Những dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh tâm thần ở trẻ
Tiến sĩ Adam Brenner và Tiến sĩ Preston Wiles, Trung tâm Y tế Tây Nam thuộc ĐH Texas ở thành phố Dallas (Mỹ), có khoảng 20% trẻ gặp phải một rối loạn tâm thần và dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo sớm:
- Mất đi sự quan tâm, hứng thú với các hoạt động yêu thích trước đây như dành ít thời gian với bạn bè, bỏ chơi thể thao hoặc các hoạt động ngoại khóa khác.
- Suy giảm khả năng hoạt động như sa sút trong học tập hoặc không còn duy trì làm việc nhà thường xuyên như trước.
- Đa nghi hoặc cảm thấy hay hoảng sợ chẳng hạn như dành quá nhiều thời gian ở một mình trong phòng của chúng hoặc hành động như thể chúng “đang bị theo dõi”.
Video đang HOT
- Những thay đổi về giấc ngủ, thèm ăn hoặc vệ sinh cá nhân như thức suốt đêm, cần thường xuyên nhắc nhở về việc tắm rửa hoặc thay quần áo.
- Có vấn đề với việc tập trung, trí nhớ và lời nói như nói chuyện một cách lộn xộn hoặc bất thường, nói quá nhanh hoặc chuyển các chủ đề không liên quan tới nhau.
Trong một tuyên bố, TS Brenner cho biết: “Thường thì sẽ khó khăn cho những người trẻ đang mắc bệnh tâm thần nhận thức được những thay đổi trong suy nghĩ, cảm xúc hoặc hành vi của họ. Có thể một thành viên trong gia đình, bạn bè hay giáo viên sẽ là người đầu tiên nhận thấy những dấu hiệu của bệnh tật”.
Nếu nhận thấy những dấu hiệu này ở những đứa trẻ thì bạn nên làm gì? TS Brenner nói rằng một cuộc nói chuyện nhẹ nhàng với đứa trẻ hoặc trẻ vị thành niên về những mối quan tâm của bạn có thể là một bước khởi đầu tốt.
TS Brenner cho biết: “Chúng có thể đã nhận thấy điều gì đó nhưng quá xấu hổ hoặc sợ hãi để nói về nó. Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc cố vấn trường học cũng có thể có lợi khi quyết định làm thế nào bạn có thể giúp con bạn một cách tốt nhất. Và điều quan trọng nhất là nếu có bất kỳ lo ngại nào về việc ai đó trong số chúng sẽ gây hại cho bản thân họ hoặc cho người khác như nghe họ nói về ý muốn tự tử hoặc nói về việc bắn hay làm hại người khác thì hãy tìm kiếm sự giúp đỡ khẩn cấp hoặc đưa người đó đến phòng cấp cứu gần nhất để được hỗ trợ”.
Theo Dantri
Lý do mẹ nên cho con ăn bắp cải
Không chỉ là loại rau ngon, bắp cải còn chưa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ nhỏ.
Trong bắp cải có chứa nhiều canxi, phốt pho, sắt, carotene, protein, carbohydrate, vitamin và một lượng lớn chất xơ. Những chất này đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
Đặc biệt, hàm lượng vitamin C chứa trong bắp cải cao hơn so với cam. Không chỉ vậy, bắp cải còn có chứa chất chống oxy hóa như vitamin E và vitamin A. Đây là những chất giúp thúc đẩy việc tái tạo nên các tế bào mới.
Nếu bé nào hay bị mắc các căn bệnh ngoài da thì các mẹ có thể yên tâm bổ sung bắp cải vào thực đơn hàng ngày của con bởi bắp cải có chứa một lượng lớn lưu huỳnh và tác dụng chính là diệt vi khuẩn và giảm ngứa. Chính vì vậy mà nếu ngay từ nhỏ, các mẹ chịu cho con ăn nhiều bắp cải sẽ giúp bé có được làn da đẹp sau này.
Trong bắp cải có chứa rất nhiều chất xơ giúp thúc đẩy chức năng của dạ dày và ruột, nhờ đó mà có thể giảm lượng cholesterol trong cơ thể và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Bên cạnh những tác dụng trên, bắp cải còn có thể giúp cải thiện tâm trạng rất tốt. Lý do là vì trong bắp cải có chứa chất giúp làm dịu các dây thần kinh và thúc đẩy việc sản xuất hormone hạnh phúc.
Một trong những tác dụng nữa của bắp cải đó chính là giúp giảm đau và chống viêm. Một số chất chiết xuất từ bắp cải được chứng minh giúp tiêu diệt một số virus và vi khuẩn, từ đó giúp tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể nhiều hơn nữa.
Ngoài ra, bắp cải cũng chứa nhiều sắt, lưu huỳnh giúp làm sạch hệ thống tiêu hóa.Vào những ngày trời lạnh, nếu con bị đau họng, mẹ có thể hầm bắp cải cho mềm ra và nấu thành soup cho con ăn cũng sẽ giúp mau khỏi bệnh.
Theo VNE
Ít bú mẹ, trẻ dễ mắc bệnh Nhân kỷ niệm lân thứ 20 Tuần lễ Thế giới nuôi con bằng sữa mẹ (từ ngày 1 đến 7-8), thông tin từ Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết trong thập kỷ vừa qua, tỉ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ở nước ta suy giảm nhanh chóng, từ 34% năm 1998 xuống còn 19,6% năm 2010. Tỉ lệ nuôi...