Những dấu hiệu cho thấy phải đưa “cậu nhỏ” đi khám
Hãy đi gặp bác sĩ ngay nếu bạn phát hiện vết rộp hay viêm trợt ở đầu dương vật. Đó có thể là biểu hiện nhiễm nấm, virus herpet và thậm chí cả ung thư.
Bạn cũng đừng trì hoãn việc đi khám nếu có một trong các biểu hiện sau:
- Có tổn thương không đau ở thân hay đầu dương vật: Đây có thể là u sùi, giang mai hay một hình thái ung thư.
- Sưng đau ở bìu: Có thể do viêm mào tinh hoàn hay xoắn tinh hoàn.
- Tiết dịch màu vàng nhạt hay hơi xanh ở đầu dương vật: Là dấu hiệu của bệnh lây truyền qua đường tình dục hay nhiễm khuẩn niêm mạc quy đầu, viêm niệu đạo.
Video đang HOT
- Đi tiểu có cảm giác nóng rát: Là triệu chứng viêm bàng quang hay niêm mạc niệu đạo, viêm niệu đạo.
- Toàn bộ quy đầu đau và sưng: Có thể do nhiễm khuẩn quy đầu.
- Tinh dịch có lẫn máu hoặc đau khi xuất tinh: Có thể là viêm tiền liệt tuyến, viêm hay nhiễm khuẩn túi tinh. Khi cần thiết, có thể chườm nóng hay dùng thuốc giảm đau nhẹ.
- Khi giao hợp có cảm giác đau: Có thể do nhiều nguyên nhân như dị ứng với phương tiện tránh thai (thuốc diệt tinh trùng, màng ngăn…), viêm tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn hay âm đạo khô.
- Đau nhiều ở tinh hoàn mà không do chấn thương: Có thể do viêm mào tinh hoàn thể nặng hoặc xoắn tinh hoàn, khiến bộ phận này không có máu đến nuôi dưỡng. Cần đi khám khẩn cấp.
- Đau nhẹ quanh tinh hoàn: Có thể viêm mào tinh hoàn thể nhẹ.
- Một tinh hoàn có cục nhỏ, rắn, không đau: Nên đề phòng ung thư tinh hoàn hoặc một tổn thương lành tính ở đường dẫn tinh.
- Bìu sưng to và mềm ở một hay cả hai bên: Có thể do giãn tĩnh mạch ở bìu.
- Bìu to tròn, căng như quả bóng: Có nước ở tinh mạc. Nếu có một nang nhỏ thì có thể là do viêm mào tinh hoàn.
- Sưng to nhưng mềm ở phía trên tinh hoàn và càng to hơn khi hoạt động, khi nâng vác vật nặng hay khi ho: Có thể là thoát vị bẹn, do có một quai ruột chui vào bìu. Hiếm khi quai ruột bị xoắn nhưng nếu xảy ra thì cần phải mổ. Có loại trang phục mặc vào làm cho ruột đỡ sa và đỡ khó chịu.
Theo VNE
"Yêu" hơn 15 phút dễ mắc bệnh
Nghiên cứu lâm sàng chứng minh, nếu thời gian "yêu" quá dài, nữ giới dễ bị viêm nhiễm niệu đạo, rối loạn kinh nguyệt... còn nam giới lại dễ bị viêm tiền liệt tuyến.
Khi "yêu", từ lúc bắt đầu hưng phấn đến lúc "xuất binh", thông thường thời gian kéo dài khoảng 5 phút đến 15 phút. Tuy nhiên, do đặc điểm cơ thể, sức khỏe và thói quen "yêu" của mỗi cặp vợ chồng không giống nhau, vì thế, rất khó đưa ra một tiêu chuẩn nhất định cho mỗi lần "chuyện ấy" kéo dài trong bao lâu mới thích hợp.
Có người cho rằng, mỗi lần "yêu" thời gian càng dài thì càng dễ làm bạn gái hài lòng. Quan điểm này vốn không khoa học. Nghiên cứu sinh lý giới tính chỉ ra rằng, "yêu" quá lâu, quá dài đều không có lợi cho sức khỏe của cả hai bên.
Thứ nhất, khi làm "chuyện ấy" cơ quan sinh dục của nam giới và nữ giới đều ở trong trạng thái xung huyết cao độ, từ lúc hưng phấn đến lúc "cao trào", rất nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể đều tham gia vào quá trình sinh lý đặc biệt này. Ví dụ, cơ bắp toàn cơ thể căng phồng rõ rệt, tim đập tăng nhanh, cơ tim co bóp mạnh, huyết quản tăng cao, hô hấp sâu và nhanh, huyết quản da toàn thân nở to, ra mồ hôi nhiều...
Nếu "chuyện ấy" kéo dài quá lâu sẽ làm cho năng lượng cơ thể tiêu hao quá nhiều gây ra cảm giác mệt mỏi, thậm chí làm cho tinh thần của hai bên mệt mỏi, chán nản, cơ bắp đau nhức, toàn thân mất sức, như thế tất yếu sẽ ảnh hưởng đến công việc và lao động của ngày tiếp theo.
Thứ hai, khi "yêu", cơ quan sinh dục của nam nữ đều tiếp xúc và hoạt động mật thiết với nhau dưới trạng thái xung huyết cao độ, nếu thời gian "yêu" quá dài dễ gây ra các loại bệnh tật. Nghiên cứu lâm sàng chứng minh, nếu thời gian "yêu" quá dài, nữ giới dễ bị viêm nhiễm niệu đạo, rối loạn kinh nguyệt... còn nam giới lại dễ bị viêm tiền liệt tuyến.
Theo VNE
Xuất tinh sớm - Điều lo lắng của đàn ông Xuất tinh là một động tác có thể xảy ra bất kỳ tình huống nào, lúc tỉnh cũng như lúc mê... Qua nghiên cứu người ta thấy rằng, thời gian đạt cực khoái của nữ không cố định, có khoảng 25% số người có thời gian từ 1 - 2 phút, 50% từ 5 - 10 phút và 25% còn lại trên 10...