Những dấu hiệu bất thường sau kì kinh nguyệt khiến chị em lo lắng
Dịch âm đạo có mùi khó chịu sau kì kinh nguyệt là điều khiến rất nhiều chị em cảm thấy khó chịu. Điều này có bình thường không?
Nhiều phụ nữ phải đối mặt với vấn đề với mùi hôi do dịch âm đạo tiết ra khi chu kì kinh nguyệt của họ kết thúc. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể khác nhau với mỗi người và mức độ cũng không giống nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung là chị em nào rơi vào hoàn cảnh này đều cảm thấy không dễ chịu chút nào.
Dịch âm đạo sau khi chu kì kinh nguyệt kết thúc có thể có màu trắng, trong suốt hoặc xanh, nâu, có thể có mùi hôi hoặc không mùi… Nguyên nhân chính của tình trạng này chủ yếu là do lớp lót nội mạc tử cung bị giảm hoặc do vệ sinh không sạch sẽ.
Dưới đây là những trường hợp chị em có thể gặp sau chu kì kinh nguyệt.
1. Dịch âm đạo màu trắng, không có mùi
Đây là hiện tượng bình thường đối với nhiều phụ nữ và chị em cũng không phải lo lắng quá. Hiện tượng này xảy ra có thể do thiếu năng lượng trong cơ thể. Để khắc phục, chị em nên giữ một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. Cách này cũng giúp bạn trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.
Dịch âm đạo có mùi khó chịu sau kì kinh nguyệt là điều khiến rất nhiều chị em cảm thấy khó chịu. Ảnh minh họa
2. Dịch âm đạo màu trắng, có mùi hôi
Sau chu kì kinh nguyệt, nếu bạn gặp phải tình trạng dịch âm đạo có màu trắng kèm theo mùi hôi thì rất có thể do nhiễm nấm men gây ra (do nấm Candida albicans). Điều này xảy ra khi có sự thay đổi nội tiết tố, dẫn đến các vi khuẩn tự nhiên trong âm đạo bị mất cân bằng, cho phép nấm Candida sinh sôi nhiều hơn. Về cơ bản, sự cân bằng hormone trong cơ thể bạn đã bị ảnh hưởng nặng nề.
Video đang HOT
Để khắc phục tình trạng này, bạn nên tới gặp bác sĩ phụ khoa để được điều trị theo đúng các triệu chứng.
3. Dịch âm đạo có màu trắng đục hoặc xám và có mùi tanh
Nếu dịch âm đạo của bạn có mùi tanh, màu trắng đục hoặc màu xám sau kì kinh nguyệt thì rất có thể bạn bị viêm âm đạo do vi khuẩn. Ngoài ra, nếu dịch âm đạo có mùi tanh sau kì kinh nguyệt kèm theo cảm giác nóng rát trong âm đạo thì có thể là nhiễm Chlamydia. Trong trường hợp này, bạn cần đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời. Nhiễm Chlamydia nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến vô sinh.
4. Dịch âm đạo có màu hơi xanh kèm mùi hôi
Nếu bạn gặp tình huống dịch âm đạo hơi xanh và nặng mùi thì rất có thể bạn bị nhiễm Trichomonas (do Trichomonas vaginalis gây ra). Mặc dù, nhiễm trùng Trichomonas có thể không gây ảnh hưởng lớn nhưng nó có thể lây lan sang các ống dẫn trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.
Vì vậy, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Một khả năng khác dẫn tới tình trạng này là do chị em để quên tampon trong âm đạo. Khả năng này có thể hiếm gặp nhưng cũng đã từng xảy ra vì nhiều chị em thường quên chúng vào ngày cuối cùng của chu kì kinh nguyệt.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể khác nhau với mỗi người và mức độ cũng không giống nhau. Ảnh minh họa
5. Dịch âm đạo có màu vàng xanh và có mùi hôi
Sau chu kì kinh nguyệt, nếu bạn nhận thấy dịch âm đạo có màu vàng xanh, có bọt và nặng mùi thì rất có thể bạn đã bị bệnh lậu, do vi khuẩn lậu cầu gây ra. Nó là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng ở phụ nữ vì vi khuẩn lậu cầu sẽ từ từ xâm nhập tới ống dẫn trứng và đe dọa khả năng làm mẹ của chị em.
Trong trường hợp này, bạn nên đi khám ngay lập tức.
6. Dịch âm đạo màu nâu, có mùi hôi
Dịch âm đạo này có thể là do lượng máu còn sót lại trong âm đạo tiết ra và mùi hôi là do vi khuẩn gây nên. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng dung dịch vệ sinh để rửa và giữ vệ sinh “vùng kín” cẩn thận để nhanh trở lại bình thường. Nếu tình trạng này kéo dài hơn 1 tuần thì bạn nên đi khám để biết nguyên nhân gốc rễ.
Trong trường hợp bạn cảm thấy lo lắng trước bất kì hiện tượng bất thường xảy ra đối với cơ thể mình sau chu kì kinh nguyệt, bạn nên đi khám để được các bác sĩ khám và chẩn đoán bệnh chính xác.
Theo VNE
Tư thế ngủ tốt nhất khi bị đau bụng trong kì kinh nguyệt
Tư thế nằm co người được cho là có tác dụng giảm đau bụng trong kì kinh nguyệt hiệu quả nhất vì nó giúp cơ thể tự động thư giãn các bó cơ vùng bụng.
Em năm nay 20 tuổi, em thường xuyên bị đau bụng trong kì kinh nguyệt, thậm chí hầu như tháng nào cũng đau rất dữ dội. Em bị đau bụng trong ngày đầu tiên thấy kinh, từ ngày hôm sau thì không đau nữa và hoàn toàn bình thường. Chính vì vậy, trong ngày bị đau bụng, thỉnh thoảng em có uống thuốc giảm đau, tháng nào cảm thấy đau ít hơn thì không uống. Tuy nhiên, em vẫn cảm thấy rất bất tiện và mệt mỏi khi đau bụng. Trong những ngày này, em thường nằm sấp, úp bụng lên một túi chườm nóng để dễ chịu hơn.
Nhưng cách này có vẻ không hiệu quả lắm vì sau đó em cảm thấy rất mệt mỏi và cơn đau kéo dài hơn bình thường. Bác sĩ cho em hỏi, trong những ngày bị đau bụng kinh, em nên nằm ở tư thế nào là tốt nhất? Em xin cảm ơn! (M. Phượng)
Trả lời:
Bạn M. Phượng thân mến!
Đau bụng trong ngày có kinh nguyệt là điều khiến rất nhiều chị em lo ngại. Nó không chỉ khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, khó chịu mà còn làm giảm năng suất hoạt động, học tập, làm việc của nhiều người. Tuy nhiên, ngoại trừ lý do bệnh tật thì đây là vấn đề sinh lý bình thường và sẽ tự biến mất sau một vài ngày hoặc khi kinh nguyệt kết thúc. Trong trường hợp cơn đau kéo dài, nặng nề kèm theo các triệu chứng đặc biệt khác như máu kinh sẫm màu, vón cục, nóng sốt, buồn nôn, nôn mửa liên tục... thì chị em nên đi khám để biết nguyên nhân có phải do bệnh nào đó ở cơ quan sinh sản gây ra hay không.
Tư thế nằm co người được cho là có tác dụng giảm đau bụng trong kì kinh nguyệt hiệu quả nhất vì nó giúp cơ thể tự động thư giãn các bó cơ vùng bụng. Ảnh minh họa
Khi bị đau bụng trong kì kinh nguyệt, nhiều chị em chỉ muốn được nằm nghỉ ngơi để giảm đau. Nhưng nằm như thế nào để vừa giảm đau hiệu quả lại tốt cho sức khỏe? Tư thế nằm có thể tùy thuộc mỗi người, có người cảm thấy nằm nghiêng sẽ tốt nhưng có người lại thấy nằm ngửa dễ chịu hơn...
Có nhiều chị em chọn cách nằm sấp để giảm đau bụng kinh nhưng thực tế, tư thế ngủ này lại không tốt. Bình thường, nằm sấp khi ngủ sẽ khiến các cơ quan nội tạng bị đè xuống nên nó ảnh hưởng đến ngực và các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả bàng quang, tử cung. Trong những ngày "đèn đỏ", nếu bạn nằm sấp sẽ khiến các dây chằng ở ngực bị đè nén, gây áp lực xuống tử cung, cản trở quá trình lưu thông máu tới tử cung và làm cho tình trạng đau bụng kinh càng tăng lên. Vì vậy, dù có bị đau bụng hay không chị em cũng nên tránh tư thế này trong những ngày có kinh nguyệt.
Tư thế nằm co người được cho là có tác dụng giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất. Tư thế này giúp cơ thể tự động thư giãn các bó cơ vùng bụng, nếu kết hợp với việc chườm nóng hoặc uống thuốc giảm đau (theo hướng dẫn của bác sĩ nếu cần thiết) sẽ càng tăng hiệu quả giảm đau. Bạn có thể nằm với tư thế hơi co người và nghiêng về bên phải để tránh ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng.
Bạn nên thay đổi tư thế nằm của mình để cảm thấy dễ chịu hơn nhé. Ngoài ra, nếu bạn uống thuốc giảm đau thì nên tham khảo chỉ định của bác sĩ về hướng dẫn dùng thuốc sao cho hiệu quả mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn.
Chúc bạn vui khỏe!
Theo VNE
Bệnh phổ biến chị em thường gặp trong kì kinh nguyệt Chị em có thể gặp phải một số bệnh phổ biến trong kì kinh nguyệt như đau mắt, đau đầu, căng thẳng thần kinh, sưng vú, rối loạn tiêu hóa... Em năm nay 23 tuổi, có kinh nguyệt đều đặn hàng tháng. Tuy nhiên, cứ mỗi khi đến kì kinh nguyệt là em có hiện tượng tiêu chảy và rất đau bụng, đại...