Những dấu hiệu cảnh báo ung thư da
Ánh sáng mặt trời chứa tia cực tím có thể gây hại cho da. Ngoài việc khiến da bị lão hóa nhanh, các sóng của ánh sáng này còn tạo ra đột biến DNA trong các tế bào da và có thể dẫn đến ung thư da.
Ánh sáng mặt trời chứa tia cực tím có thể gây hại cho da – Ảnh: Shutterstock
Theo các nhà khoa học, thời kỳ ủ bệnh ung thư da có thể kéo dài nhiều thập kỷ, và những người sống ở các khu vực gần xích đạo, sắc tố của da thường kém, và tỷ lệ mắc bệnh ung thư da rất cao. Một số dấu hiệu sau có thể cảnh báo nguy cơ ung thư da.
Bệnh dày sừng quang hóa. Bệnh dày sừng quang hóa (Actinic Keratosis) thường nhân rộng, có màu đỏ, hiện diện trong khu vực chịu nắng. Theo các nhà khoa học, ung thư da bao gồm nhiều loại khác nhau và một trong những loại phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào vảy (ung thư tế bào vảy) do bệnh dày sừng quang hóa gây ra. Ung thư biểu mô tế bào vảy được phát triển từ các tế bào được tìm thấy trong các lớp biểu bì. Loại ung thư này thường xuất hiện trên khu vực tiếp xúc tia cực tím trong ánh nắng mặt trời với những mảng màu đỏ ở mặt, tai, cổ, môi, hay lưng bàn tay. Ung thư biểu mô tế bào vẩy cũng có thể phát triển trong những vết sẹo hay các vết loét da mãn tính ở những vùng khác của da trong cơ thể. Ung thư tế bào vảy thường phát triển chậm và có thể khó khăn để phát hiện, đặc biệt là khi chúng xuất hiện trên da có dấu hiệu khác của ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như thay đổi sắc tố da, mất tính đàn hồi và nếp nhăn.
Video đang HOT
Viêm môi do ánh sáng. Đây chỉ đơn giản là bệnh dày sừng quang hóa ảnh hưởng đến niêm mạc môi. Tình trạng này thường liên quan đến việc môi dưới bị ánh sáng trên không trực tiếp tấn công quá mức.
Sừng da. Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì dấu hiệu ban đầu là da sẽ có những biến đổi, phổ biến nhất là nổi sừng da. Dấu hiệu này có ở những vùng cơ thể thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời như vùng mặt, da đầu, mặt duỗi cẳng tay, mu tay. Biểu hiện ban đầu là rát, có màu hồng, rám hoặc đôi khi không có thay đổi nào về màu sắc. Bề mặt da thô, khô, có ít vảy. Bệnh dày sừng ánh nắng có thể tiến triển thành ung thư tế bào gai. Ung thư tế bào gai có thể lan rộng, xâm lấn hoặc di căn và phát triển bệnh ung thư da. Điều này giải thích tại sao cần chẩn đoán sớm và điều trị dày sừng ánh nắng.
Nôt ruôi thay đổi. Một khôi chàm, bớt, nốt ruồi bẩm sinh là sự phát triển lành tính của các tế bào hắc tố có thể xuất hiện ngay khi sinh ra hay phát triển trong một thời gian ngắn ngay sau đó. Các chàm bẩm sinh thường được phân loại theo kích thước: nhỏ (đường kính dưới 1,5 cm), trung bình (lớn hơn 1,5 cm và dưới 20 cm) hay khổng lồ (đường kính từ 20 cm trở lên). Tuy nhiên, nếu nốt ruồi này thay đổi như tăng kích thước, thay đổi màu sắc, loét, chảy máu, ngứa, đau… rất cần được quan tâm, vì đó có thể dấu hiệu cảnh báo sớm nguy cơ ung thư da.
Tàn nhang. Một vùng da đột nhiên sậm màu hơn do tiếp xúc lâu dài dưới ánh nắng mặt trời được gọi là tàn nhang (solar lentigo) – là một trong vài trường hợp lành tính rất có thể dễ nhầm với ung thư hắc tố ác tính. Các nốt nhỏ, kích thước 1 đến 3 cm thường tròn, màu từ vàng sáng đến nâu, và xuất hiện ở những vùng thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lâu ngày. Các nốt này có thể phát triển rộng ra và cuối cùng kết hợp thành các mảng nám. Tàn nhang dạng mặt trời (đôi khi được biết tới như “nốt gan”) là tổn thương da do ánh nắng mặt trời lành tính phổ biến nhất. Tuy nhiên, khi tàn nhang chuyển sang ác tính (Lentigo maligna melanoma) do hắc tố xâm nhập quá nhiều, sẽ xuất hiện các đám rám đến nâu với nhiều màu khác nhau; đôi khi chúng xuất hiện như là một vết bẩn trên da.
Bệnh Bowen. Chỉ đơn giản là ung thư biểu mô tế bào vảy chưa thâm nhập vào các lớp sâu hơn của da. Chúng liên quan đến toàn bộ độ dày của lớp biểu bì. Bệnh Bowen là giai đoạn trong sự tiến triển của một chứng dày sừng quang hóa dẫn đến ung thư biểu mô tế bào vảy xâm lấn.
Theo Medicinenet, mặc dù lợi ích của việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời là giúp sản xuất vitamin D, nhưng nếu việc tiếp xúc này mang lại nhiều nguy cơ thì nên hạn chế, bởi chúng ta có thể dễ dàng bổ sung vitamin D thông qua chế độ ăn uống.
Trúc Lam
Theo Thanhnien
Phi công và phi hành đoàn có nguy cơ cao mắc ung thư da
Nghiên cứu mới nhất cho thấy các phi công và phi hành đoàn phải đối mặt nguy cơ mắc ung thư da cao gấp hai lần so với người bình thường, do phải tiếp xúc với tia cực tím khi bay gần Mặt trời.
Theo nghiên cứu công bố trên Tạp chí Hiệp hội Da liễu Mỹ số ra ngày 3/9, các nhà khoa học đã phân tích kết quả của 19 công trình nghiên cứu được tiến hành đối với hơn 266.000 người và rút ra kết luận rằng các phi công có nguy cơ xuất hiện hắc tố gây ung thư da cao gấp 2,21 - 2,22 lần so với người bình thường. Tỷ lệ này ở các thành viên phi hành đoàn là 2,09 lần.
Đây là hệ quả của việc các phi công và thành viên phi hành đoàn phơi nhiễm với lượng tia cực tím nhiều hơn được chiếu xuyên qua các tấm kính ở buồng lái và các cửa sổ trên thân máy bay.
Đơn cử, ở độ cao 9.000m so với mặt nước biển vốn là độ cao bay của phần lớn các máy bay thương mại, tia cực tím có cường độ mạnh gấp hai lần so với bình thường. Cường độ này thậm chí còn tăng lên khi máy bay đi vào những vùng có mây dày, vì khi đó máy bay hấp thu tới 85% lượng tia cực tím.
Giáo sư Martina Sanlorenzo thuộc Đại học California ( Mỹ) cho biết nghiên cứu này có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định các nguy cơ đối sức khỏe và bảo vệ sức khỏe của người dân. Trước đây, phi công và phi hành đoàn chỉ được cảnh báo nguy cơ bị bức xạ i-on hóa.
Theo thống kê, từ đầu năm đến nay tại Mỹ có 76.000 trường hợp mắc ung thư da hắc tố và hơn 9.000 người trong số này đã tử vong.
Theo TTXVN/Vietnam
Bao nhiêu vitamin D là phù hợp ? Hàm lượng vitamin D quá cao trong máu có thể làm tăng nguy cơ tử vong vì bị đột quỵ, theo nghiên cứu được công bố trên Journal of Endocrinology and Metabolism. Vitamin D có nhiều trong sữa - Ảnh: Shutterstock Các nhà khoa học thuộc Đại học Copenhagen (Đan Mạch) tiến hành khảo sát lượng vitamin D ở 247.574 người. "Nếu hàm...