Những đặc sản nổi tiếng Sài Gòn không thể bỏ qua khi đặt chân đến
Những món đặc sản sài gòn mà chúng tôi tổng kết dưới đây có không ít món thân quen và gây thương nhớ không chỉ đối với người Sài Gòn xa quê mà còn đối với mọi người xem Sài Gòn là quê hương thứ hai…
Nhắc đến ẩm thực Sài Gòn người ta lại không khỏi cồn cào khi nhớ đến món cơm tấm.
Những tưởng cơm là món ăn no thế nhưng cơm tấm Sài Gòn lại có thể nhỏng nhảnh trên tay người ta vào mỗi sáng sớm. Thứ cơm từ tấm này ít khi làm cho người ta no căng bụng nên gần như thời điểm nào cũng có thể dùng được.
Đồ ăn kèm cơm tấm Sài Gòn ngày nay đa dạng với rất nhiều biến tấu. Tuy nhiên cái danh bất hư truyền với món “sườn, bì, chả” thì hầu như quán cơm tấm nào cũng có. Bạn có thể tìm được cơm tấm ở tất cả mọi ngõ ngách Sài Gòn.
Tìm một món nước đủ no nhưng ít dầu mỡ thì có thể nghĩ ngay đến hủ tiếu Nam Vang.
Đặc trưng dễ nhận biết của hủ tiếu Nam Vang là thịt bằm được cho vào nước lèo. Nước dùng được nấu từ xương ống, tôm khô, mực khô nên rất ngọt. Quá trình nấu phải đun nhỏ lửa và vớt bọt để lại nồi nước dùng trong vắt vàng nhạt.
Hủ tiếu Nam Vang kích thích người ta bởi cải hũ – thứ cải thảo chua mặn vừa phải được băm nhỏ. Những ngày ở Sài Gòn thêm đẹp khi có một tô Nam Vang với sợi hủ tiếu trắng dai cùng, lát thịt mềm thớ, vài món trong lòng lợn rồi ăn kèm giá hẹ, cải cúc… quả là nhớ mãi không quên.
Sủi cảo là một trong nét ẩm thực độc đáo của người Hoa. Chẳng biết có mặt từ khi nào mà làm biết bao tín đồ ẩm thực Sài Gòn mê mẩn.
Sủi cảo có lớp vỏ màu vàng, nhân tôm nguyên con và thịt bằm. Các món từ sủi cảo cũng rất phong phú từ mỳ sủi cảo, sủi cảo chiên giòn, sủi cảo chạp, sủi cảo thập cẩm.
Tùy theo sở thích mà bạn có thể chọn món ăn phù hợp. Nhưng với những người mới ăn thì nên thưởng thức sủi cảo thập cẩm. Có da heo mềm béo, mực khô ngâm nước tro ngọt sần sật… và thứ gia vị bí truyền của người Hoa ngon đáng đồng tiền bát gạo.
Còn một loại sủi cảo nữa với lớp bột dày màu trắng thì có nhân hẹ và nhân bắp cải. Sủi cảo dạng này thường được bán dưới dạng chiên hoặc hấp.
Bột chiên là hình ảnh quen thuộc với rất nhiều bạn trẻ Sài Gòn.
Những khối bột cắt vuông như con cờ chiên giòn rụm bên ngoài nhưng bên trong mềm dẻo vừa phải. Áo bên ngoài là phần trứng màu vàng ruộm cùng vài sợi đu đủ bào xanh nõn nà. Có thể nói phần bột và nước chấm là linh hồn của món ăn vặt này.
Bột chiên ngon là bột pha vừa tay mị đều và không bị chua. Nước chấm là nước tương pha thật nhạt nhưng xem ra đầu bếp cũng thật khéo tay vì ai nếm cũng thấy vừa miệng.
Bột chiên phải ăn lúc còn nóng rồi vừa ăn vừa xuýt xoa mới thấu được hết thú ăn vặt của người Sài Gòn.
5. Cá dứa Cần Giờ
Cá dứa hay còn gọi là cá tra bần sinh sống nhiều ở vùng ngập mặn Cần Giờ.
Cá dứa có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Thời gian gần đây món khô cá dứa được rất nhiều người ưa chuộng.
Cá dứa qua sơ chế chỉ cần phơi một nắng đã vàng ươm. Từng mảng thịt cá tràn đầy khiến người ta muốn xé ra thưởng thức ngay. Khô cá dứa Cần Giờ ăn kèm cơm cháy mỡ hành là ngon không gì sánh bằng. Cá dứa sau khi phơi một nắng ít mỡ, không tanh, bên trong lớp vàng ruộm là thớ thịt trắng hồng thật đẹp mắt.
Khô cá dứa không đơn thuần là một món ăn ngon mà còn là quà tặng mà biển cả dành cho vùng ven biển này.
Không phải tự nhiên mà bánh mì được lọt vào top 10 món sandwich ngon nhất thế giới.
Hình như ở chỗ nào cũng có thể tìm được một xe bánh mì yêu thích cho riêng mình. Nói không ngoa khi cho rằng bánh mì là một trong những đỉnh cao của món ăn đường phố. Từ thịt nguội, nem, chả, pate, đồ chua, hành, ngò…đến cái vị ớt cay the thé là một bữa tiệc mini của sự bày trí đầy khéo léo của đầu bếp. Mà người bán xem ra cũng rất hào phóng khi trao nhau những ổ bánh ngon chất như vậy với giá rất rẻ.
Cũng tùy chỗ mà mỗi chiếc bánh mì kẹp thịt sẽ có một hương vị khác nhau. Bánh mỳ còn là niềm thương nỗi nhớ của những đứa con xa nhà. Hay chỉ là một bữa ấm lòng cho những ngày trong ví ít tiền.
7.Cà phê đá, sữa đá
Văn hóa cà phê ở Sài Gòn đa phần không cầu kỳ mà thiên về cởi mở phóng khoáng. Do khí hậu ở Sài Gòn khá nóng nên cà phê đá luôn là lựa chọn hấp dẫn.
Một khoảng sân nhỏ cũng đã đủ bày ra những ly cà phê thơm nức mũi. Hoặc chỉ một cái ghế đẩu nhỏ hay bệt xuống vỉa hè cũng đủ không gian cho ly cà phê rồi. Thứ nước đen sánh hơi đắng pha thêm vài viên đá này không hiểu sao lại mê lòng người đến vậy.
Ngày mới lại sang Sài Gòn rộn rã với tiếng ly muỗng va vào nhau lách cách, tiếng lắc lắc ly cho tan đá. Rồi nhấm nháp từng ngụm cà phê tuy đắng mà ngọt như tấm lòng người Sài Thành vậy đó.
Video đang HOT
Có thể nói ẩm thực Sài Gòn luôn nhộn nhịp và đa dạng nhất. Chỉ cần vài bước chân là đã như bước vào một thế giới ẩm thực khác rồi. Mà giá nào cũng có, kiểu gì cũng làm no bụng được người thưởng thức. Nhắc mới nhớ đến món súp cua tuy giá hời nhưng chất lượng luôn ngon miễn bàn.
Người Sài Gòn quen thuộc với hình ảnh ly súp cua đặc sánh lẫn trong đó là thịt cua và thịt gà. Trên mặt là dầu mè, rau ngò thêm xíu ớt là đủ lót dạ cho bữa sáng rồi.
Ngày nay, súp cua thêm nhiều món ăn kèm hấp dẫn như trứng bắc thảo, óc heo, tôm, bong bóng cá…. Tùy với món thêm mà giá súp cua chênh lệch khác nhau. Bạn có thể bắt gặp những hàng súp cua ở khắp nẻo đường Sài Gòn.
9. Món Phá Lấu Sài Gòn
Hầu như ai sống ở Sài Gòn đều có đôi lần nghe đến món phá lấu.
Món ăn có nguồn gốc từ người Tiều này quen thuộc đến nỗi nhắc đến là người ta có thể hình dung ra ngay.
Thật ra phá lấu là một hình thức tận dụng nội tạng của heo để nấu thành một món ăn hoàn chỉnh. Thế nhưng những nồi phá lấu thu hút người ta không chỉ có thế. Phần nước dùng là sự pha chế giữa các vị của quế chi, đại hồi, bát giát, ngũ vị hương. Nồi phá lấu chính gốc của người Tiều có thể để được cả năm, cứ cạn họ lại thêm nước và muối vào là dùng được.
Phá lấu ở Sài Gòn có rất nhiều biến tấu tuy nhiên được ưa chuộng nhiều có lẽ vẫn là mỳ gói phá lấu và bánh mỳ phá lấu.
10. Món Gỏi Cuốn Sài Gòn
Tên gọi của món g ỏi cuốn này có lẽ xuất phát từ nguyên liệu và cách làm ra chúng.
So về hình thức thì gỏi cuốn có nhiều nét tương đồng với bò bía. Nhưng gỏi cuốn vẫn được đánh giá cao hơn về phần nhân, cách chế biến giữ nguyên hương vị và ăn kèm nhiều rau.
Gỏi cuốn truyền thống thường gồm thịt heo, tôm, giá, xà lách và bún. Tất cả được cuốn lại trong bánh tráng gạo dai vừa phải. Gỏi cuốn thường ăn kèm tương đen rắc đậu phộng thêm vài sợi cà rốt ngâm chua. Hoặc có nơi ăn kèm mắm nêm hay nước mắm chua ngọt đều được.
11. Bánh tráng trộn
Nói không ngoa khi cho rằng lứa tuổi học trò ở Sài Gòn hình như ai cũng một lần ăn bánh tráng trộn.
Bánh tráng trộn ở Sài Gòn nhiều đến nỗi không cần nhớ tên đường vẫn có thể mua được. Cũng không ai nhớ chính xác thời điểm xuất hiện của bánh tráng trộn nhưng có lẽ là vào những năm 2005 – 2007.
Bánh tráng trộn là thế hệ thứ 2 của bánh tránh bịch và có nhiều thứ để trộn vào hơn. Từ trứng cút, khô bò, khô mực, ruốc, đậu phộng, xoài… tất cả tạo thành một món ăn vặt với đủ thứ vị chua cay mặn ngọt. Rồi lúc trộn có người thêm nước bò, ớt sa tế hay dầu mè, nước tắc mà sao lần nào người Sài Gòn ăn cũng cảm thấy ngon.
Ngày nay, bánh tráng trộn được biến tấu với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên các thành phần cơ bản vẫn không thể thiếu được. Bánh tráng trộn không còn là một trào lưu mà trở thành món ăn vặt thương hiệu của giới trẻ Sài Gòn.
12. Bò tơ Củ Chi
Củ Chi cách không xa trung tâm là bao nhưng đặt chân đến đây người ta cứ ngỡ như vừa bước vào một thế giới khác.
Ngoài các di tích nổi tiếng Củ Chi còn thu hút du khách bởi các món ăn. Từ cơm nấm muối mè, nước mía củ mỳ, bánh tráng…. Mà cũng thật là thiếu sót khi không nhắc đến bò tơ Củ Chi.
Bò tơ ở đây nổi tiếng thơm và mềm thịt. Những con bò vừa tròn 5 – 6 tháng da còn mềm mại thơm phức được lựa chọn. Ở giai đoạn này nguồn thức ăn chính là sữa từ bò mẹ nên người ta vẫn khuyên khi chế biến hạm chế gia vị để bò giữ được mùi vị thuần khiết.
Bò tơ Củ Chi có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Nếu có dịp ghé Củ Chi bạn có thể đến quán Xuân Đào được cho là lâu đời và ngon nhất về bò tơ. Sẵn tiện mua vài cân về làm quà thì quá hấp dẫn phải không nào.
Bỏ túi 3 công thức cách nấu hủ tiếu chay ngon mê mẩn
Hủ tiếu chay là món ăn thanh đạm của các tín đồ thuần chay. Với sự kết hợp độc lạ bởi các nguyên liệu thuần chay cho ra món ăn có hương vị miệng nhưng rất hấp dẫn.
VinID sẽ giới thiệu cho bạn bỏ túi 3 công thức cách nấu hủ tiếu chay siêu đơn giản nhưng ngon mê mẩn.
1. Cách nấu hủ tiếu Nam Vang chay
Nguyên liệu chính
Sợi hủ tiếu tươi
Nấm đông cô (nấm hương) tươi hoặc khô
Cà rốtCủ sắn
Củ cải trắng
Sườn chay khô
Đậu hũ trắng
Hoành thánh tươi
Chuẩn bị các nguyên liệu chính
Mẹo chọn nấm tươi ngon
Nấm đông cô tươi:
Thân nấm liền mạch, không bị đứt gãy, phần đầu nấm có màu nâu tươi và sáng.Kích thước nấm vừa phải, không quá to hoặc nhỏ.Phần chân nấm ngắn, có mùi hương đặc trưng, tự nhiên.Không những cây nấm gãy nát, mùi hôi, nhiều vết xước trên thân nấm.
Nấm đông cô khô:
Phần đầu nấm có màu nâu tươi và sáng, thân nấm liền mạch, không bị đứt gãy.Tránh mua các cây nấm có mùi hôi ẩm mốc.Nên mua nấm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Các bước thực hiện
Sơ chế nguyên liệu
Nấm đông cô tươi dùng dao cạo sạch phần đất dơ ở gốc chân, rửa sơ qua nước lạnh, mang ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 2 phút rồi rửa sạch lại, cắt làm đôi.Nấm đông cô khô ngâm với nước ấm trong khoảng 10 - 15 phút là nấm nở.Cà rốt, củ cải trắng, và củ sắn, xắt bỏ cuống, gọt sạch vỏ, rửa sạch, xắt thành các lát mỏng nhỏ vừa ăn.Sườn chay ngâm với nước trong khoảng 15 - 20 phút cho nở mềm, vớt ra bóp nhẹ cho ráo hết nước, dùng tay xé ra thành các miếng mỏng nhỏ.Rửa sơ đậu hủ với nước sôi, xắt đậu thành các khối vuông nhỏ và mỏng vừa ăn.Trụng sợi hủ tiếu với nước sôi cho mềm.
Hầm nước dùng và chiên nguyên liệu
Cho vào nồi lớn 2 lít nước, củ cải muối, mía, phần đầu nấm đông cô, củ cải trắng, cà rốt, củ sắn, hành boa rô.Nấu ở lửa lớn trong khoảng 3 phút cho nước sôi rồi vặn lại lửa nhỏ liu riu, đậy nắp vung lại, hầm trong khoảng từ 45 - 1 tiếng cho nước dùng có vị thanh và ngọt tự nhiên từ rau củ.Xào nấm đông cô với hành boa rô, cho vào nồi nước dùng.Nêm nếm nước dùng phù hợp theo khẩu vị ăn.Chiên đậu hủ, sườn chay, hoành thánh cho giòn đều.
Thành phẩm
Cho sợi hủ tiếu vào tô, chan nước dùng vào, xếp đậu hủ, sườn chay, hoàn thánh lên trên là hoàn thành. Món ăn thanh đạm với vị ngọt thanh của rau củ, hòa quyện với nước dùng đậm đà ăn kèm với rau sống là tuyệt vời.
2. Cách nấu hủ tiếu sa tế chay
Nguyên liệu chính
Nấm bào ngư
Nấm đông cô tươi
Nấm đùi gà
Sa tế tỏi
Dưa leo
Khế chua
Hủ tiếu khô
Đậu phộng rang
Gia vị chay
Các nguyên liệu chính món hủ tiếu sa tế chay
Các bước thực hiện
Sơ chế nguyên liệu
Nấm đông cô tươi mua về dùng dao cạo sạch phần đất dơ ở gốc chân, rửa sơ qua nước lạnh, mang ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 2 phút rồi rửa sạch lại, cắt làm đôi.Nấm bào ngư, nấm đùi gà, dưa leo, khế chua ngâm với nước muỗi pha loãng, rửa sạch lại.Nấm đùi gà, dưa leo, khế chua cắt thành sợi nhỏ.Trụng sợi hủ tiếu cho mềm.
Nấu nước dùng
Xào 3 loại nấm với sa tế tỏi ở lửa lớn cho nấm ra bớt nước.Khi nấm săn lại, cho vào 2 lít nước sôi, nấu cho đến khi hỗn hợp nước dùng sôi.Nêm nếm nước dùng cho phù hợp với khẩu vị ăn là hoàn thành.
Thành phẩm
Cho hủ tiếu vào tô, chan nước dùng xung quanh, xếp dưa leo và khế chua lên trên, rắc chút đậu phộng rang là có thể thưởng thức. Món ăn có vị cay của sa tế, nước dùng thanh ngọt từ nấm và phù hợp khi ăn kèm với rau sống.
Món hủ tiếu sa tế chay cay nồng
3. Cách nấu hủ tiếu khô chay bắt vị
Nguyên liệu chính
Sợi hủ tiếu khô
Nấm rơm
Nấm đùi gà
Nấm đông cô (nấm hương)
Xá bấu (củ cải muối)
Cải thảo muối
Rau sống
Gia vị chay
Nguyên liệu cho món hủ tiếu khô chay
Mẹo chọn mua sợi hủ tiếu dai ngon
Chọn các loại hủ tiếu có nguồn gốc, xuất xứ, bao bì, nhãn mác rõ ràng.Mùi hương của hủ tiếu là mùi tự nhiên, không chất phụ gia.Chọn sợi hủ tiếu không láng mịn, có màu trắng đục, hơi ngà ngà, trong.Tránh hủ tiếu bị ẩm, bốc mùi lạ, nấm mốc.
Các bước thực hiện
Sơ chế nguyên liệu
Nấu sôi 1 lít nước, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn để sợi hủ tiếu không bị dính nhau, thả sợi hủ tiếu vào, trụng mềm khoảng 3 phút, vớt ra rổ.Mang hủ tiếu rửa sơ qua với nước lạnh cho hủ tiếu giữ độ dai, trộn thêm với 1 muỗng cà phê dầu ăn cho hủ tiếu tơi.Nấm đông cô tươi và nấm rơm dùng dao cạo sạch phần đất dơ ở gốc chân, rửa sơ qua nước lạnh, mang ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 2 phút rồi rửa sạch lại, cắt làm đôi.Nấm nấm đùi gà, xá bấu ngâm với nước muỗi pha loãng, rửa sạch lại, cắt thành lát dọc thân nấm dài khoảng 3 cm.
Hầm nước dùng & xào xá bấu
Nấu sôi 1,5 lít nước cùng hành tây, cho các loại nấm vào nấu khao3ng 15 phút.Nêm nếm cho phù hợp với khẩu vị.Xào xá bấu và nêm nếm với hạt nêm, vớt ra để nguội.
Pha nước sốt
Nấu 3 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh nước mắm chay, 1 muỗng canh hành tây xắt hạt lựu, 1 muỗng canh đường cho đến khi đặc sệt lại.
Thành phẩm
Trộn đều hủ tiếu với nước sốt, cho thêm nấm trong nước dùng, xá bấu, tỏi phi và rau sống vào. Múc thêm 1 chén nước dùng thanh ngọt ăn kèm. Món ăn thanh đạm, hấp dẫn và bắt miệng, phù hợp các bữa ăn cuối tuần cùng gia đình bạn bè.
Hủ tiếu khô chay ngon chuẩn vị
Hủ tiếu chay là món ăn quen thuộc và thanh đạm của các tín đồ ăn chay. Hy vọng với 3 công thức cách nấu hủ tiếu chay của VinID chia sẻ phía trên sẽ giúp bạn thực hiện món ăn dễ dàng và thành công. Nếu bạn muốn mua các nguyên liệu nấu hủ tiếu chất lượng, hãy đến ngay các cửa hàng Winmart hoặc đi chợ online trên ứng dụng VinID để được tích điểm nhé.
Ăn vặt kiểu Campuchia Hẳn là thực khách Việt Nam không còn xa lạ với món bánh mì Baguettes có nguồn gốc từ Pháp này. Món ăn đan xen hài hòa hương vị Á Đông và Tây phương này phổ biến dọc trên các con phố ở Phnom Penh. Num Pang là loại bánh mì kẹp nhân patê, bơ hoặc sốt mayonnaise, cho thêm vài lát đu...