Những dấu hiệu cảnh báo bạn cần cắt giảm lượng đường trong thực đơn ngay lập tức
Rất có thể, bạn đang tiêu thụ nhiều đường hơn mình nghĩ đấy!
Bạn có biết rằng, đường là thành phần có mặt ở hầu hết các thức ăn hiện nay, kể cả trong những món mà bạn không ngờ tới như trong sữa chua hay các loại sốt. Việc tiêu thụ quá nhiều đường đang dần trở thành một vấn đề nguy hại tới sức khỏe con người và có thể dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm không mong muốn như tiểu đường hay các bệnh tim mạch. Vì vậy, việc kiểm soát lượng đường mình tiêu thụ là cách phòng tránh tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của chúng ta ngay từ sớm.
Tin vui là cơ thể của bạn có thể biểu hiện ra nhiều dấu hiệu đáng tin cậy cho phép bạn cân bằng được lượng đường mình nên ăn trong khẩu phần hàng ngày. Dưới đây là những dấu hiệu mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên chú ý để nhận biết trước khi tiêu thụ đường quá mức cần thiết.
Bạn có cảm giác “nghiện” ăn đồ ngọt
Khoa học đã chứng mình rằng, đường cũng có thể gây nghiện. Các loại carbohydrate đơn giản trong đồ ngọt hay trong các món ăn vặt có thể làm tăng lượng đường huyết của bạn, kích thích cơ thể sản sinh ra một lượng lớn insulin giúp hỗ trợ việc tiêu hóa chúng. Khi lượng đường trong cơ thể giảm, sự thiếu hụt này làm xuất hiện những cơn thèm ăn đồ ngọt không kiểm soát được. Do đó, bạn càng ăn nhiều đường, chứng thèm ăn của bạn sẽ càng trở nên tệ hại. Thêm vào đó, bạn sẽ cảm thấy khó thỏa mãn kể cả khi đã ăn đồ ngọt. Nếu điều này tiếp diễn trong thời gian dài, cơ thể bạn phải nhận tín hiệu liên tục về việc tăng tiết insulin và có thể dẫn đến hiện tượng kháng insulin và cuối cùng là bệnh tiểu đường.
Tâm trạng của bạn thay đổi thất thường
Mối liên hệ giữa việc ăn đồ ngọt với tâm trạng con người là hoàn toàn có cơ sở khoa học. Khi bạn ăn quá nhiều đường, lượng đường huyết của bạn thay đổi đột ngột và điều này gây ra cảm giác thay đổi tâm trạng đột ngột, khó chịu, bứt rứt trong não bộ. Theo các nghiên cứu khoa học, việc tiêu thụ lượng đường lớn còn có thể dẫn đến khả năng cao bị trầm cảm.
Video đang HOT
Da bạn hay bị nổi mụn
Không phải vô lý khi các bác sĩ da liễu thường khuyên những bệnh nhân gặp vấn đề với mụn nên kiêng các thực phẩm chứa nhiều đường. Việc lượng đường trong máu tăng cao kéo theo sự gia tăng sản sinh insulin còn có thể gây ra một loạt sự thay đổi khác về hormone trong cơ thể chúng ta. Đây thường là nguyên nhân dẫn đến việc nổi mụn hoặc các bệnh da liễu khác như rosacea.
Bạn bị sâu răng
Mặc dù bạn đã vệ sinh răng miệng kĩ càng, nhưng nếu bạn là một tín đồ thường xuyên của đường và các loại đồ ăn chứa nhiều đường, bạn sẽ khó mà tránh khỏi nguy cơ bị sâu răng. Việc tích tụ đường trong khoang miệng sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Chúng sản sinh ra axit kết hợp với những mảng thức ăn tạo ra mảng bám trên răng và là mầm mống gây sâu răng. Nhẹ nhàng hơn, những mảng bám này khó bị tẩy trôi bằng việc chỉ đánh răng hằng ngày và gây xỉn màu, khiến hàm răng của bạn ố màu không đẹp.
Bạn hay cảm thấy thiếu hụt năng lượng
Có khi nào bạn cảm thấy cơ thể thật mệt mỏi, khó chịu và chẳng có sức lực để làm nổi việc gì chưa? Kể cả khi bạn vẫn ăn uống đầy đủ nhưng cơ thể vẫn thấy lờ đờ mệt mỏi có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang nạp quá nhiều đường. Cảm giác năng lượng dồi dào và tinh thần sảng khoái có liên hệ chặt chẽ với sự ổn định của lượng đường trong máu. Khi bạn tiêu thụ quá nhiều đường, bạn khiến lượng đường huyết của mình trở nên mất ổn định với những khoảng lên xuống đột ngột. Đồng thời, việc tiêu thụ đường không cân đối có thể khiến cho não bộ của bạn trở nên mất tập trung cũng như thiếu tỉnh táo, đặc biệt là trong những khoảng thời gian sau bữa ăn.
Bạn mất cảm giác ăn ngon
Việc ăn quá nhiều đường, thường là ở dưới dạng các loại đồ ngọt khiến vị giác của bạn chịu nhiều kích thích. Lâu dần, vị giác sẽ khó cảm nhận được vị ngọt tự nhiên từ những loại thực phẩm chứa ít đường hoặc không chứa đường tinh luyện. Nhiều người khi tham gia các chế độ ăn kiêng cắt giảm đường đều cho cùng một cảm nhận về sự thay đổi rõ rệt trong vị giác của mình, đó là khả năng cảm nhận được vị ngọt tự nhiên và sự ngon miệng. Nếu bạn đang cảm thấy các món ăn của mình đều nhạt nhẽo và thiếu hụt, có lẽ bạn đang tiêu thụ nhiều đường hơn lượng cần thiết rồi!
Nguồn: Marie claire
Theo Helino
6 dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư máu mà bạn không nên bỏ qua
Những triệu chứng thường gặp nhất của bệnh ung thư máu là đau xương, thở khò khè, ho kéo dài... nhưng do quá phổ biến với các biểu hiện thông thường nên nhiều người không chú ý tới.
Thở khò khè
Khò khè, ho kéo dài là một triệu chứng thường gặp của các bệnh như cảm cúm, hen suyễn, các chứng bệnh về phổi... Thế nhưng, đôi khi nó cũng là một dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư máu mà nhiều người thường chủ quan bỏ qua. Do các tế bào ung thư phát triển quanh tuyến ức có thể gây ra tình trạng khó thở và ho. Vậy nên, khi gặp phải hiện tượng thở khò khè kéo dài thường xuyên thì bạn nên chủ động đi kiểm tra và xét nghiệm để tìm hiểu rõ nguyên nhân bệnh.
Sốt nhẹ, nhức đầu
Thông thường, các bệnh ung thư dễ dẫn đến hiện tượng sốt nhẹ kèm theo tình trạng nhức đầu. Do lượng bạch cầu trong cơ thể tăng lên nhưng sức đề kháng kém khiến cho vi khuẩn có hại xâm nhập vào, từ đó làm cho hệ miễn dịch dần suy yếu, nhạy cảm và dễ ốm vặt.
Xuất hiện đốm đỏ trên da
Nếu bỗng dưng thấy làn da xuất hiện những đốm đỏ, hoặc tím bầm trên cơ thể thì bạn nên chú ý vì nhiều khả năng là do cơ thể giảm tiểu cầu. Trong đó, tiểu cầu là một tế bào máu có thể ngăn chặn tình trạng chảy máu, giúp máu đông. Thế nên, khi tiểu cầu giảm thì nó sẽ gây ra các dấu hiệu đổi màu trên da.
Đau xương khớp
Nhiều trường hợp chẩn đoán bệnh ung thư máu đều có sự xuất hiện của hiện tượng đau xương khớp, nhất là vùng khung chậu, xương sườn, lưng và xương sọ. Nguyên nhân là do tủy xương gặp vấn đề nên gây gián đoán trong quá trình sản xuất các tế bào máu, nguy hiểm hơn còn dẫn đến tình trạng gãy xương.
Chảy máu cam
Hệ miễn dịch làm việc kém cũng có thể gây ra viêm nhiễm và những hạch bạch huyết trong cơ thể. Đặc biệt, chảy máu cam chính là một hiện tượng cảnh báo điều này nhưng nhiều người lại ít để tâm đến. Do những cơn chảy máu cam thường đến bất chợt và có thể khắc phục ngay lúc đó, tuy nhiên, khi hiện tượng này kéo dài và lượng máu chảy nhiều bất thường thì bạn nên chủ động đi khám ngay.
Dễ bị bầm tím
Cơ thể thường xuyên bị bầm tím mà không phải do bất cứ va chạm xung quanh nào thì hãy coi chừng vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư máu. Khi các tế bào bạch cầu thay đổi thì lượng tiểu cầu trong cơ thể cũng bị ứ đọng lại, gây ra hiện tượng bầm tím bất thường. Thế nên, nếu gặp phải dấu hiệu này thì bạn cần đi khám càng sớm càng tốt.
Theo Helino
Chăm sóc trẻ bị sốt sau tiêm phòng- vấn đề gây nhiều lo lắng cho cha mẹ Thông thường, các triệu chứng sau tiêm như vết tiêm sưng tấy, sốt, quấy khóc có thể tự mất đi sau 1-2 ngày. Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc trẻ sau tiêm phòng, thời gian này có thể rút ngắn lại. 1. Tại sao trẻ bị đau, sốt sau tiêm phòng? Hiện tượng trẻ đau, sốt, quấy khóc là chuyện thường gặp...