Những đám cưới cô dâu khuyết tật tại Trung Quốc: Lấy chồng để có người chăm sóc hay buôn bán phụ nữ thiểu năng trá hình?
IDD là từ viết tắt của Intellectual and Developmental Disability, thuật ngữ y tế chỉ tình trạng chậm phát triển và thiểu năng trí tuệ. Người mắc chứng này có IQ chỉ dưới 75, không có hoặc rất ít khả năng giao tiếp, tư duy logic…
Ước tính, Trung Quốc có khoảng 83 triệu người bị IDD. Trong đó, có 42,77 triệu người là nam (51,55%) và 40,19 triệu người là nữ (48,45%). Phần lớn các IDD sống ở nông thôn, với khoảng 62,25 triệu người, chiếm 75,04%.
Đám cưới IDD: Kẻ cười người khóc
Đầu tháng 3/2021, mạng xã hội Trung Quốc lan truyền một video đám cưới IDD. Cô dâu có họ Yao, là người bị thiểu năng trí tuệ, 20 tuổi; còn chú rể là một người đàn ông trung niên đã ngoài 50. Trong video, Yao ngồi trên giường, khóc nức nở. Ngược lại, mẹ hai của cô cười tươi như “nông dân được mùa”.
Cô dâu Yao (20 tuổi) khóc nức nở trong ngày cưới
Yao sinh trưởng ở làng Zhuwa, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Gia đình cô thuộc diện nghèo, cha mẹ quanh năm đầu tắt mặt tối. Yao mắc IDD bẩm sinh, ngây ngô như đứa trẻ và rất sợ người lạ.
Từ năm 2019, cha Yao (68 tuổi) đã “đặt vấn đề” với người đàn ông sẽ trở thành chồng cô. Ông thuyết phục nam giới này đồng ý cưới Yao, vì “Tôi đã già mất rồi. Nếu không sớm gả con bé đi, thì mai này lấy ai chăm sóc cho nó?”.
Làng Zhuwa, Hà Nam, nơi Yao sinh sống và kết hôn
Video đám cưới của Yao lan truyền chóng mặt, dấy lên lo ngại nhân quyền của người IDD. Nó buộc các quan chức ở Hà Nam phải vào cuộc, giải thích rõ ràng. Họ tuyên bố, đám cưới của Yao không vi phạm pháp luật. Mặc dù là người thiểu năng trí tuệ, Yao đã đủ tuổi kết hôn. Tuy rằng, Yao và chồng không thể đăng ký kết hôn chính thức (vì tình trạng IDD của Yao rất nghiêm trọng, không thể đưa ra lời xác nhận mang tính chất chịu trách nhiệm pháp luật), họ vẫn được pháp luật cho phép sống cùng nhau. Sau này, nếu Yao sinh con, chồng cô cũng có nghĩa vụ đăng ký khai sinh và nhập hộ khẩu bắt buộc cho đứa trẻ.
Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy
Video đang HOT
Tại Trung Quốc, báo cáo thống kê về IDD gần đây nhất cũng đã cách 15 năm. Vào năm 2006, Liên đoàn Người Khuyết tật Trung Quốc (China Disabled Persons’ Federation) cho biết: Ước tính cả nước có khoảng 83 triệu IDD. Trong số này, nam giới chiếm 51,55%, cao hơn nữ giới 3,1%.
Cũng trong năm 2006, thống kê 216 IDD tuổi trưởng thành ở Nam Kinh chỉ ra, tỷ lệ kết hôn chỉ chiếm 12,68%. Nếu xét trên giới tính, tỷ lệ nữ IDD đã kết hôn là 20%, còn nam IDD đã kết hôn chỉ 3,2%.
Các cuộc hôn nhân IDD đều do phụ huynh sắp đặt
Theo học giả Pan Lu (Trung Quốc), người đã tiến hành nghiên cứu thực địa về IDD ở 2 ngôi làng thuộc phía bắc tỉnh Hà Nam để làm luận án tiến sĩ, thì hầu hết các đám cưới IDD đều do cha mẹ xếp đặt. Giống như ở trường hợp của Yao, các phụ huynh có con em bị IDD đến tuổi trưởng thành sẽ tự tìm người thích hợp, thuyết phục gả hoặc cưới.
Ở trường hợp của Yao, mẹ cô cũng là một IDD. Cha Yao kết hôn với bà do sắp đặt. Sau khi sinh Yao được vài năm, người mẹ bị IDD này bỏ nhà đi biệt tích.
Góc khuất nhân quyền và lo ngại gả bán
“Những cuộc hôn nhân như thế này thường dẫn đến tình trạng vợ chồng chỉ trên danh nghĩa” – Pan cho biết. “Người vợ IDD không nhận được cả tình cảm lẫn sự hỗ trợ về vật chất từ người chồng”.
Trong 6 tháng “nằm vùng”, Pan phát hiện một phụ nữ IDD đã kết hôn nhưng vẫn ăn ở tại nhà cha mẹ ruột. Một phụ nữ IDD khác thì tuy sống cùng nhà với chồng, nhưng ngủ riêng và không ăn cơm chung. “Tôi không quan tâm cô ta đang làm gì hay cảm thấy thế nào” – người chồng cáu bẳn khi bị hỏi. “Chỉ nhìn thấy cô ta thôi cũng đủ để tôi phát bực rồi”.
Người vợ IDD thường là nạn nhân của bỏ bê và bạo lực gia đình
Ngoài ra, Pan còn thấy rõ một hiện thực đáng sợ: Người vợ như vậy rất hay bị ngược đãi. Trang trực tuyến China Judgement Online đã kiểm tra 90 bộ hồ sơ li hôn do phụ nữ IDD đứng ra nộp. Toàn bộ đều cùng 1 trong 2 lý do, “bị đánh đập” hoặc “bỏ bê”. Có nhiều trường hợp, người chồng chỉ chờ người vợ IDD sinh con, giữ lại đứa con và đuổi vợ ra khỏi nhà.
Trở lại với câu chuyện của Yao, người làng Zhuwa vô cùng khó chịu khi các phóng viên tới tìm hiểu sự tình. “Có gì sai khi gả chồng cho một cô gái như cô ấy?” – họ hỏi vặn. “Hãy đứng ở vị trí của cha Yao mà suy nghĩ. Ông ấy đã 68 tuổi rồi, còn có thể chu cấp hay bầu bạn với con gái thêm được bao nhiêu lâu?”.
Cô dâu IDD không có quyền quyết định hôn sự
“Con bé có muốn lấy chồng hay không ấy à? ” – một phụ nữ lớn tuổi gắt gỏng. “Nó thì biết cái gì chứ? Đến cả ăn uống, nó cũng phải chờ người khác đút vào tận miệng.”
Xét trên hoàn cảnh của Yao, chuyện cha cô lo lắng gả chồng cho con gái là “không thể tránh”. Yao chỉ có 2 khoản trợ cấp từ chính quyền: 120 NDT/tháng dành cho người IDD và 335 NDT/tháng dành cho người nghèo, tổng cộng 455 NDT/tháng (khoảng 1,6 triệu VNĐ). Nếu cha Yao qua đời hoặc không còn khả năng chăm sóc, cô sẽ rất khó sống. “Lấy chồng là cách duy nhất để những phụ nữ như Yao có được chỗ nương tựa suốt đời” – người làng Zhuwa tuyên bố.
Nhiều người lo ngại, đám cưới IDD là gả bán trá hình
Có điều, phần lớn nam giới đồng ý lấy vợ IDD là người lớn tuổi, khuyết tật về thể chất hoặc hoàn cảnh khó khăn. Chú rể của Yao cũng là một nam giới nghèo, 55 tuổi, chưa học hết tiểu học. Văn hóa kết hôn ở Trung Quốc đòi hỏi sính lễ. Ngày nay, quà hứa hôn “bèo bèo” cũng phải cỡ 100.000 NDT (khoảng 356 triệu VNĐ). Nhiều người lo ngại, cô dâu IDD là một kiểu “gả bán giá rẻ”.
Về sính lễ của Yao, 6 anh chị em của chú rể đã định tặng 20.000 NDT (khoảng 71 triệu VNĐ). Vì cha Yao từ chối, nên họ giữ lại khoản tiền này.
Bé gái mắc chứng động kinh, thiểu năng trí tuệ vì thứ nhiều nhà có
Thụy Thụy năm nay 11 tuổi, mắc chứng động kinh, thiểu năng trí tuệ. IQ của bé chỉ tương đương đứa trẻ lên 3. Theo bác sĩ, nguyên nhân tình trạng này bắt nguồn từ việc bị mèo cắn.
Thụy Thụy sinh sống tại Trịnh Châu (Trung Quốc). Dù đã 11 tuổi song chỉ số IQ của bé chỉ tương đương đứa trẻ lên 3. Bên cạnh đó, Thụy Thụy còn mắc chứng động kinh, gặp khó khăn trong vận động. Sức khỏe của bé không tốt khiến việc chăm sóc rất khó khăn.
Được biết, hồi mới sinh, Thụy Thụy phát triển khỏe mạnh giống như các bạn cùng trang lứa. Tuy nhiên, chứng viêm não lúc 1 tuổi khiến cuộc đời bé thay đổi hoàn toàn.
Năm 2 tuổi, bệnh viêm não tái phát khiến cơ tay chân của bé suy giảm rõ rệt. Bố mẹ Thụy Thụy cũng phát hiện con có sự bất thường về trí tuệ. Cô bé hoạt bát ngày nào giờ chỉ có thể giao tiếp cơ bản. Năm 7 tuổi, Thụy Thụy bắt đầu xuất hiện các cơn động kinh. Đến nay 11 tuổi, bé gái cơ bản mất khả năng vận động.
Bị mèo cắn, bé gái đau đớn vì chứng động kinh, thiểu năng trí tuệ suốt 10 năm. Ảnh minh họa.
Điều đặc biệt là chứng động kinh của Thụy Thụy không có đặc điểm co giật tứ chi, sùi bụt mép hay trợn mắt thường thấy. Bệnh nhân chủ yếu mất kiểm soát tứ chi, không thể tập trung. Do tần suất các cơn động kinh ngày càng dày đặc, có lần bất tỉnh nên bố mẹ Thụy Thụy quyết định cho con gái nhập viện.
Về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ Lưu Tiểu Cương (người đứng đầu Khoa chăm sóc đặc biệt, Bệnh viện Trịnh Châu) cho biết: "Khi nhập viện, Thụy Thụy rơi vào tình trạng hôn mê. Độ bão hòa trong máu bệnh nhân chỉ đạt 62% (người khỏe mạnh đạt 95-99%), thiếu oxy nghiêm trọng. Bệnh nhân lập tức được đặt nội khí quản, dùng thuốc chống động kinh, chống nhiễm trùng. Hiện cô bé vẫn được theo dõi sát sao tại phòng".
Để làm rõ nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ tiến hành chọc dò tủy sống. Kết quả cho thấy, nguyên nhân tình trạng sức khỏe của Thụy Thụy là do bệnh Rickettsia. Ở đó, Rickettsia là một loại vi khuẩn nhỏ, thuộc họ Rickettsiaceae. Chúng là loại cầu trực khuẩn ký sinh nội bào bắt buộc, kích thước 0,3-2um. Vật trung gian chính là ve, bọ mò, chấy rận, bọ chét chó mèo... Khi mắc, người bệnh có biểu hiện nổi mẩn đỏ ngoài da, các vấn đề về thần kinh. Diễn biến bệnh ngày càng nghiêm trọng theo thời gian.
Lý do mắc bệnh: Bị mèo cắn
Sau khi bác sĩ chẩn bệnh, bố mẹ Thụy Thụy mới nhớ ra. Hồi 1 tuổi, bé từng bị mèo nhà cắn . Cảm thấy vết thương không nghiêm trọng, con gái cũng không khóc nên họ không nghĩ nhiều. Bố mẹ Thụy Thụy không ngờ vi khuẩn Rickettsia từ vết cắn nhỏ lại làm con gái họ mắc chứng động kinh, thiểu năng trí tuệ suốt 10 năm qua.
Sau thời gian điều trị, tình hình sức khỏe của Thụy Thụy tiến triển rõ rệt. Bệnh nhân có thể dễ dàng cử động tay chân, cầm nắm đồ vật và bắt đầu học phát âm những từ đơn giản.
Từ trường hợp của Thụy Thụy, bác sĩ nhấn mạnh bệnh Rickettsia lây truyền qua vật nuôi không phổ biến như các vật trung gian khác. Tuy nhiên, mọi người cần hết sức cảnh giác khi bị vật nuôi cắn hoặc liếm vào vết thương hở trên da.
Lúc này, bạn cần dùng xà phòng rửa sạch dịch của vật nuôi để lại. Nếu da có dấu hiệu trầy xước, cần sớm đến các cơ sở y tế để được xử lý đúng cách.
Bà giáo già và những "chuyến đò" đặc biệt Khi về hưu, chứng kiến những mảnh đời bất hạnh, bà giáo Hồ Hương Nam trở thành "người đưa đò" đặc biệt của những số phận kém may mắn. "Người lái đò" đặc biệt Hơn 20 năm qua, người dân phường An Dương (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã trở nên quá quen với hình ảnh bà giáo Nam tóc bạc trắng, lưng...