Những đám tang không kèn trống ở Vũ Hán
Cầm chiếc hộp gỗ nhỏ chứa tro cốt của cha, Liu Pei’en bật khóc, nhưng ông không có nhiều thời gian để đau buồn.
Liu cho biết các quan chức thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc nhất quyết đi cùng ông đến nhà tang lễ và đứng chờ ngay gần. Sau đó, họ lại theo chân Liu đến nghĩa trang, chứng kiến ông chôn cất cha mình. Một trong những người đi theo Liu chụp ảnh đám tang, quá trình chỉ diễn ra trong vòng 20 phút.
“Cha tôi dành cả cuộc đời phụng sự đất nước, chỉ để bị giám sát sau khi qua đời. Lòng tự trọng của người chết ở đâu? Tình người ở đâu?”, người đàn ông 44 tuổi tự hỏi.
Trong những tháng qua, cư dân Vũ Hán không được phép nhận tro cốt của người thân tử vong do nhiễm nCoV. Sau khi tuyên bố đại dịch đã được kiểm soát, chính quyền lại hối thúc họ chôn cất người thân thật nhanh chóng và lặng lẽ, đồng thời cử người theo dõi quá trình đưa tiễn các nạn nhân, những gia đình có người mất cho hay.
Những người mặc đồ bảo hộ tại lối vào nghĩa trang Biandanshan ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hôm 31/3. Ảnh: AFP.
Đội ngũ kiểm duyệt của chính phủ còn bị cáo buộc xóa những hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy người dân Vũ Hán xếp hàng dài tại các nhà tang lễ để nhận tro cốt. Cảnh sát thành phố cũng giải tán các nhóm trên ứng dụng nhắn tin WeChat do người thân của những nạn nhân Covid-19 thành lập.
Chính phủ Trung Quốc cho biết họ đang cố gắng ngăn chặn việc tụ tập đông người để dịch bệnh không bùng phát một lần nữa. Tuy nhiên, theo bình luận viên Amy Qin và Cao Li của NY Times, sự kiểm soát chặt chẽ hiện nay dường như là một phần trong nỗ lực né tránh cơn thịnh nộ đối với những sai lầm ban đầu và hành vi che giấu dịch bệnh của chính quyền. Hình ảnh tại Vũ Hán hoặc các cuộc thảo luận xuất hiện trên mạng xã hội cũng có thể làm gia tăng mối nghi ngờ về số liệu Covid-19 của Trung Quốc.
Vũ Hán chiếm gần 2/3 số ca nhiễm nCoV tại Trung Quốc và hơn 3/4 số ca tử vong. Nhưng trong những tuần đầu của đại dịch, các nhân viên y tế cho biết nhiều bệnh nhân phải về nhà dù có triệu chứng vì bệnh viện thiếu giường và kit xét nghiệm, khiến nhiều người chết vì Covid-19 không được tính vào số liệu chính thức.
Video đang HOT
Tranh cãi về số người chết vì nCoV thực tế tại Trung Quốc gần đây lại dấy lên sau khi Caixin, tạp chí tài chính ở Bắc Kinh, đăng ảnh chụp khoảng 3.500 chiếc lọ đựng tro cốt xếp chồng lên nhau trong nhà tang lễ ở Vũ Hán, đồng thời dẫn lời một tài xế nói rằng ông đã chở khoảng 5.000 lọ tro cốt trong hai ngày 25 và 26/3. Trong khi đó, Trung Quốc chỉ báo cáo hơn 3.300 người chết vì nCoV và hơn 81.600 ca nhiễm.
Tuy nhiên, Bắc Kinh khẳng định họ đã công khai và minh bạch về quy mô đại dịch. Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lô Sa Dã hôm 1/4 cho biết ngoài hơn 2.500 người chết vì Covid-19, Vũ Hán còn ghi nhận khoảng 10.000 chết vì những nguyên nhân khác. Ông giải thích rằng lệnh phong tỏa được áp đặt từ ngày 23/1 khiến nhiều người không thể đến nhận tro cốt người thân, dẫn đến tình trạng xếp hàng dài tại nhà tang lễ.
Trung Quốc dường như còn cố gắng xoa dịu tình hình bằng cách truy phong các bác sĩ tử vong trong cuộc chiến chống Covid-19 là liệt sĩ, thay vì coi họ là nạn nhân của dịch bệnh. Hôm 4/4, nhân tiết Thanh minh, chính quyền cũng tổ chức quốc tang cho hàng nghìn người tử vong trong đại dịch.
Tuy nhiên, ba phút mặc niệm có lẽ không đủ để các gia đình ở Vũ Hán vơi bớt nỗi đau. Nhiều người đã lên tiếng đòi công lý và trách nhiệm từ chính quyền, hy vọng thân nhân của họ không phải chết trong câm lặng. Phản ứng dữ dội của họ khiến chính quyền hồi tháng 2 quyết định sa thải hai quan chức cấp cao của địa phương, nhưng không đề cập đến việc điều tra thêm.
“Tôi yêu cầu một lời giải thích. Nếu không, tôi không thể đưa tiễn cha mình và sẽ không bao giờ cảm thấy yên ổn”, Zhang Hai, con trai một người đàn ông tử vong vì Covid-19, cho hay. Zhang muốn biết lý do chính quyền suốt nhiều tuần không nói với công chúng rằng virus có thể lây truyền từ người sang người.
Trong khi đó, những cư dân khác tại Vũ Hán cố gắng tìm cách riêng để tưởng niệm người thân một cách kín đáo. Maria Ma, 23 tuổi, cho biết ông bà mình qua đời hồi tháng một và thi thể của họ bị đưa đi hỏa táng chóng vánh. Trong lễ cúng 49 ngày, bên cạnh việc đốt vàng mã, những người đàn ông trong gia đình cắt tóc để tưởng nhớ người đã khuất, theo phong tục truyền thống.
Ma cho biết gia đình cảm thấy tội lỗi vì không thể tổ chức một lễ tang thích hợp như nguyện vọng của ông bà trước lúc ra đi. “Chúng tôi không ngừng tự hỏi tại sao chuyện như vậy lại xảy ra với gia đình mình. Chúng tôi chỉ là những người bình thường và chưa bao giờ làm điều xấu với bất cứ ai”, cô nói.
Chính quyền Vũ Hán hỗ trợ các gia đình khoảng 420 USD cho mỗi thân nhân qua đời trong lúc đại dịch hoành hành, bất kể nguyên nhân chết là gì. Người thân của nạn nhân Covid-19 được giảm giá 30% phí mua đất chôn cất và miễn phí dịch vụ hỏa táng.
Đối với một số người như Peng Bangwen, khoản trợ cấp này không giúp anh hoàn thành tâm nguyện. Peng muốn chôn cất cha mình, người qua đời hồi đầu tháng 2, tại ngôi nhà của tổ tiên bên ngoài Vũ Hán. Tuy nhiên, chính quyền ngôi làng đó không chấp nhận, bởi họ không muốn tro cốt một bệnh nhân Covid-19 được chôn tại đây.
“Dù lặng lẽ, yên bình hay ồn ào và công phu, tôi chỉ muốn đám tang được chăm chút. Không thì quá tàn nhẫn cho cả tôi và cha”, người đàn ông 32 tuổi cho hay.
Những người khác, như Liu Pei’en, lại đang tìm kiếm sự bù đắp xứng đáng với mất mát của họ. Hồi tháng một, cha của ông tới một bệnh viện ở Vũ Hán để kiểm tra sức khỏe định kỳ và nhiễm nCoV, sau đó qua đời vào ngày 29/1. Trong nỗi đau buồn, Liu tìm đến một nhà sư Phật giáo, dành một số buổi tối lặng lẽ cầu nguyện cho cha.
Cuối tháng trước, Liu nhận cuộc gọi từ chính quyền thông báo về việc chuẩn bị lễ mai táng. Ông được chỉ định hai quan chức, một người từ cơ quan cũ của cha và người kia thuộc ủy ban khu phố, để hỗ trợ trong quá trình đưa tiễn. Họ đã đi cùng Liu đến một nghĩa trang phía tây nam thành phố, nơi ông chọn lô đất đắt đỏ hướng về phía nam có giá 14.000 USD.
Lễ tang diễn ra hai ngày sau khi chọn đất. Phiến đá trống không đặt bên trên chỗ chôn chỉ có một nhãn dán đề “hàng 24, số 19″, bia mộ sẽ được chuyển đến sau. “Nó giống như một ngôi nhà không cửa”, Liu nói.
Sau khi lễ tang kết thúc, các quan chức yêu cầu gia đình ký vào mẫu đơn chứng nhận họ đã hoàn thành nhiệm vụ.
Hai ngày sau, Liu một mình trở lại nghĩa trang và ngồi bên mộ cha suốt một giờ. “Hãy chờ con và mẹ. Một ngày nào đó chúng ta sẽ đoàn tụ trong ngôi nhà mới của cha”, ông nói.
Liu cho biết ông sẽ tiếp tục thúc ép chính quyền trừng phạt những quan chức địa phương chịu trách nhiệm cho việc che giấu dịch bệnh ban đầu, đồng thời bồi thường thích đáng cho gia đình các nạn nhân.
“Họ nghĩ rằng tôi sẽ bỏ qua khi việc chôn cất đã hoàn thành? Không. Tôi vẫn chưa xong việc”, Liu cho hay.
Ánh Ngọc
Virus Corona: Số ca nhiễm mới giảm mạnh ở Trung Quốc, thêm 108 người tử vong
Tỉnh Hồ Bắc, vùng tâm dịch virus Corona ở Trung Quốc, sáng ngày 20.2 thông báo có thêm 108 ca tử vong, trong khi số ca nhiễm mới giảm mạnh.
Số ca nhiễm virus Corona giảm mạnh ở Trung Quốc.
Theo SCMP, trong số 108 ca tử vong mới, 88 là ở thành phố Vũ Hán, nơi được cho là bắt nguồn dịch bệnh Covid-19. Số người chết được công bố hôm 20.2 giảm so với con số 132 người tử vong một ngày trước đó.
Đáng chú ý, số ca nhiễm mới ghi nhận giảm mạnh chưa từng có kể từ khi dịch bệnh bùng phát, có thêm 349 người nhiễm mới. Một ngày trước đó, tỉnh Hồ Bắc thông báo có 1.693 ca nhiễm mới.
10 trong số 15 thành phố trên toàn tỉnh Hồ Bắc thông báo các trường hợp xét nghiệm mới cho kết quả âm tính, không có thêm người nhiễm virus. Giới chức tỉnh Hồ Bắc không giải thích thêm về các trường hợp âm tính này.
Tổng số ca tử vong vì virus Corona trên toàn Trung Quốc đại lục tăng lên 2.112 người và hơn 74.000 người nhiễm bệnh.
Trên toàn thế giới, có 75.662 người nhiễm virus Corona và 2.120 người chết. 16.342 người bình phục được xuất viện và 12.064 người đang trong tình trạng nguy kịch
Tàu Diamond Princess neo ở cảng Yokohama, Nhật Bản, tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm mới. Tổng cộng có 620 trường hợp nhiễm virus Corona trong tổng số hơn 3.000 người. Hơn 300 người Mỹ đã rời tàu về nước. 14 trong số này dương tính với virus. Những người rời tàu vẫn phải cách ly 14 ngày khi trở về Mỹ.
Một giáo sư người Nhật được đặt chân lên tàu Diamond Princess, nói ông rất bất ngờ vì gần như không có biện pháp phòng ngừa dịch trên tàu. Ước tính vẫn còn hơn 100 người Mỹ ở trên tàu hoặc đang được điều trị tại bệnh viện.
Theo danviet.vn
Sinh viên Vũ Hán hai lần nhiễm nCoV Hai tháng vừa qua với Adele Jiang, 24 tuổi, sinh viên Đại học Vũ Hán, như cơn ác mộng khi hai lần dương tính với nCoV. Sau khi tái nhiễm nCoV vào ngày 21/3, Adele đang cách ly tại một khách sạn ở tỉnh Hồ Bắc. Cô hy vọng sẽ nhận kết quả xét nghiệm âm tính lần ba vào chủ nhật tuần...