Những đại dịch góp phần thay đổi lịch sử (kỳ 2)
Vào thế kỷ XIX, thêm nhiều đại dịch trên thế giới bùng phát tuy không gây ra tác động lớn đến các nền chính trị
Nhưng ghi đậm dấu ấn trong lịch sử nhân loại bởi ảnh hưởng không nhỏ đến dân số và gây trì trệ nền kinh tế toàn cầu.
(Nguồn: Environment & Society)
Bức tranh biếm họa được xuất bản trong trận dịch tả ở London năm 1866. Tác phẩm này dựa trên giả thuyết của nhà dịch tễ học người Anh John Snow, người đã liên kết dịch bệnh tả với nước thải thấm vào mạch nước ngầm, năm 1866.
Đại dịch tả lần thứ nhất (năm 1817)
Bệnh tả được ghi nhận lần đầu tiên trong y học tại danh mục các căn bệnh của bác sỹ người Hy Lạp cổ đại Hippocrates. Căn bệnh này bắt nguồn vùng châu thổ sông Hằng, nơi có mật độ dân cư tập trung đông đúc. Năm 1817, đại dịch tả lần thứ nhất bùng phát bắt nguồn từ Bengal sau đó lan sang Ấn Độ, Trung Quốc và vùng biển Caspian.
Theo các nhà khoa học, bệnh tả lây qua đường tiêu hoá, đường nước bị nhiễm bẩn bởi các loại chất thải người hoặc động vật, và qua thực phẩm bị nhiễm khuẩn tả trong quá trình chế biến hoặc bảo quản.
Căn bệnh này đã cản trở cuộc hành quân của tướng Hannibal (nhà chiến thuật quân sự tài ba người Carthage), khi 50.000 binh lính bị mắc bệnh do sử dụng nguồn nước bị nhiễm khuẩn tả.
Năm 1855, lần đầu tiên giới y học đã chế tạo ra vaccine, nhưng kể từ khi ca bệnh đầu tiên xuất hiện đến nay, loài người vẫn phải trải qua 7 lần đại dịch tả.
Đại dịch sởi (1848)
Hình minh họa các triệu chứng từ bệnh sởi năm 1822. (Nguồn: Getty Images)
Theo các tài liệu cổ còn lưu giữ, năm 804 sau Công Nguyên, tại Thành phố Mashsad, Vương quốc Ba Tư (Iran ngày nay) đã xảy ra một trận đại dịch, giết chết gần 60.000 người. Lúc bấy giờ, bác sĩ người Ba Tư Rhazes, đã có những ghi chép sớm nhất về biểu hiện của căn bệnh sởi.
Nhưng phải đến năm 1757, bác sĩ người Scotland Francis Home mới phát hiện ra mầm bệnh. Năm 1848, một đợt bùng phát sởi ở Hawaii đã giết chết 1/3 số người sống trên đảo. Năm 1875, dịch sởi xảy ra ở đảo quốc Fiji đã quét sạch 40.000 người (khoảng 1/3 dân số) chỉ trong 4 tháng.
Năm 1916, căn bệnh này xuất hiện trở lại ở Pháp, khiến 12.000 người chết (phần lớn là trẻ em). Cũng khoảng thời gian này, trong suốt cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), khoảng 48.000 binh lính của cả hai phía Đồng minh và Đức bị chết vì các biến chứng của sởi.
Năm 1951, dịch sởi lại tiếp tục tấn công đảo Greenland (Đan Mạch), khiến 4.262 cư dân (chiếm 99,9% dân số) bị nhiễm bệnh.
Mãi đến năm 1963, y học mới tìm ra vaccine ngừa sởi. Trong suốt thời gian đó, ước lượng đã có 249 triệu người trên toàn thế giới chết vì căn bệnh này.
Sau gần nhiều năm công bố loại trừ bệnh sởi, thế giới lại ghi nhận các ổ dịch sởi ở một số nơi như Mỹ, châu Âu, Philippines… trong năm 2019.
Đại dịch hạch lần thứ 3 (1855)
Bên trong các trại cách ly bệnh dịch hạch ở Karachi. (Nguồn: Crassh)
Năm 541 (sau CN) đại dịch hạch lần đầu tiên xuất hiện với tên gọi “Justinian”. Đến năm 1350, căn bệnh bùng phát lần hai với tên gọi “Cái chết đen”. Năm 1855, một lần nữa, căn bệnh này xuất hiện và cướp đi sinh mạng của ít nhất 15 triệu người trên toàn thế giới. Riêng tại Ấn Độ, căn bệnh này đã khiến 10 triệu người tử vong.
Nguyên nhân ban đầu được xác định do mầm bệnh ký sinh trên chuột và bọ chét ở vùng Vân Nam (Trung Quốc), sau đó bùng phát ra nhiều nơi của nước này và lan sang Ấn Độ.
Đại dịch này được cho là một trong nhưng nguyên nhân gây nên các cuộc nổi dậy Panthay (1856-1873) và Taiping (1850-1864) chống lại sự cai trị của triều đình Mãn Thanh, hay cuộc nổi dậy chống lại sự đàn áp của người Anh ở Ấn Độ.
Năm 1960, đại dịch này mới được xem là kết thúc, khi các ca nhiễm bệnh chỉ còn dưới vài trăm.
Cúm Nga (1889)
Tờ Le Petit Parisien đã đăng hình minh hoạ tình dịch cúm Nga tại Paris (Pháp) trên ấn bản ra ngày12/1/1890. (Nguồn: Circulating Now)
Dịch cúm này bắt nguồn từ Siberia và Kazakhstan, sau đó lây lan vào Nga, Phần Lan, Ba Lan và khắp châu Âu, sau đó, tiếp tục lây lan về phía Tây, đến khu vực Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Ấn Độ, Australia… Tính đến cuối năm 1890, dịch bệnh này đã giết chết khoảng một triệu người.
Cho đến gần đây, các nhà khoa học mới tìm ra được nguyên nhân của dịch bệnh này có thể do các chủng H3N8 và H2N2 của virus cúm A.
Cúm Tây Ban Nha (1918)
Những người lính từ Fort Riley (Kansas, Mỹ) được điều trị bệnh cúm Tây Ban Nha tại một bệnh viện ở Camp Funston. (Nguồn: Wikipedia)
Cúm Tây Ban Nha được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó lây lan do những người lao động nước này di cư đến Bắc Mỹ và châu Âu.
Chỉ trong vòng 18 tháng, căn bệnh này đã lan rộng và trở thành đại dịch toàn cầu, khoảng 500 triệu người (1/3 dân số thế giới vào thời điểm đó) bị lây nhiễm và 50 triệu người tử vong (nhiều hơn số người chết trong Thế chiến thứ nhất).
Theo các nghiên cứu, dịch bệnh này bùng phát mạnh nhất ở Madrid, Tây Ban Nha vào mùa Xuân năm 1918, bởi thế, nó được đặt tên là Đại dịch cúm Tây Ban Nha.
Cúm châu Á (1956)
Các bệnh nhân mắc bệnh cúm châu Á tại một bênh viện ở Thuỵ Điển năm 1957. (Nguồn: Alamy)
Cúm châu Á là đại dịch cúm A của chủng virus H2N2 có nguồn gốc từ Trung Quốc vào những năm 1956 – 1958.
Tháng 6/1957, đại dịch này đã càn quét nước Mỹ, gây ra cái chết của hơn 69.800 người dân sở tại. Theo báo cáo ở Anh và xứ Wales, đại dịch cũng đã lan đến Vương quốc Anh, khiến khoảng 3.550 người tử vong.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 2 triệu người trên thế giới đã thiệt mạng do đại dịch này. Sau này, các nhà khoa học đã tìm ra một loại vaccine có thể ngăn ngừa chủng virus gây bệnh.
Đại dịch HIV / AIDS (1981)
HIV/AIDS là một trong những thảm họa kinh hoàng nhất mà nhân loại phải đối mặt trong nhiều năm gần đây. (Nguồn: Sở Y tế Công cộng Quận Seattle-King)
HIV là virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người, lần đầu được phát hiện tại Cộng hòa Congo năm 1976. Dịch bệnh bùng phát từ đầu thập niên 1980.
Nếu không có hệ thống miễn dịch hoạt động tốt, những người bị HIV/AIDS sẽ dễ dàng mắc phải các bệnh khác, gây nhiễm trùng, dẫn đến tử vong. Virus lây lan qua đường máu và quan hệ tình dục.
HIV/AIDS vẫn là một trong những thảm họa kinh hoàng nhất mà nhân loại phải đối mặt trong nhiều năm gần đây. Tính đến đầu những năm 2000, có gần 35 triệu người tử vong trong số 65 triệu người nhiễm bệnh.
Cho đến nay, các phương pháp điều trị đã được phát triển để làm chậm tiến triển của căn bệnh này. Các biện pháp phòng ngừa và điều trị HIV/AIDS đều đã được cải thiện. Tuy nhiên, theo số liệu cuả Liên hợp quốc, đến cuối năm 2018, vẫn còn khoảng 37,9 triệu người nhiễm HIV/AIDS, trong số đó, 24,5 triệu người đã và đang được điều trị bằng thuốc kháng virus.
Theo baoquocte.vn/History, MPHonline
Hong Kong thiếu quan tài trầm trọng
Nguồn cung cấp quan tài chủ yếu cho Hong Kong là từ Quảng Đông nhưng các nhà máy tại đây đã bị yêu cầu đóng cửa cho đến ngày 10/2 để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19.
Hong Kong đang đối mặt với tình trạng thiếu quan tài do dịch Covid-19 bùng phát khiến nguồn cung từ Quảng Đông, Trung Quốc bị thiếu hụt trầm trọng.
Cụ thể, các nhà máy sản xuất quan tài tại Quảng Đông đã buộc phải đóng cửa cho đến ngày 10/2 để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Sự thiếu hụt đặc biệt xảy ra ở Hong Kong - nơi lượng dự trữ quan tài sắp cạn kiệt trong một vài ngày tới.
Kwok Hoi-pong - chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp tang lễ ở Hong Kong nói rằng lệnh cấm bao gồm việc vận chuyển quan tài tới Hong Kong.
Cũng theo ông Kwok, Quảng Đông chiếm 99% lượng quan tài sử dụng tại đây và nhu cầu hiện tại đã tăng từ 120 lên 140 mỗi ngày.
'Hiệp hội của chúng tôi đã họp bàn vào ngày 1/2 và nhận ra rằng sắp hết sạch hàng. Trong viễn cảnh tồi tệ nhất, lượng dự trữ sẽ hết trong khoảng 1 tuần'.
Hiệp hội này đã kêu gọi sự giúp đỡ của các nhà chức trách. 'Chúng tôi cũng khá tuyệt vọng, tất cả đã soạn một bức thư kêu cứu gửi lên chính quyền sau khi cuộc họp kết thúc'.
'Một vài ngày sau khi lá thư được gửi đi, các nhà cung cấp ở Quảng Đông đã được cho phép gửi hàng tới Hong Kong'. Tình trạng khan hiếm quan tài đã được giải quyết tạm thời.
Tuy nhiên, Kwok nói rằng 4 nhà cung cấp quan tài lớn đã khởi động lại sản xuất từ 1 vài ngày trước nhưng chỉ 1/3 công nhân tại mỗi nhà cung ứng quay lại làm việc.
'Dự kiến của chúng tôi là lượng quan tài dự trữ tại Hong Kong chỉ đủ đáp ứng nhu cầu cho tới hết tháng này'.
Trong khi đó, Kwok nói rằng lượng dự trữ quan tài tại Quảng Đông hiện là 2.000 chiếc.
'Nếu các nhà cung cấp tại Quảng Đông không thể khôi phục lại hoàn toàn hoạt động, chúng tôi có thể phải cân nhắc việc tìm nguồn cung từ các nước Đông Nam Á để bù đắp sự thiếu hụt'.
Tuy nhiên, ông nói rằng mức giá của các cung cấp Đông Nam Á cao hơn 6 lần so với ở Quảng Đông.
Phương Linh
Theo Trí thức trẻ (Tổ Quốc)
Cô gái nhất quyết không rời khỏi tâm dịch Vũ Hán vì một chú mèo Quyết định ở lại "ổ dịch" để chăm sóc cho chú mèo cưng khiến cô gái trẻ rơi vào tình trạng kinh tế eo hẹp và bí bách tinh thần. Cô gái quyết tâm ở lại Vũ Hán để chăm sóc cho chú mèo cưng của mình. Theo đó, trong lúc dịch bệnh do virus corona gây nên đang bùng phát thì Kristina...