Những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trong thai kỳ bà bầu không nên bỏ qua
Không ít trường hợp mang thai bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí cả mẹ và em bé trong bụng đều tử vong.
Do đó, chị em cần lưu ý đến những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trong thai kỳ, để đi khám và điều trị kịp thời.
Theo TS Vũ Bá Quyết, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TƯ, ở giai đoạn thai kỳ đầu tiên, người mẹ cần quan tâm về việc thai nhi đã vào tử cung hay chưa. Trường hợp phôi thai phát triển ngoài tử cung thì rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ nếu không phát hiện và xử lý kịp thời. Lí do, thai ngoài tử cung có thể vỡ bất cứ lúc nào. Khi thai bị vỡ có thể sẽ ra máu ồ ạt vào trong ổ bụng. Thai phụ có thể bị ngất hoặc tử vong nếu không kịp tới bệnh viện.
Ngoài ra, những người từng sinh mổ còn có nguy cơ thai bám vào vết mổ cũ của tử cung. Đây cũng là một trong những dạng mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm, bởi nếu không phát hiện sớm khi thai còn nhỏ để kịp thời xử lý sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho sản phụ. Trường hợp thai bám vào sẹo tử cung nếu phát hiện muộn khi thai đã đủ tháng sẽ gây ra ra máu dữ dội khi sinh.
Ảnh minh họa
Vào 3 tháng giữa thời kỳ mang thai, thai kỳ được đánh giá ổn định nhất. Tuy nhiên, giai đoạn này, các thai phụ cũng cần chú ý tới nguy cơ dọa sẩy thai, ra máu bất thường, nhau bám thấp. Nhau bám thấp có thể gây ra tình trạng ra máu âm đạo, máu có màu đỏ tươi, ra từng đợt ít hoặc nhiều, thậm chí bác sĩ còn nghi ngờ tới nhau tiền đạo gây sẩy hoặc sinh non.
Còn 3 tháng cuối của thai kỳ là quãng thời gian dễ có nhiều tai biến dồn dập nhất. Trong đó, cần phải chú ý tới tiền sản giật và sản giật. Khi thai phụ lên cơn giật có thể ngạt thở tím tái, tử vong do cắn vào lưỡi, suy gan, suy thận, phù phổi cấp… Sản giật và tiền sản giật có thể gặp ở người cao huyết áp mạn tính, rối loạn máu khó đông, tiểu đường, bệnh thận, bệnh tự miễn như lupus ban đỏ. Một số yếu tố di truyền do gia đình có người từng bị, chế độ dinh dưỡng kém…
Biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ở một số thai phụ có nhau bám thấp, nhau tiền đạo gây sinh non, ra máu ồ ạt, vỡ tử cung nguy hiểm tới tính mạng của sản phụ. Tai biến này thường gặp ở những bà bầu mổ lấy thai nhiều lần, có sẹo mổ cũ. Các trường hợp này khi thấy bụng đau cần phải tới cơ sở y tế ngay lập tức.
Theo các chuyên gia sản khoa, nếu 3 tháng cuối thai kỳ có dấu hiệu tăng cân bất thường, nhức đầu, phù chân thì thai phụ cần phải đến ngay các cơ sở y tế khám vì đây là những dấu hiệu bất thường. Tăng cân quá nhanh trong 3 tháng cuối thai kỳ, cụ thể là quá 2kg mỗi tháng hoặc trên 1kg mỗi tuần là dấu hiệu đáng báo động vì đó dễ là dấu hiệu bệnh lý như phù hoặc cao huyết áp.
Video đang HOT
Trong thai kỳ, người mẹ cần theo dõi chặt chẽ, khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Các dạng phù bà bầu hay mắc phải trong trường hợp này là phù trắng, phù mềm, phù từ chân đến mắt hoặc phù tăng vào buổi sáng hay phù chân do bị chèn ép ở tháng cuối sẽ được bác sĩ chẩn đoán sau khi thử nước tiểu. Nếu trong 3 tháng cuối có những biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, phù chân, cũng cần phải nghĩ ngay đến khả năng nhiễm độc thai nghén.
Hiện nhiều địa phương đang có dịch sốt xuất huyết. Nếu như bị sốt xuất huyết thì mẹ bầu có thể nhận thấy triệu chứng khá giống cảm cúm như: Ra máu chân răng, sốt cao run rẩy, cơ thể mất nước, đau đầu dữ dội, cơ thể đau nhức, ăn uống kém ngon, buồn nôn hoặc nôn mửa, khó thở, xuất hiện mẩn đỏ, thậm chí lượng tiểu cầu sẽ giảm xuống mức báo động…
Việc lượng tiểu cầu giảm xuống có thể khiến huyết áp hạ xuống, cơ thể xuất hiện và đe dọa tính mạng. Đây là một căn bệnh mà bà bầu không thể xem thường vì để lại các biến chứng như sinh non, con nhẹ cân, sảy thai, tiền sản giật, sốt xuất huyết dengue… thậm chí là tử vong cho cả mẹ và con. Do đó, khi có các dấu hiệu trên hoặc bất cứ vấn đề gì trong thai kỳ, thai phụ cần đi khám sớm, tránh hậu quả đáng tiếc.
Thu Mai
Theo phunuvietnam
Người mẹ sắp sinh thì mất con đã tử vong sau 2 tuần hôn mê, chồng nghẹn ngào đưa vợ về nhà
Sau 2 tuần điều trị tích cực, dù các bác sĩ đã cố gắng hết sức, thay huyết tương liên tục nhưng tình trạng suy gan nặng của sản phụ Lê Thị Mỹ Tâm vẫn không phục hồi.
Chị mất vào ngày 15/10, để lại người chồng và đứa con gái 9 tuổi tội nghiệp.
Lê Thị Mỹ Tâm (37 tuổi, ngụ huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận) là trường hợp bệnh nhân có hoàn cảnh ngặt nghèo mà chúng tôi từng thông tin cho độc giả vào ngày 11/10 trong bài viết: Thai phụ sắp sinh thì nguy kịch , đứa con mất trong bụng mẹ, người chồng đau đớn thì thầm với vợ đang hôn mê: "Con mất rồi, em tỉnh lại đi...".
Theo đó, bệnh nhân Tâm nhập viện ngày 1/10 tại khoa Hồi sức cấp cứu của BV trong tình trạng suy thận nặng, chức năng gan suy giảm, không đào thải được độc tố.
Chị Mỹ Tâm trong lúc làm thủ tục xuất viện.
Khi đang mang thai ở tuần thứ 31, chị Tâm bất ngờ đau bụng, nôn ói dữ dội. Phát hiện bệnh nhân tiền sản giật nặng, bị hội chứng HELLP, thai chết lưu trong bụng mẹ, một BV chuyên khoa Sản đã phẫu thuật bắt con khẩn cấp, cắt bỏ tử cung cho bệnh nhân.
Để giữ mạng sản phụ, các bác sĩ tại BV Chợ Rẫy phải liên tục lọc máu, thay huyết tương, dùng kháng sinh mạnh truyền liên tục cho bệnh nhân.
Anh Tuấn, anh trai ruột bệnh nhân chia sẻ về sự khó khăn của gia đình những ngày qua.
Tuy nhiên đến nay, chức năng gan của bệnh nhân không thể phục hồi, da vàng, bụng phình to và vẫn trong trạng thái hôn mê, không còn khả năng cứu chữa.
Có mặt tại giường bệnh của vợ trước giờ xuất viện, anh Phạm Thế Hùng cười buồn cho biết, những ngày qua sau khi hoàn cảnh của vợ chồng anh được truyền thông đăng tải, rất nhiều mạnh thường quân đã chung tay cứu giúp vợ chồng anh.
Ngày xuất viện, tổng tiền viện phí của chị Tâm là gần 100 triệu đồng đã được đóng đủ.
Anh Hùng (bìa phải, chồng bệnh nhân) không giấu được nỗi buồn khi sắp mất cả vợ lẫn đứa con đầu lòng.
"Tôi xin cảm ơn các mạnh thường quân đã giúp đỡ vợ tôi tiền viện phí. Các bác sĩ cũng đã cố hết sức, nhưng tôi được biết là vợ không còn cứu được.
Nếu cứ nằm nữa thì viện phí sẽ lên đến vài trăm triệu nhưng chỉ cầm cự giữ được thể xác thôi, vợ tôi sẽ không tỉnh lại được nữa. Thôi thì số phận đã cướp cô ấy đi rồi, phải chấp nhận.
Sau khi đưa cô ấy về, tôi cùng các anh chị bên vợ sẽ ráng lo cho bé My (con riêng của chị Tâm), được ngày nào hay ngày đó..." - anh Hùng nghẹn giọng.
"Số phận cướp cô ấy đi rồi..." - anh Hùng nói.
Sau đó, chị Tâm được đưa từ TP.HCM về quê nhà ở tỉnh Bình Thuận. Đến sáng 15/10, đại diện gia đình cho biết, bệnh nhân đã trút hơi thở sau cùng.
Chúng tôi cũng xin dừng quyên góp cho trường hợp này.
Theo helino
Tỷ lệ đáng báo động bệnh tan máu bẩm sinh tại Tuyên Quang Sau 2 đợt tiến hành lấy mẫu máu xét nghiệm gene bệnh tan máu bẩm sinh tại xã Minh Quang cho 1.134 người, kết quả cho thấy có tới 351 người (chiếm tỷ lệ trên 30%) mang gene bệnh. Người dân xét nghiệm sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh tại xã Minh Quang. (Ảnh: PV/Vietnamplus) Tiến sỹ Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng...