Những đặc sản nặng mùi nổi tiếng của các nước trên thế giới
Mặc dù có mùi rất khó chịu, trên thực tế, những thực phẩm này khiến hàng triệu người trên toàn cầu mê mẩn.
Hakarl (Iceland): Món ăn quốc dân của Ireland được làm từ thịt cá mập lên men, với mùi amoniac mạnh và vị tanh đặc trưng. Món ăn Iceland này hiếm đến nỗi nhiều người địa phương cũng không hẳn có cơ hội nếm thử. Cá mập xử lý chất thải qua da bằng cách thoát ra ngoài dưới dạng axit uric. Vì vậy, khi một con cá mập chết, urê biến thành amoniac, là nguồn gốc hương vị độc đáo của Hakarl.
Surstromming (Thụy Điển): Surstromming bị cấm trên chuyến bay của nhiều hãng hàng không do quá nặng mùi. Món ăn này thực chất là một loại cá trích biển Baltic lên men chua, có nguồn gốc từ Thụy Điển. Mùi của cá trích thối được so sánh với trứng thối, giấm và bơ ôi. Bất chấp mùi hăng khó ngửi, nhiều người vẫn ưa chuộng surstromming. Món ăn có thể cung cấp nhiều protein, chất béo bão hòa và muối.
Phô mai Vieux Boulogne (Pháp): Có nguồn gốc từ miền Bắc nước Pháp, sản phẩm này là loại phô mai sữa bò chưa tiệt trùng. Trong một thử nghiệm của các nhà khoa học, Vieux Boulogne được đánh giá là phô mai nặng mùi nhất thế giới. Nguyên nhân tạo nên sự nặng mùi của phô mai là do phương pháp nhúng phô mai sữa tươi vào bia hơn 2 tháng làm cho các enzyme lên men, phản ứng hóa học liên tục, sinh ra những chất có mùi khó chịu.
Video đang HOT
Đậu Natto (Nhật Bản): Natto là món ăn truyền thống của Nhật Bản làm từ đậu nành lên men, thường được bữa ăn đầu tiên trong ngày kèm với cơm hoặc sushi. Không chỉ kết cấu nhầy nhụa, món ăn còn nổi tiếng với mùi khó chịu đặc trưng mà không phải ai cũng chịu được. Tuy nhiên, đậu Natto rất giàu một số chất dinh dưỡng như vitamin, protein và khoáng chất quan trọng cho sức khỏe.
Cá đuối lên men (Hàn Quốc): Hongeo là món cá đuối lên men có nguồn gốc từ tỉnh Jeolla của Triều Tiên, nay thuộc Hàn Quốc. Món ăn được thưởng thức kèm với kimchi, thịt luộc và các món phụ để giảm bớt mùi. Mùi khai đặc trưng của món đặc sản này dễ gây khó chịu cho thực khách lần đầu nếm thử. Thậm chí, mùi của hongeo còn lưu giữ trong miệng, ám vào quần áo và tóc, thực khách có thể phải giặt quần áo nhiều lần để đánh bay mùi hôi.
Đậu phụ thối (Trung Quốc): Đậu phụ thối là món ăn đường phố nổi tiếng châu Á. Điều khiến du khách nhớ nhất khi nói món ăn bình dân này là mùi thum thủm đặc trưng. Thường được bày bán ở các chợ đêm hoặc lề đường, món đậu phụ thối được các tín đồ sành ăn nhận xét là có mùi càng nặng thì càng ngon.
Trứng sắt (Đài Loan, Trung Quốc): Trứng sắt là món ăn đường phố phổ biến ở Đài Loan, có vẻ bề ngoài khá giống trứng bắc thảo nhưng cách chế biến lại rất khác. Theo cách làm trứng sắt, người ta hầm trứng trong khoảng một tuần cho đến khi lòng trắng trứng chuyển sang màu nâu, còn lòng đỏ xanh đậm. Kèm theo đó, mùi của món trứng cũng rất khó chịu. Tuy nhiên, xét về hương vị, trứng sắt có lòng đỏ mềm, béo ngậy, lòng trắng giòn dai sật sật, được nhiều du khách đánh giá cao khi nếm thử.
Rùng mình với đặc sản cá đuối lên men bốc mùi như... mùi nước tiểu
Món cá đuối lên men Hongeo của Hàn Quốc luôn nằm trong danh sách những món ăn "kinh dị đầy thách thức". Có mùi nồng của amoniac, sau khi ăn, mùi khó chịu này thậm chí còn lưu giữ trong miệng, ám vào quần áo và tóc.
Cua sống (Gejang), bạch tuộc nguyên con là những món ăn kinh dị ở Hàn Quốc không phải thực khách nào cũng dám thử. Và ở "xứ sở kim chi" còn một món đặc sản nặng mùi khác là Hongeo "cá đuối lên men", có mùi amoniac khó chịu. Có lẽ, đây cũng là một trong những món ăn "nặng mùi" nhất thế giới.
Nguyên liệu chính của món ăn đương nhiên là cá đuối. Giống như cá mập, cá đuối không có bàng quang hay thận nên chúng xử lý chất thải qua da bằng cách thoát ra ngoài dưới dạng axit uric. Đó là lý do cá đuối thường ăn khi còn tươi sống. Tuy nhiên, khi lên men, axit uric trên da sẽ chuyển thành amoniac giống mùi nước tiểu, tạo mùi khai đặc trưng.
Những con cá đuối tươi sống được để lên men.
Thời điểm xuất hiện món ăn này vẫn chưa thấy rõ ràng. Tuy nhiên, theo nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy, Hongeo có thể xuất hiện trên bàn ăn từ thế kỷ 14 trong triều đại Cao Ly. Khi đó, do tủ lạnh chưa được phát minh, người ngư dân nhận thấy cá đuối chỉ cần lên men sẽ bảo quản và vận chuyển trong môi trường tự nhiên lâu dài mà không bị thối rữa, ngay cả khi không ngâm muối.
Những con cá tươi ngon được xếp trong ngăn đá tủ lạnh và để tự lên men trong khoảng 1 tháng. Khi đó, cá tỏa ra thứ mùi rất nặng, còn được ví như mùi toilet. Lúc đó, người ta sẽ mang cá ra thái lát mỏng vừa miệng rồi ăn sống.
Cá đuối lên men ăn kèm cùng nhiều loại khác để át bớt mùi hôi.
Cá đuối lên men có hương vị đặc biệt, khá dai, thịt xốp, có sụn cứng nên khó nuốt. Món ăn được kèm thêm thịt lợn luộc thái mỏng, tôm muối, tỏi sống, muối ớt, kim chi. Thực khách lần đầu thưởng thức sẽ kẹp miếng cá đuối cùng nhiều đồ kèm thêm cho bớt mùi khó chịu. Thậm chí, nhiều người nhắm mắt khi nuốt miếng đầu tiên. Mùi hôi tanh còn bám lên quần áo, da tóc người ăn hàng giờ sau khi dùng bữa. Dù vậy, nhiều người vẫn ưa thích hongeo sau vài lần ăn quen.
Người sành ăn lại cho rằng, nên dùng ngay hongeo khi vừa lên đĩa. Việc ăn kèm hay cố làm chúng bớt mùi chỉ khiến món ăn không còn nguyên vẹn sự hấp dẫn như ban đầu. Người nghiện hongeo lại thích thú với mùi tự nhiên của nó. Họ hít hà món ăn cả bằng mũi và miệng.
Phản ứng của khách nước ngoài khi lần đầu ăn cá đuối lên men.
Ở Hàn Quốc, cá đuối hongeo trở thành món đặc sản. Người dân tại đây tiêu thụ tới 11,000 tấn hongeo mỗi năm.
4 món ăn Việt Nam siêu nặng mùi, có món vừa ăn vừa phải bịt mũi mà vẫn được vạn người mê Bởi những nguyên liệu nấu nướng đặc trưng nên những món ăn dưới đây đều rất nặng mùi và thậm chí có những món không phải ai cũng dám nếm thử. 1. Nậm Pịa Nậm Pịa chỉ có ở vùng núi phía Tây Bắc từ Mộc Châu đến Sơn La và là món ăn rất được yêu thích của người dân tộc Thái...