả thuyết khác cho rằng nồng độ hormone tuyến giáp thấp có thể làm chậm nhịp tim, ảnh hưởng đến sức bơm máu từ tim khiến tim hoạt động quá tải, gây tăng huyết áp. Tóm lại, theo các chuyên gia, cả cường giáp và suy giáp đều được xem là thủ phạm làm cao huyết áp.
Nhiệt độ cơ thể không ổn định
Cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh có liên quan tới suy giáp. Mặt khác, một tuyến giáp hoạt động quá mức lại gây nóng và liên tục đổ mồ hôi.
Khàn cổ
Sự thay đổi trong giọng nói hoặc một khối u trong cổ họng có thể là dấu hiệu của rối loạn tuyến giáp. Cách đơn giản để kiểm tra là nhìn vào cổ và xem tuyến giáp có bị sưng bằng cách đứng trước gương, nhấp ngụm nước và xem cổ họng có phình ra hoặc lồi lõm khi nuốt. Nếu phát hiện có điều bất thường, hãy nhanh chóng đến bác sĩ kiểm tra.
Giấc ngủ xáo trộn
Nếu cảm thấy buồn ngủ ở mọi thời điểm, đó có thể là suy giáp. Hormone tuyến giáp sản xuất quá ít gây ra hiện tượng này. Trong khi đó, nếu cơ thể khó đi vào giấc ngủ lại là dấu hiệu của cường giáp. Hormone tuyến giáp hoạt động quá mức gây ra lo lắng, khiến mạch đập nhanh, từ đó gây khó ngủ hoặc thức giấc vào nửa đêm.
Tăng cân
Dù không ăn nhiều hơn so với bình thường và vẫn tích cực tập tuyện thể dục, nhưng trọng lượng vẫn tăng, chứng tỏ chức năng tuyến giáp đang bị rối loạn. Ở trạng thái khác khi cơ thể đột ngột giảm cân không rõ nguyên nhân lại là triệu chứng của cường giáp.
Tóc mỏng và rụng
Quá ít hormone tuyến giáp làm gián đoạn chu kỳ tăng trưởng tóc, khiến nhiều nang tóc không phát triển, kết quả là dẫn đến rụng tóc, tóc bị khô. Trong trường hợp nghiêm trọng, lông mày cũng có thể bị rụng theo. Tuyến giáp hoạt động quá mức cũng có thể làm cho tóc mỏng, yếu và dễ gãy, rụng. Tình trạng cường giáp chỉ ảnh hưởng đến tóc chứ ít tác động đến lông mày hay lông chân, lông tay.
Khó thụ thai
Mặc dù đã cố gắng để có em bé trong khoảng thời gian dài nhưng kết quả vẫn không được, thì cường giáp được xem là một trong những thủ phạm. Theo các chuyên gia, khó khăn trong việc thụ thai có liên quan đến nguy cơ cao của các vấn đề về tuyến giáp. Cả suy giáp và cường giáp có thể gây trở ngại cho sự rụng trứng, làm suy yếu khả năng sinh sản. Rối loạn tuyến giáp cũng được liên kết đến các biến chứng khi mang thai.
Cholesterol cao
Mức độ cao của cholesterol “xấu” có thể được gây ra bởi một tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả. Suy giáp không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề về tim, suy tim.
Theo Thanh Niên
Những bài thuốc trị bướu cổ do rối loạn tuyến giáp
Bướu cổ do rối loạn tuyến giáp gây cho người bệnh nhiều phiền phức trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, sử dụng một số bài thuốc từ thảo dược có thể hạn chế được chứng bệnh này.
Một trường hợp bướu cổ
Bệnh bướu cổ xuất hiện thường do rối loạn tuyến giáp. Khi bị bướu cổ, người bệnh có thể sờ thấy khối u ở yết hầu, cảm giác vướng ở cổ, mệt mỏi, lo lắng. Trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ khó thở, khó nuốt, khản tiếng, mất tiếng. Ban đầu, bướu rất nhỏ, nhìn qua không thấy, sờ nắn không đau, khi bệnh nhân ngửa cổ ra mới thấy rõ.
Ở phương diện Tây y, bướu cổlà tình trạng xuất hiện một khối u lồi ở vùng cổ. Đặc biệt, khối u nằm ngay vùng cổ trước vì khu vực này có những cấu trúc dễ phát sinh thành bướu như tuyến giáp, ống giáp móng bẩm sinh. Hầu hết bệnh bướu cổ phát sinh từ các bệnh tuyến giáp như bướu giáp đơn thuần, viêm tuyến giáp hoặc bệnh ung thư tuyến giáp...
Ở phương diện y học cổ truyền, bệnh bướu cổ phát sinh là do liên quan với đất, nước, nơi ở (vùng, miền) và tình chí (trạng thái tinh thần) thay đổi. Bệnh lý chủ yếu là đàm thấp và khí trệ: Người bệnh có tỳ khí kém, thêm ảnh hưởng của thức ăn càng tăng thêm khí trệ mà sinh bệnh. Hoặc do tức giận, thương can, can khí không thông đạt, uất nên sinh đờm, đờm khí kết ở cổ mà sinh bệnh. Đàm thấp và khí trệ là hỗ tương nhân quả cho nên khối u ngày càng to thêm.
Để điều trị bướu cổ, Tây y thường cho bệnh nhân sử dụng thuốc. Trong trường hợp nặng có thể dùng biện pháp i-ốt xạ trị hoặc phẫu thuật. Bên cạnh đó, Đông y tận dụng những vị thuốc thiên nhiên, hiệu quả, an toàn giúp cải thiện tình trạng bướu cổ như:
Hải tảo (rong biển): Là một loại thực phẩm giàu i-ốt và các chất dinh dưỡng tự nhiên, giúpnhuyễn kiên, tiêu đờm, lợi thủy, tiết nhiệt, tăng cường miễn dịch cơ thể. Vì vậy hải tảo có khả năng làm mềm khối u sưng trong các trường hợp bướu cổ. Người bệnh rửa sạch hải tảo 50g, thái nhỏ, cho vào nồi cùng gạo tẻ 100g đã vo sạch và cho 1 lít nước. Đun to lửa, sau đó bớt lửa, nấu thành cháo loãng, cho thêm muối vừa ăn. Mỗi ngày ăn hai lần vào buổi sáng và tối.
Hải tảo là dược liệu quý trong điều trị bệnh tuyến giáp.
Cháo ngũ vị: Đối với những trường hợp bướu cổ do bệnh cường giáp basedow, người bệnh cần bổ sung nhiều dinh dưỡng để cân bằng hệ miễn dịch của cơ thể. Có thể dùng bài thuốc sau: lúa mạch 150g, toan táo nhân 10g, ngũ vị tử 10g, mạch môn 19g, hạt sen 10g, long nhãn 10g. Toan táo nhân, ngũ vị tử giã vụn, sắc cùng với mạch môn, lấy nước đặc. Hạt sen bỏ tâm, nấu nhừ để riêng. Lúa mạch nấu thành cháo, khi sắp chín thì cho các vị kia vào, ăn mỗi ngày một bát.
Bên cạnh đó, bài thuốc gồm các vị: hải tảo (thành phần chính), khổ sâm, ba chạc, bán biên liên, neem (xoan Ấn Độ) cũng rất tốt đối với bệnh tuyến giáp, trong đó có bướu cổ. Sau thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học đã sử dụng bài thuốc này với tỷ lệ chính xác từng vị thuốc và bào chế thành công dưới dạng viên nén là thực phẩm chức năng Ích Giáp Vương.Sản phẩm này là công thức toàn diện giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp, điều hòa hormon tuyến giáp, phòng ngừa các bệnh lý do rối loạn tuyến giáp như bướu cổ (bướu tuyến giáp), ung thư tuyến giáp, nhược giáp, cường giáp; giảm đau, làm mềm khối u tuyến giáp; giúp giảm các triệu chứng của bệnh lý tuyến giáp như mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, rối loạn thân nhiệt...
Đây là sản phẩm đầu tiên dẫn đầu trong dòng sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị rối loạn chức năng tuyến giáp lâu dài, không gây tác dụng phụ, được các chuyên gia đưa ra thảo luận trong hội thảo điều trị bệnh lý tuyến giáp tại Hà Nội vừa qua.Ích Giáp Vương hiện đã có mặt tại khắp các nhà thuốc trên cả nước và được nhiều bác sĩ cũng như bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.
Điện thoại tư vấn: 04.37757066 / 08.39770707
Để cập nhật những thông tin về bệnh bướu cổ, rối loạn tuyến giáp, xin mời truy cập trang web: http://benhbuouco.vn
Theo TPO
Hỏi và đáp về bệnh lý tuyến giáp Câu hỏi: Tôi 40 (tuổi) bị bướu tuyến giáp và đã phẫu thuật cách đây 10 năm. Nhưng gần đây tôi lại cảm thấy nghẹt cổ, khó thở. Tôi có đi khám thì được chẩn đoán là bệnh tái phát. Xin hỏi tôi có phải phẫu thuật nữa không? Bạn tôi đi hội thảo về bệnh tuyến giáp, thấy các giáo sư có...