Những ‘đại kỵ’ khi ăn cá không phải ai cũng biết để khỏi ‘rước độc’ vào người
Cá giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng cá không phải là thích hợp cho tất cả mọi người. Những người mắc một số bệnh dưới đây không nên ăn cá quá nhiều để tránh những nguy hại cho cơ thể.
Ảnh minh họa: Internet
Người bị rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa gây ra những cảm giác khó chịu, đau bụng và sốt. Không những thế, người bị biếng ăn, bụng đầy hơi làm cho cuộc sống hằng ngày gặp nhiều phiền toái.
Những người rối loạn tiêu hóa ăn cá nhiều sẽ khiến bệnh không thuyên giảm, ngược lại bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn do cá chứa nhiều đạm.
Người bị rối loạn tiêu hóa nên uống nhiều nước, khoảng 2,5-3 lít nước mỗi ngày, chia 6-8 lần trong ngày, nên uống vào buổi sáng sớm lúc đói bụng. Cũng có thể thay thế bằng nước khoáng có nhiều kali và magie thì càng tốt.
Ưu tiên các loại thịt trắng như thịt gia cầm, hạn chế ăn cá.
Người đang sử dụng thuốc ho
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người ho lâu ngày và phải dùng thuốc điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển để tránh bị dị ứng với các biểu hiện:
Nổi mẩn đỏ trên da, sung huyết giác mạc, chóng mặt, tim đập nhanh…
Trong cá biển có chứa nhiều histamine, khi được nạp vào cơ thể quá nhiều nó sẽ xâm nhập vào quá trình tuần hoàn máu, gây ra hiện tượng dị ứng với histamine.
Người bình thường ăn cá biển sẽ không có tình trạng trên bởi trong đường ruột và gan có chứa chất monoamine, có tác dụng ức chế histamine đi vào tuần hoàn máu.
Trong khi đó, thuốc ho chứa chất ức chế monoamine nên người uống thuốc ho và ăn nhiều cá biển sẽ khiến bệnh nặng hơn.
Ngoài thuốc ho, một số thuốc kháng sinh, hạ huyết áp, trị bệnh parkinson, chống trầm cảm, thuốc chống viêm… cũng chứa chất ức chế monoamine.
Nếu đang trong quá trình dùng các loại thuốc trên, bạn nên tránh ăn cá để mau chóng lành bệnh.
Ảnh minh họa: Internet
Những người bị bệnh gout
Bệnh gút là một bệnh rối loạn chuyển hóa có liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric. Bệnh gout thường phát tác ở ngón chân cái nhưng cũng có thể lan ra cả bàn chân, mắt cá chân, đầu gối và bàn tay. Đối tượng mắc bệnh gút thường là đàn ông hoặc người béo phì.
Cá rất giàu purine, khi vào cơ thể nó sẽ phân giải thành axit uric. Do vậy, nếu người bị bệnh gút hoặc có nguy cơ mắc bệnh này thì nên tránh ăn cá kẻo không tốt cho sức khỏe.
Nhóm người bị dị ứng
Video đang HOT
Thực tế cho thấy có nhiều người bị dị ứng với hải sản bởi phản ứng dị ứng gây ra bởi loại protein chứa trong thực phẩm này.
Do vậy những người bị dị ứng thì không nên ăn hải sản.
Rối loạn chức năng máu
Những người bị rối loạn chức năng máu như giảm tiểu cầu, dễ ra máu, thiếu vitamin K… được khuyên nên hạn chế ăn cá vì cá có chứa một số chất có thể ức chế tiểu cầu, do đó làm tăng rối loạn chức năng máu của bệnh nhân.
Ảnh minh họa: Internet
Những người bị bệnh lao
Bệnh lao là bệnh do vi trùng lao hoạt động gây ra. Người bị nhiễm vi trùng lao có thể bị bệnh trong một thời gian ngắn sau đó, hoặc nhiều năm sau, khi hệ miễn dịch bị suy yếu vì nguyên do khác như tuổi già, bệnh tiểu đường, nhiễm HIV, bệnh thận hoặc ung thư.
Vì cá có thể gây dị ứng cho nên người mắc bệnh lao chớ nên ăn cá, để tránh các phản ứng đối với cơ thể như buồn nôn, nhức đầu, đỏ bừng da, sung huyết giác mạc… Thậm chí, nó có thể khiến tim đập nhanh, tiêu chảy, đau bụng, khó thở, hoặc tăng huyết áp và tồi tệ hơn là gây xuất huyết não.
Người tổn thương gan, thận
Cá chứa protein chất lượng cao, protein chúng ta tiêu thụ chủ yếu được chuyển hóa ở gan và thận. Đối với những người bị tổn thương chức năng gan và thận nghiêm trọng, nếu protein được tiêu thụ quá mức, nó sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và thận. Đặc biệt là các loại cá biển như: Cá trích, cá ngừ, á mòi… sẽ khiến tình trạng bệnh xấu đi và có chiều hướng trầm trọng hơn.
Ảnh minh họa: Internet
Người mắc bệnh xương khớp
Cá có nhiều dinh dưỡng, chứa nhiều protein, sắt, kẽm….Nhưng ăn quá nhiều sẽ bị thừa đạm, đau khớp, sưng tấy….
Nhóm người đang dùng thuốc
Khi bạn ăn cá, bạn không thể kết hợp với một số loại thuốc, chẳng hạn như chlorpheniramine và các chất đối kháng thụ thể histamine khác.
Tôm và cá chứa nhiều chất histidine, dễ chuyển đổi thành histamine trong cơ thể. Nếu có, nó sẽ ức chế sự phân giải của histamine, điều này sẽ khiến một lượng lớn histamine tích tụ lại trong cơ thể, gây ra các triệu chứng như đánh trống ngực, khó chịu ở vùng tim và chóng mặt.
[ẢNH] Những điều "đại kỵ" cần tránh khi ăn cá bạn nên biết
Cá là một thực phẩm phổ biến, giàu chất dinh dưỡng thiết, tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý một số điều như: Không ăn cá khi đói, tránh ăn những bộ phận gây độc của cá, hạn chế ăn cá sống... để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Nếu muốn có một trái tim khỏe mạnh đồng thời ngăn chặn những căn bệnh về tim, bạn nên bổ sung cá vào thực đơn ăn uống của mình
Trong cá có chứa chất EPA - một dạng axit béo không no có thể giúp cơ thể phòng chống bệnh xơ vữa động mạnh, ngăn chặn những cơn nhồi máu cơ tim. Mặt khác, hàm lượng dinh dưỡng như khoáng chất, axit béo omega-3 vô cùng dồi dào giúp cải thiện và lưu thông mạch máu, giảm hiện tượng máu bị vón cục dẫn tới tắc nghẽn mạch máu
Không chỉ tốt cho tim mạch, cá còn là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa
So với các loại thịt động vật như lợn, bò... chứa nhiều protein, nếu ăn nhiều có thể gây chứng thừa đạm, béo phì, tiểu đường... thì protein trong cá lại dễ hấp thụ, giảm thiểu gánh nặng cho dạ dày trong quá trình tiêu hóa
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, DHA có trong axit béo không no của cá có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng các tế bào não và hệ thần kinh của con người
Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, DHA là một dưỡng chất vô cùng quan trọng và cần thiết để phát triển tế bào não. Với người già thì lượng DHA có trong cá có tác dụng làm chậm lão hóa bộ não
Không chỉ tốt cho sức khỏe, cá còn là thực phẩm dễ chế biến. Bạn có thể giữ cá trong tủ lạnh mà vẫn giữ nguyên được thành phần dầu cá hấp thụ vào cơ thể
Các bà nội trợ có thể biến tấu cá thành những món ăn khác nhau, vừa ngon miệng, vừa tốt cho sức khỏe cho của các thành viên trong gia đình
Cá có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi ăn cá, bạn cần tránh một số điều sau
Cá là nguồn thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên, chúng ta không nên ăn cá khi đói, đặc biệt đối với những người mắc bệnh gout
Nguyên nhân là do, chất purine có trong cá sẽ làm acid uric trong cơ thể tăng lên, gây tổn thương mô. Lượng acid uric tăng, tích tụ trong các khớp chính là nguyên nhân gây ra bệnh gout vô cùng nguy hiểm
Để đảm bảo sức khỏe, chúng ta không nên ăn một số bộ phận ở cá như: Mật cá, ruột cá, trứng cá... bởi đây là những bộ phận dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật dưới nước hoặc ký sinh trùng như trứng sán, trứng giun và giun xoắn
Nếu ăn ruột cá, chúng ta phải rửa thật sạch bằng muối và nấu chín để tránh nguy cơ mắc bệnh ký sinh trùng
Đặc biệt, nhiều người còn "nuốt" mật cá bởi theo quan niệm dân gian, mật cá giúp thanh nhiệt, giải độc, giúp mắt sáng và giảm ho. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi theo nghiên cứu khoa học, mật cá cung cấp các men, enzyme song cũng chứa rất nhiều độc tố như tetrodotoxin, tác hại lên hệ thần kinh, gây mệt mỏi, suy hô hấp và rối loạn hành vi
Không chỉ vậy, ăn mật cá cũng có thể bị trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp thậm chí tử vong. Vì thế, lưu ý khi chế biến nên tránh làm vỡ mật cá, tránh để dịch mật cá bắn vào mắt
Để bảo vệ sức khỏe, chúng ta nên hạn chế ăn cá sống
Theo PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), cá sống dưới nước, ăn tạp nên rất dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước. Các độc chất này tích lũy lâu ngày trong cơ thể có thể dẫn đến nguy cơ mắc dị ứng, tim mạch, suy gan, thận, bệnh về đường tiêu hóa cho người
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, khi cơ thể không được khỏe và đang bị ho lâu ngày, bạn nên tránh ăn cá, đặc biệt là cá biển để phòng nguy cơ bị dị ứng
Chất histamine có trong cá biển khi được nạp vào cơ thể sẽ xâm nhập vào quá trình tuần hoàn máu, gây ra hiện tượng dị ứng, khiến bệnh tình của bạn trở nên nguy hiểm hơn
Theo nghiên cứu, các bộ phận trên mình cá có hàm lượng thủy ngân cao được xếp theo thứ tự như sau: Đầu cá, da cá, thịt cá và trứng cá
Cá nuôi càng lâu thì hàm lượng kim loại nặng trong não càng cao. Nếu ăn não cá, rất có thể bị ngộ độc. Do đó, chúng ta cần ghi nhớ, cá càng lớn tuổi thì không nên ăn đầu cá để tránh ngộ độc
Cá chép là một thực phẩm quý, ăn rất ngon, có tác dụng an thai, chữa được ho suyễn, mụn nhọt, mồm méo...
Tuy nhiên, khi ăn cá chép, chúng ta không nên ăn cá chép cùng lá tía tô bởi sự kết hợp này dễ gây nóng, sinh mụn nhọt...
Kiều Phương (Tổng hợp)
Những tác hại đáng sợ của dọc mùng Mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe nhưng dọc mùng lại là chất độc hại với những người có bệnh đặc thù trong người. Dọc mùng hay môn thơm (miền Nam gọi bạc hà) là loại rau được ưa thích vào mùa hè, dùng để nấu canh chua hay ăn kèm giảm ngán khi ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, mỡ....