Những dấu hiệu bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt
Một số triệu chứng thường gặp trong chu kỳ kinh nguyệt như quặn bụng, chảy nhiều máu, buồn nôn, thay đổi cảm xúc thất thường…
Một số triệu chứng thường gặp trong chu kỳ kinh nguyệt như quặn bụng, chảy nhiều máu, buồn nôn, thay đổi cảm xúc thất thường, cảm thấy yếu ớt, mệt mỏi do sự thay đổi lượng hormone.
Dưới đây là một số dấu hiệu bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt mà bạn cần lưu ý:
1. Dừng kinh đột ngột
Dừng kinh đột ngột có thể do bạn mang thai hoặc trong thời kỳ mãn kinh. Nếu không đó có thể là dấu hiệu hội chứng buồng trứng đa nang, bất thường tuyến giáp, chất béo trong cơ thể thấp hoặc do căng thẳng quá độ.
2. Đau bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt
Triệu chứng đau trong chu kỳ kinh nguyệt là bình thường nhưng nếu đau nặng và kéo dài khiến bạn cảm thấy không thể chịu nổi và nằm liệt giường, đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, cấu trúc tử cung bất thường, hoặc do sẹo mô sau phẫu thuật.
Video đang HOT
3. Ra nhiều máu
Cứ khoảng 1 tiếng bạn phải thay băng vệ sinh 1 lần, nguyên nhân có thể do rối loạn đông máu, u xơ tử cung, mất cân bằng nội tiết tố, thay đổi nồng độ estrogen và progesterone hoặc ung thư tử cung.
4. Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt cũng có thể là dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố, polyp và u xơ tử cung.
Nếu có những triệu chứng trên, bạn nên đến khám bác sĩ phụ khoa sớm nhất.
BS Tuyết Mai
Theo Suckhoedoisong.vn
4 cách kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt theo ý muốn
Bạn đã từng đang đi du lịch biển thì mất hứng vì 'đèn đỏ' ghé thăm? Vậy có cách nào để kiểm soát được kỳ kinh nguyệt hàng tháng không? Câu trả lời là có.
Chu kỳ kinh nguyện kèm theo những triệu chứng như chuột rút, đau nửa đầu, tâm tính khó chịu không chỉ khiến phụ nữ chúng ta "khổ sở" hàng tháng mà còn biến các kỳ nghỉ trở thành ác mộng. Taraneh Shirazian, một bác sĩ sản phụ khoa thuộc trung tâm y tế NYU Langone chia sẻ: "Bạn hoàn toàn không cần phải có chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng và nếu đang dùng thuốc thì nó hoàn toàn an toàn".
Thực tế, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Oregon khảo sát 1.324 phụ nữ đang sử dụng biện pháp tránh thai hormone như miếng vá, thuốc viên và vòng tránh thai được khảo sát thì phát hiện có đến 17% số họ dùng nó với mục đích làm thay đổi chu kỳ hành kinh.
Vậy với phụ nữ đang sử dụng biện pháp ngừa thai bằng hormone thì kỳ hành kinh là do tác dụng của thuốc? Thật vậy, khi dùng thuốc tránh thai hormone thì kinh nguyệt tới do hormone của thuộc tác động chứ không phải do cơ chế rụng trứng gây ra nên phụ nữ thực sự có thể thoải mái để bỏ qua nó hàng tháng bằng cách tác động vào biện pháp tránh thai.
Dưới đây là cách sử dụng các biện pháp :
1. Thuốc tránh thai Hormone hàng tháng
Loại thuốc uống tránh thai (viết tắt OCP) thường đóng thành vỉ dùng trong 4 tuần: 3 tuần đầu tiên của thuốc có chứa hormones và tuần cuối cùng thường là thuốc giả dược (hoặc đường). Cơ thể thu hồi các hormone trong suốt tuần giả dược đó, và bạn bị chảy máu. Trường hợp bạn muốn trì hoãn kinh nguyệt thì chỉ cần bỏ qua thuốc giả dược tuần sau cùng và uống tiếp thuốc có chứa hormones.
Tuy nhiên việc liên tục dùng viên uống tránh thai (OCP) cũng có thể phát sinh tác dụng phụ. Theo Shirazian, nó phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của mỗi người với thuốc, "một số phụ nữ bị ra ít máu, một số người lại có các triệu chứng khác", như đau ngực, có người lại chẳng thấy phản ứng phụ nào ngoài việc chậm chu kỳ kinh.
Điều cần thiết là nên nói với bác sĩ kế hoạch tránh thai bạn mong muốn để họ kê đơn đúng cách bởi nếu theo cách trên, bạn sẽ cần nhiều gói thuốc hơn bình thường trong một năm.
2. Tránh thai bằng cách kéo dài chu kỳ
Nếu thấy phương pháp uống thuốc tránh thai 3 tuần một lần như trên quá rắc rối, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ chuyển sang biện pháp tránh thai kéo dài chu kỳ. Thuốc uống như Seasonale hoặc Seasonique có gói 90 ngày, mặc dù kỳ kinh nguyệt không hoàn toàn biến mất nhưng có tác dụng làm giảm kinh nguyệt xuống 4 lần/năm. Lybrel là một loại thuốc kéo dài chu kỳ giúp loại bỏ hoàn toàn kỳ hành kinh của bạn. Lưu ý, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA cảnh báo tác dụng phụ không mong muốn là phụ nữ có thể bị chảy máu đột xuất.
3. Vòng tránh thai hoặc miếng dán tránh thai
Cách sử dụng phương pháp này để bỏ qua giai đoạn hành kinh tương tự như uống thuốc viên hàng tháng. Sau ba tuần dùng miếng dán hoặc vòng tránh thai, bạn chỉ cần hoán đổi miếng dán cũ cho một miếng dán mới thay vì tiếp tục dùng nó thêm một tuần. Giống như thuốc viên, bạn có thể chảy máu đột ngột, nhưng tất cả phụ thuộc vào cơ thể của bạn. Lưu ý, khi bạn dùng vòng tránh thai hoặc miếng dán tránh thai mới, hãy bàn với bác sĩ của mình.
Theo H.A/Suckhoedoisong.vn
Hãy đọc ngay những thông tin này nếu bạn bị nhức đầu trong chu kỳ kinh nguyệt Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân gây nhức đầu, nhưng nếu bạn xuất hiện hiện tượng nhức đầu trong chu kỳ kinh nguyệt thì cần hết sức cẩn trọng. Nhức đầu trong chu kỳ kinh nguyệt là biểu hiện của sự thay đổi nội tiết Thực tế là có một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa việc thay đổi...