Những đặc sản muối chấm ngon ‘rụng rời’ tại Việt Nam, đốn tim biết bao tín đồ ẩm thực
Dưới đây là những đặc sản muối chấm ngon rụng rời tại Việt Nam, đốn tim biết bao tín đồ ẩm thực. Hãy cùng khám phá xem đó là những gì nhé!
1. Muối vừng
Ảnh minh họa
Muối vừng là sự kết hợp của vừng, lạc muối rang mang đến một hương vị vừa thơm, vừa bùi, lại mặn nồng dân dã. Muối vừng thường được dùng để chấm kèm những món rau luộc thanh đạm, hoặc ăn cùng cơm, sẽ vô cùng thơm ngon.
2. Muối tiêu Phú Quốc
Đây là loại muối nếu chấm cùng hải sản sẽ thơm ngon tuyệt vời. Muôi mang theovị chua thanh của cốt chanh, vị muối mặn đặc trưng và mùi thơm nồng cay đậm đặc, mang theo hương vị đặc trưngcủa vùng huyện đảo xa xôi. Đến Phú Quốc du lịch, du khách sẽ không khó tìm những ruộng tiêu mọc bạt ngàn ở vùng đất này.
Video đang HOT
Với những du khách tới Tây Bắc, đặc biệt là Điện Biên và Sơn La, nếu không nếm thử “chẳm chéo” sẽ uổng phí một đời. Loại muối chấm đặc sản này có nguồn gốc từ người dân tộc Tháivới vị cay nồng của ớt nướng, vị bùi của tỏi, vị mặn của muối và đặc biệt là hương thơm ngọt ngào đậm đà của hạt mắc khén. Chẳm chéo có thể ăn kèm với cơm lam, măng luộc, thịt nướng sẽ tạo hương vị ngon khó cưỡng, làm vương vấn đầu lưỡi của biết bao du khách.
Muối ớt Tây Ninh mang theovị ngọt của đường hòa quện cùng với vị ngọt của tôm, vị mặn của muối rang, mùi thơm của tỏi và sắc cam đỏ hấp dẫn từ ớt hoặc cà rốt, sẽ khiến đầu lưỡi của du khách “xoắn cả lại” vì quá ngon. Muối ớt là thức chấm quen thuộc của các loại hoa quả nhưdưa chuột, dứa, xoài xanh, sấu…
5. Muối kiến vàng Tây Nguyên
Muốn kiến vàng còn có tên gọi khác làmuối lá then len trộn kiến vàng – là đặc sản muối chấm đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên.Muối được pha chế tựlá then len thơm, trộn với muối hột, ớt xiêm tạo thành chất mặn cay đặc trưng, rất thích hợpđể ăn kèm với thịt bò, thịt luộc, rau luộc.
Vô duyên hay câu chuyện đẳng cấp
Tính cả thất bại trước Thái Lan hôm 26/12, Việt Nam là đội thua nhiều nhất tại bán kết các kỳ AFF Cup, với tổng cộng 8 lần.
Đội tuyển Việt Nam trở thành đội để thua nhiều nhất ở bán kết AFF Cup.
Bảy thất bại trước của đội tuyển Việt Nam diễn ra vào các năm 1996, 2000, 2002, 2007, 2010, 2014 và 2016. Số lần thua của chúng ta nhiều hơn hẳn so với Malaysia (5 lần) vào các năm 2000, 2002, 2004, 2007 và 2012, hay Philippines (4 lần) vào năm 2010, 2012, 2014 và 2018.
Vấn đề của Việt Nam càng trở nên tương phản khi đặt cạnh Thái Lan hay Singapore. Hai đội giàu thành tích nhất khu vực mới chỉ hai lần thua ở bán kết.
Ở một khía cạnh khác, số lần vào chung kết AFF Cup của Việt Nam chỉ đứng thứ năm trong khu vực, sau Thái Lan, Indonesia, Singapore và Malaysia, Ba lần Việt Nam vào chung kết diễn ra theo chu kỳ 10 năm, gồm 1998, 2008 và 2018. Trong đó, đội tuyển vô địch hai lần năm 2008 và 2018.
Vòng bán kết trở thành một nỗi ám ảnh mơ hồ với đội tuyển Việt Nam. Ngay tại giải năm nay, với tư cách đương kim vô địch, thầy trò Park Hang-seo đá như mơ ngủ ở bán kết lượt đi và thua dễ 0-2. Những nỗ lực tột cùng trong lượt về, thực tế, chỉ diễn ra trong hiệp một. Sự bùng nổ và lạc quan ấy tắt lịm trong 45 phút cuối, khi chúng ta thiếu hẳn mảng miếng tấn công.
Thiếu hụt ấy đến ngay từ việc ông Park đưa Công Phượng và Văn Toàn vào sân, nhằm khai thác những tình huống tấn công ở biên. Tuy nhiên, như chia sẻ trong buổi họp báo sau trận, ông Park không hài lòng khi hai học trò không tuân thủ chiến thuật, và thường xuyên dạt vào trung lộ, để rồi thất thế trước những trung vệ cao to.
Một sai lầm nữa là cách sử dụng Tuấn Anh. Từng được xem là tiền vệ trung tâm hàng đầu của đội tuyển, nhưng Tuấn Anh ở kỳ AFF Cup năm nay mờ nhạt. Chỉ sau 12 phút vào sân ở bán kết lượt về, tiền vệ khoác áo HAGL rời sân. Tính cả trong AFF Cup lần này, chưa lần nào đội tuyển Việt Nam thay người hiệu quả, dù ông Park dùng tất cả 30 quyền thay người trong 6 trận đấu.
Ngay cả ở trong điều chỉnh chiến thuật, nhà cầm quân người Hàn Quốc cũng tỏ ra chậm trễ. Trong khi HLV Polking của Thái Lan nhận ra điểm yếu ở khu vực phòng ngự, và đưa một cầu thủ có chiều cao 1m96 là Elias Dolah vào sân để chống bóng bổng, thì Việt Nam vẫn "ngây thơ" sử dụng bóng dài và chuyền vượt tuyến. Nó chẳng mảy may tạo ra chút sức ép nào khi Thái Lan đã siết lại hàng thủ.
Đánh mất sự bất ngờ, cũng như vũ khí lợi hại nhất là những điều chỉnh nhân sự, không có gì khó hiểu khi Việt Nam lại bị dớp bán kết AFF Cup ám ảnh. Càng chạnh lòng hơn khi nghĩ lại, rằng cả Indonesia lẫn Thái Lan đều bị Việt Nam đá văng ở vòng loại World Cup, nhưng nay đội quân của Park Hang-seo lại phải nhìn họ chơi trận chung kết AFF Cup.
Phải chăng bóng đá Việt Nam chưa vươn tầm tới đẳng cấp mà chúng ta hằng nghĩ? Hay sự phát triển của một nền bóng đá không bao giờ đi theo đường thẳng? Có lẽ chỉ những lãnh đạo VFF mới có thể trả lời.
COVID-19 tại ASEAN hết 27/12: Lào tiếp tục hạ nhiệt; Indonesia và Singapore triển khai mạnh biện pháp phòng Omicron Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 27/12, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 22.026 ca mắc mới COVID-19 và 248 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện nay vượt 14.722.772 trường hợp và 303.113 ca tử vong. Người dân thích thú ngắm nhìn khu vực trang...