Những dấu hiệu cảnh báo ung thư hạch bạn cần chú ý
Ung thư hạch được các bác sĩ xem là căn bệnh khó khăn để điều trị khỏi. Đa số người bệnh thường không biết mình có bệnh, không biết các dấu hiệu bệnh để kiểm tra kịp thời.
Ung thư hạch (còn gọi là ung thư hạch bạch huyết) là loại ung thư bắt đầu trong các tế bào chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch, được gọi là tế bào lympho. Những tế bào lympho có mặt trong các hạch bạch huyết, lá lách, tuyến ức, tủy xương, và các bộ phận khác của cơ thể.
Có hai loại chính của ung thư hạch: U lympho Hodgkin và không Hodgkin.
Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo ung thư hạch:
Có khoảng 10-20% bệnh nhân bị ung thư hạch ác tính có biểu hiện thiếu máu tại thời điểm thăm khám.
Thiếu máu là một trong những tiêu chí để chẩn đoán bệnh ung thư hạch trên lâm sàng có đang tiến triển nhanh hay không. Bác sĩ sẽ xem xét yếu tố thiếu máu ít hay nhiều và tỷ lệ đông máu nhanh hay chậm làm cơ sở xác định bệnh.
Thiếu máu là một trong những dấu hiệu ung thư hạch
Suy giảm miễn dịch
Theo bác sĩ Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), suy giảm miễn dịch là tình trạng của hầu hết bệnh nhân ung thư hạch. Khi bệnh càng tiến triển thì chức năng miễn dịch càng giảm, đặc biệt là những người ở giai đoạn nặng.
Bệnh nhân sẽ thường xuyên xuất hiện triệu chứng nhiễm trùng trong hệ thống thần kinh trung ương, viêm màng não hoặc u nang não có thể xảy ra, và những bệnh này rất có hại cho cơ thể và sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Sưng hạch bạch huyết
Video đang HOT
Ở giai đoạn sớm, hầu hết bệnh nhân không có cảm giác đau. Cảm giác đau xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn tiến triển. Các hạch bạch huyết phát triển dần dần, từ kích thước bằng hạt đậu nành cho đến kích thước của quả táo tàu.
Các hạch bạch huyết có độ cứng trung bình, rất cứng và đồng nhất. Các hạch này thường không bám dính vào da, đến khi bệnh tiến triển chúng có thể tách rời hoàn toàn với da và cứ thể di chuyển được dưới da.
Khi bệnh ở giai đoạn cuối, các hạch phát triển to, kết hợp lại thành 1 khối, có những bệnh nhân khối u có đường kính lên đến hơn 20 cm.
Đa số người bệnh thường không biết mình có bệnh, không biết các dấu hiệu bệnh để kiểm tra kịp thời. Chỉ đến khi có dấu hiệu rõ ràng để đến gặp bác sĩ, thì mọi chuyện gần như đã an bài, mất đi thời kỳ tốt nhất để khống chế và điều trị bệnh hiệu quả. Thời gian “vàng” trong điều trị bệnh đã bị bỏ lỡ, đây cũng chính là điều đáng tiếc nhất cho người bệnh.
Những dấu hiệu nhận biết ung thư hạch sớm, chớ bỏ qua kẻo hối hận không kịp
Thông tin diễn viên Đức Thịnh bị ung thư hạch giai đoạn 2, khi tuổi đời còn rất trẻ khiến nhiều người quan tâm đến căn bệnh quái ác này.
Mới đây, diễn viên Đức Thịnh, người đóng vai Sơn Sọ trong phim "Đội đặc nhiệm nhà C21", chia sẻ anh đang bị ung thư hạch giai đoạn 2. Ban đầu, anh thấy có khối u sưng to ở cổ nên đến bệnh viện gần nhà để khám và uống thuốc.
Diễn viên Đức Thịnh, người đóng vai Sơn Sọ trong phim "Đội đặc nhiệm nhà C21" bị ung thư hạch giai đoạn 2, đã phải hóa trị 4 lần.
Nhưng sau đó bệnh tình không giảm, anh vào Bệnh viện Nội tiết Trung ương xét nghiệm máu, được tăng cường kháng sinh. 10 ngày tiếp theo, anh vào Bệnh viện Ung Bướu kiểm tra. Các bác sĩ kết luận anh bị ung thư hạch giai đoạn hai.
Ung thư hạch là gì?
Đây là một nhóm ung thư tại hạch bạch huyết của cơ thể. Bệnh khó điều trị vì dấu hiệu giai đoạn đầu không rõ ràng nên người bệnh không biết để điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, tỷ lệ bình phục và sống thêm nhiều năm cao.
Trong cơ thể có khoảng 500-600 hạch bạch huyết, phổ biến ở cổ, nách, bẹn... Trong hệ miễn dịch, hạch bạch huyết có chức năng lọc hoặc giữ lại các phần tử ngoại lai. Hạch bị sưng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh từ viêm họng cho tới ung thư.
Ung thư hạch gồm nguyên phát (lymphoma) hoặc thứ phát từ các vị trí khác di căn tới hạch (ung thư phổi, dạ dày, đại tràng...).
Nếu là ung thư từ vị trí khác lan sang, hiệu quả điều trị phụ thuộc vào giai đoạn và trạng thái của vị trí nguyên phát.
Trong khi đó, lymphoma có hai dạng là u lympho Hodkin và không Hodkin. Hai loạn này có triệu chứng lâm sàng tương đối giống nhau (sưng hạch, mệt mỏi, sút cân...).
Tuy nhiên, u lympho Hodgkin có thể khởi phát từ một hoặc nhiều hạch bạch huyết, ở những bộ phận phía trên của cơ thể như cổ, ngực hoặc nách. Trong khi đó, u lympho không Hodgkin thường xuất phát ở ngoài hạch và ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, thường gặp ở bụng, trong ống tiêu hóa.
Triệu chứng, nguyên nhân của ung thư hạch
Ung thư hạch rất khó phát hiện khi ở giai đoạn đầu.
Hầu hết các bệnh nhân chỉ đi khám khi xuất hiện các hạch phát triển to nhanh ở cổ. Trên thực tế, loại ung thư này có một số triệu chứng sớm mà bạn cần lưu ý như mệt mỏi, sụt cân (hơn 10% trọng lượng) trong vòng 6 tháng, đổ mồ hôi đêm...
Ở giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân sẽ có thêm các biểu hiện sau:
- Nổi hạch: Hạch cứng xuất hiện ở cổ, nách, bẹn... có kích thước phát triển nhanh, không đau, không chảy máu.
- Suy giảm miễn dịch: Bệnh nhân dễ dàng mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, zona, herpes, viêm màng não, u não...
- Thiếu máu: Khoảng 10-20% bệnh nhân bị thiếu máu hoặc tỷ lệ đông máu chậm khi đi khám. Người bệnh thường có biểu hiện chóng mặt, mệt mỏi, làm việc thiếu hiệu quả.
Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân gây ung thư hạch có thể do di truyền, ô nhiễm môi trường, chức năng miễn dịch suy giảm, chế độ ăn uống không khoa học (nhiều thịt ít rau, nhiều đồ muối chua, đồ chiên rán).
Điều trị ung thư hạch
Để xác định bệnh ung thư hạch, các bác sĩ phải tiến hành nhiều biện pháp kết hợp để đưa ra chẩn đoán chính xác như sinh thiết hạch làm giải phẫu bệnh, siêu âm, chụp cắt lớp điện toán, chụp cộng hưởng từ...
Tùy vào từng loại ung thư hạch và giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra lộ trình chữa khác nhau. Các phương pháp thông thường hay sử dụng là:
Hoá trị liệu: Dùng thuốc chống ung thư có thể phối hợp kháng thể đơn dòng hoặc thuốc trúng đích.
Xạ trị
Phẫu thuật
Ghép tế bào gốc: trong các trường hợp đặc biệt như xâm lấn tuỷ xương.
Tỷ lệ sống sau 5 năm nếu phát hiện sớm có thể lên tới 90%, nếu phát hiện muộn, tỷ lệ này còn 60-70%.
Chăm sóc bệnh nhân ung thư hạch như thế nào?
Cũng như bao bệnh nhân ung thư khác, bệnh nhân cần được chú ý các vấn đề trọng tâm sau:
Giữ vệ sinh, vật dụng cá nhân và môi trường sống.
Dinh dưỡng đầy đủ, ăn chín uống sôi. Lựa chọn các thực phẩm lành mạnh, dễ thấp thu.
Tránh tự ý sử dụng các thực phẩm chức năng có thể làm rối loạn chức năng gan sẽ ảnh hưởng đến điều trị.
Trong thời gian điều trị, loét có thể xảy ra đặc biệt ở đường tiêu hoá và da. Hãy tham vấn bác sĩ điều trị trong việc lựa chọn thực phẩm và vệ sinh vết loét.
Các bác sĩ "nâng cấp" hệ miễn dịch để điều trị ung thư máu như thế nào? Các nhà khoa học đã phát triển một liệu pháp miễn dịch mới có tên CAR T-cell, với mục tiêu tăng cường khả năng nhận diện ung thư của hệ miễn dịch, từ đó chủ động tiêu diệt loại tế bào ác tính này. Ung thư máu là hiện tượng các tế bào máu phát triển và phân chia mất kiểm soát, làm...