Những dấu hiệu cảnh báo rối loạn nội tiết ở phụ nữ
Rối loạn nội tiết là một trong những căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ.
Nếu phát hiện và điều trị kịp thời sẽ không vấn đề gì, nhưng nếu để lâu sẽ gây những vấn đề nghiêm trọng về sinh lý, sinh sản, thậm chí vô sinh – hiếm muộn. Hãy để ý đến những dấu hiệu cảnh báo rối loạn nội tiết ở phụ nữ sau đây để phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Dấu hiệu rối loạn nội tiết ở phụ nữ
Thường xuyên mắc bệnh phụ khoa: Rối loạn nội tiết là một trong những nguyên nhân khiến chị em phụ nữ mắc những căn bệnh phụ khoa như rối loạn kinh nguyệt, lạc nội mạc tử cung, đau bụng kinh…với tần suất liên tục, lâu khỏi, thậm chí là tái nhiễm thường xuyên. Vòng 1 sưng đau: Rất nhiều phụ nữ nghĩ mình bị u, ung thư vú khi thấy vú sưng đau. Thế nhưng, trên thực thế đây cũng có thể là một trong những dấu hiệu rối loạn nội tiết ở phụ nữ. Bởi vú là nơi tiết ra estrogen, cho nên nếu nội tiết càng rối loạn thì vú càng dễ bị đau, sưng và nguy cơ ung thư vú càng cao. Da mọc nhiều mụn: Một trong những biểu hiện rối loạn, mất cân bằng nội tiết ở phụ nữ rõ ràng nhất chính là da sần sùi và mọc nhiều mụn. Bởi sự mất cân bằng nội tiết khiến cho chức năng thải độc qua da kém đi, khiến cho độc tố bị đọng lại trong các lỗ chân lông và làm da trở nên nhạy cảm, dễ bị mụn hơn.
Dễ tăng cân: Chưa có chứng minh nào cho thấy rằng rối loạn nội tiết là nguyên nhân khiến bạn tăng cân. Nhưng trên thực tế, khoảng 30% phụ nữ béo phì là do rối loạn nội tiết. Rậm lông: Cho dù là nam hay nữ giới, hệ thống nội tiết cũng sẽ đồng thời sản xuất ra androgen va estrogen, tuy nhiên nồng độ androgen ở nam sẽ nhiều hơn nữ để tạo ra sự khác biệt ở 2 phái. Thế nhưng, những phụ nữ bị rối loạn nội tiết, nồng độ androgen sẽ được tiết ra nhiều hơn và có nhiều lông hơn phụ nữ bình thường. Vô sinh: Rối loạn nội tiết vừa là dấu hiệu vừa là nguyên nhân gây vô sinh – hiếm muộn ở phụ nữ.
Rối loạn nội tiết thường xuất phát từ những thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống và cơ địa của từng người. Do đó, nếu thấy những dấu hiệu rối loạn nội tiết ở phụ nữ dễ nhận biết nhất trên đây, hãy cố gắng điều chỉnh lại chế độ nghỉ ngơi, ăn uống và sinh hoạt của mình để khắc phục nhé. Nếu không hiệu quả thì hãy đến gặp bác sĩ.
Video đang HOT
Theo Kienthucgioitinh
Tìm hiểu bệnh huyết trắng và cách điều trị hiệu quả
Huyết trắng là bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới, đặc biệt là những chị em trong độ tuổi sinh sản.
Bệnh tuy không nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị triệt để bệnh tái phát nhiều lần gây viêm nhiễm, đặc biệt là vô sinh - hiếm muộn. Chính vì vậy, việc sớm tìm hiểu bệnh huyết trắng và cách điều trị căn bệnh này rất cần thiết.
Bệnh huyết trắng và cách điều trị
Huyết trắng (còn gọi là khí hư) là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ, thể hiện tình trạng nội tiết và sức khỏe của nữ giới. Huyết trắng có công dụng giữ ẩm cho âm đạo, chống lại những vi khuẩn gây bệnh, tuy nhiên có những mầm bệnh tấn công khả năng bảo vệ của huyết trắng và gây ra tình trạng viêm nhiễm được gọi là bệnh huyết trắng.
Dấu hiệu huyết trắng bình thường
Huyết trắng như thế nào là bình thường? Huyết trắng bình thường có những dấu hiệu như sau:
Có cơ quan sinh dục, ống sinh dục bình thường.Khí hư có màu trắng trong, trắng đục, ít và không hôi."Vùng kín" không có triệu chứng ngứa, đau khi quan hệ tình dục hoặc không bị kích thích.Huyết trắng thay đổi theo chu kì kinh nguyệt, ra nhiều khi quan hệ tình dục và mang bầu.Huyết trắng bệnh lý
Huyết trắng bệnh lý thường có những dấu hiệu điển hình như:
Khí hư ra nhiều kèm theo mùi hôi khó chịu. Khí hư có màu sắc bất thường như trắng đục, vàng, xanh hoặc đóng thành váng.Hiện tượng ngứa "vùng kín", đau rát khi giao hợp, tiểu khó, tiểu nhiều, đau bụng dưới.Huyết trắng bệnh lý thường xảy ra sau khi quan hệ tình dục, sẩy thai hoặc sau sinh...
Tác nhân gây bệnh huyết trắng
Tìm hiểu bệnh huyết trắng và cách điều trị hiệu quả cần nắm rõ được những nguyên nhân gây bệnh là gì. Dưới đây, là những tác nhân gây bệnh huyết trắng.
Huyết trắng do nấm men có triệu chứng ngứa "vùng kín", số lượng ít, màu trắng đục, không có mùi tanh. Thường gặp ở phụ nữ sau sinh, suy giảm miễn dịch, bệnh rất dễ tái phát.
Huyết trắng do trùng roi gây nên thường ra với số lượng nhiều, có màu vàng xanh, loãng và mùi tanh, triệu chứng ngứa ngáy khó chịu.
Huyết trắng do tạp trùng, có màu vàng loãng, mùi hôi. Bệnh thường xuất hiện sau khi có quan hệ tình dục hoặc do thụt rửa sâu âm đạo.
Bệnh huyết trắng có nguy hiểm không? Bệnh nếu không được điều trị triệt để có thể lây lan, dễ tái phát nhiều lần gây vô sinh, ung thư cổ tử cung. Có ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt hàng ngày, sinh hoạt vợ chồng và hạnh phúc gia đình. Đặc biệt, bị huyết trắng khi mang thai nếu không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng tới thai nhi, gây viêm nhiễm dẫn tới sinh non.
Điều trị bệnh huyết trắng
Hiện nay, điều trị bệnh huyết trắng thường được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc đặt âm đạo. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Do đó, tốt nhất người bệnh nên đi khám để được bác sĩ khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, căn cứ vào đó sẽ có hướng điều trị hiệu quả.
Bên cạnh việc tìm hiểu bệnh huyết trắng và cách điều trị hiệu quả. Các bạn có thể tham khảo thêm: Có nên sử dụng viên đặt phụ khoa khi có kinh nguyệt? & Nguyên nhân, cách phòng bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Theo Kienthucgioitinh
Nguyên nhân khí hư ra nhiều, khí hư ra nhiều do đâu? Khí hư ra nhiều kèm theo hiện tượng bất thường về màu sắc, mùi hôi khó chịu...là những dấu hiệu bất thường cảnh báo nguy cơ mắc bệnh phụ khoa ở nữ giới. Vậy nguyên nhân khí hư ra nhiều, khí hư ra nhiều do đâu? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về vấn đề này. Nguyên nhân khí...