Những dấu hiệu cảnh báo ôtô sắp chết máy giữa đường
Ôtô đột ngột chết máy giữa đường sẽ khiến cho chủ xe gặp khá nhiều rắc rối, thậm chí là tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông. Do đó, nếu phương tiện gặp những biểu hiện dưới đây thì bạn nên cố gắng khắc phục càng sớm càng tốt.
Ôtô bị chết máy đột ngột giữa đường sẽ khiến chủ xe gặp khá nhiều rắc rối. Ảnh ST.
Đèn báo lỗi phát sáng
Hiện nay, hầu hết các mẫu xe hơi đều hiển thị thông báo lỗi trên mặt đồng hồ mỗi khi động cơ, bơm xăng, ắc quy, bugi,… gặp trục trặc. Do đó, khi đèn phát sáng thì bạn cần liên hệ sớm với hãng xe để tránh rơi vào trường hợp xe bị chết máy giữa đường.
Nguồn điện chập chờn
Nhiều bác tài thường lầm tưởng, động cơ ngưng hoạt động là do bơm xăng bị hỏng. Tuy nhiên, nguyên nhân không hẳn do lỗi bơm xăng mà có thể bắt nguồn từ hệ thống điện đang gặp trục trặc.
Để phòng tránh sự cố bất ngờ, bạn nên thường xuyên kiểm tra các sợi dây điện trong xe xem có bị hở do chuột cắn hay nước mưa ngấm vào hay không.
Việc bảo dưỡng xe thường xuyên có thể giúp tài xế tránh gặp sự cố giữa đường. Ảnh ST.
Trong trường hợp chiếc xe của bạn gặp khó khăn khi tăng tốc thì đó chính là dấu hiệu của động cơ đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Nguyên nhân có thể xuất phát từ lỗi rò rỉ hay tắc nghẽn nhiên liệu, hoặc trục trặc ở một số chi tiết khác.
Hiện tượng vô lăng bị rung lắc là dấu hiệu cho thấy bugi của xe đang bị hỏng, điều này không chỉ gây hao tổn nhiên liệu, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của tài xế và phương tiện nếu không được khắc phục kịp thời.
Nguyên nhân xuất phát từ việc bugi bị hỏng, tỉ lệ phun xăng không ổn định, lượng hút gió vào buồng đốt thiếu hụt. Vì vậy, việc cần làm là phải sớm thay bugi, đồng thời vệ sinh buồng đốt, kim phun để nhiên liệu được bơm đều đặn.
Video đang HOT
Leo dốc khó khăn
Đây là dấu hiệu cho thấy, phương tiện đang có vấn đề ở hệ thống lọc nhiên liệu, kim phun bị tắc do cặn bẩn đọng lại lâu ngày. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần mang xe đến hãng vệ sinh buồng đốt, làm sạch kim phun, xupap định kỳ.
Hiện tượng vô lăng bị rung lắc là dấu hiệu cho thấy bugi của xe đang bị hỏng. Ảnh ST.
Động cơ nóng nhanh
Động cơ nóng nhanh bất thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể do thiếu nước làm mát, dầu máy khô cạn, buồng đốt bị bẩn hoặc thường xuyên hoạt động quá tải. Lúc này, bạn nên sớm kiểm tra phương tiện nhằm tránh những hao tổn phát sinh đến chi phí sửa chữa.
Tia lửa phát ra từ ống xả
Hiện tượng bắn ra tia lửa từ ống xả chứng tỏ nhiên liệu bơm vào buồng đốt đang gặp quá tải, ngoài ra có thể do bugi hoạt động kém hiệu quả khiến nhiên liệu không thể đốt cháy được.
Tình trạng này thường xuất hiện vào buổi sáng khi xe khởi động, có thể do bugi bị muội than bám vào hoặc dầu của động cơ lọt vào buồng đốt gây nên.
Hệ thống điện ẩm ướt cũng là nguyên nhân khiến xe bị trục trặc, chết máy giữa đường. Ảnh ST.
Xuất hiện tiếng kêu bất thường
Trong quá trình vận hành, nếu chiếc xe của bạn liên tục phát ra những tiếng kêu bất thường thì có thể do một số chi tiết bị hao mòn vì quá tải, hoặc nhiên liệu không đủ cung cấp cho động cơ.
Hơn nữa, dấu hiệu này rất khó để các bác tài phát hiện ra nguyên nhân. Vì vậy, bạn nên sớm đưa xe đi bảo dưỡng để tránh bị chết máy, hỏng hóc giữa đường.
Những hư hỏng ôtô thường gặp mùa nắng nóng và cách khắc phục
Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến nhiều bộ phận trên ôtô nhanh xuống cấp, dễ hỏng hóc hơn. Do đó, người dùng cần lưu ý để phòng tránh và xử lý kịp thời.
Với khí hậu Việt Nam, thời tiết nắng nóng kéo dài trong mùa hè không chỉ ảnh hưởng đến hiệu năng vận hành của ôtô mà còn trực tiếp khiến nhiều bộ phận trên xe nhanh xuống cấp.
Ví dụ, khi nhiệt độ ngoài trời ở ngưỡng xấp xỉ 40 độ C, nhiệt độ bên trong ôtô có thể lên tới hơn 70 độ nếu xe không bật điều hòa và đỗ dưới nắng từ 30-40 phút, gây hại đến người dùng và các chi tiết như nội thất, gioăng cao su cánh cửa, hay những linh kiện điện.
Vì vậy, chủ xe cần lưu ý để phòng tránh và xử lý kịp thời, giúp ôtô luôn vận hành bền bỉ và trơn tru nhất trong mùa nắng nóng.
Lốp xe
Lốp xe là bộ phận phải tiếp xúc trực tiếp với mặt đường, nơi thường có nhiệt độ cao trong những ngày nắng nóng. Khi xe chạy đường dài, lốp xe liên tục chịu nhiệt cao và ma sát sẽ làm không khí trong lốp nóng lên và tăng áp suất lốp.
Lốp xe dễ xuống cấp và hư hỏng hơn vào mùa hè.
Áp suất lốp tăng cao có thể dẫn đến nổ lốp hoặc chênh lệch áp suất giữa các lốp xe. Khi tình trạng lệch áp suất xảy ra, xe có khả năng bị thiếu độ bám khi vào cua, gây mất lái hay lật xe.
Người dùng nên thường xuyên kiểm tra độ mòn và áp suất của lốp, đặc biệt là sau khi xe đi được khoảng 45.000 km hoặc 6-8 năm từ ngày sản xuất in trên lốp. Bên cạnh đó, tránh bơm lốp quá căng vào mùa nắng nóng.
Điều hòa
Điều hòa là một trong những bộ phận được sử dụng nhiều với công suất cao nhất khi thời tiết chuyển nắng nóng. Do vậy, điều hòa dễ bị quá tải và hỏng hóc vào mùa hè, nhất là trên các mẫu xe cũ.
Điều hòa là một trong những bộ phận được sử dụng nhiều nhất vào mùa nóng.
Chủ xe cần chú ý đến tình trạng của điều hòa, thông qua những cách như theo dõi thời gian làm mát, mùi trong xe hay chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài xe sau khi bật điều hòa. Khi xe nổ máy và chạy được khoảng 20-30 phút, nếu nhiệt độ bên trong thấp hơn ngoài trên dưới 10 độ C thì điều hòa đang hoạt động ổn định.
Các chi tiết của hệ thống điều hòa cần được bảo dưỡng và kiểm tra thường xuyên bao gồm gas lạnh, lọc gió, quạt gió, giàn nóng/lạnh và dầu bôi trơn máy nén. Bên cạnh đó, người dùng cũng nên tránh bật điều hòa hết công suất khi mới lên xe, đồng thời chuyển giữa chế độ lấy gió trong và gió ngoài để điều hòa không phải liên tục chạy ở mức tối đa.
Nội thất
Các bộ phận của nội thất là những chi tiết chịu ảnh hưởng mạnh trong thời tiết nắng nóng, đặc biệt khi đỗ xe với thời gian dài ngoài trời. Nhiệt độ trong xe tăng lên trên 60 độ C sẽ khiến những vật liệu như da, cao su hay nhựa nhanh chóng xuống cấp.
Nhiệt độ trong xe tăng quá cao sẽ khiến nhiều chi tiết nội thất bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, những vật dụng để lại trong xe như bật lửa, pin hay thiết bị điện tử cũng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ nếu tiếp xúc trực tiếp với nắng nóng trong thời gian dài. Bên cạnh đó, nhiệt độ quá cao có thể khiến hành khách bị sốc nhiệt khi mới bước lên xe, nhất là người già và trẻ nhỏ.
Do đó, người dùng nên tránh để xe phơi nắng lâu ngoài trời. Nếu buộc phải đỗ xe dưới nắng, cần có các biện pháp che chắn như dán phim cách nhiệt, phủ bạt, dùng ô (dù) che nắng cho ôtô, không để các vật dụng dễ cháy nổ trong xe.
Ắc quy
Những xe sử dụng ắc quy nước thường có nguy cơ gặp trục trặc cao hơn vào mùa nóng. Nhiệt độ cao khiến chất lỏng bay hơi, dẫn tới thay đổi nồng độ dung dịch bên trong, làm ắc quy giảm tuổi thọ hoặc hỏng hóc.
Người dùng cần thường xuyên theo dõi mức dung dịch của ắc quy để kịp thời đổ thêm khi lượng dung dịch xuống thấp. Song song đó, việc kiểm tra dây ắc quy, vệ sinh các đầu cực cũng rất cần thiết. Các nhà sản xuất khuyến cáo ắc quy nên được thay mới sau khoảng 2-3 năm, tùy theo điều kiện sử dụng.
Các loại dung dịch như dầu và nước làm mát
Tương tự ắc quy, các loại dung dịch còn lại trên ôtô đều nhanh bị hao hụt hơn vào mùa hè do nhiệt độ cao gây ra hiện tượng bay hơi. Vì vậy, người dùng cần lưu tâm và thường xuyên kiểm tra dầu nhớt, dầu hộp số, dầu tay lái, dầu phanh hay nước làm mát.
Việc kiểm tra và thay thế những loại dung dịch nói trên nên được thực hiện định kỳ tại các đại lý của hãng hay xưởng dịch vụ chuyên nghiệp để bảo đảm xe luôn vận hành tốt nhất.
Những chi tiết hữu dụng nhưng thường bị lãng quên trên ô tô Các khe nhỏ trên bảng taplo, các ký hiệu phía mặt trong cửa xe, biểu tượng vị trí nắp bình xăng,... là những chi tiết trên xe mà ít người để ý. Biểu tượng này sẽ rất hữu ích đối với những ai mới sử dụng xe lần đầu Biểu tượng vị trí nắp bình xăng Đây là chi tiết khá nhỏ nhưng...