Những đặc ảsn ngon trứ danh lại có độc chết người ở Việt Nam
Được xem là những đặc sản độc lạ, có giá bán đắt đỏ nhưng: cháo ấu tẩu, cá nóc, nhộng ve sầu… lại chứa độc tố, nếu không biết cách chế biến rất dễ gây nguy hiểm cho người ăn.
hãy cùng Sản Phẩm Đặc Sản tìm hiểu nhé !
Món ăn nghe có vẻ lạ tai nhưng lại được xem là đặc sản của người Mông ở Hà Giang. Sở dĩ gọi đây là món “cháo độc” bởi món ăn được chế biến từ củ ấu tẩu là loại củ có độc mọc trên vùng núi cao biên giới phía Bắc.
Món cháo ấu tẩu hay còn gọi là cháo độc là đặc sản ở Hà Giang
Lượng độc của ấu tẩu nếu nhiều có thể làm cho người tê cứng chân tay, tắc nghẽn mạch máu, đông máu thậm chí là tử vong. Tuy nhiên, người Hà Giang lại có cách chế biến khiến nó trở thành món đặc sản quý có tác dụng chữa bệnh lại có hương vị rất hấp dẫn.
Sở dĩ gọi đây là món “cháo độc” bởi món ăn được chế biến từ củ ấu tẩu là loại củ có độc mọc trên vùng núi cao biên giới phía Bắc.
Thông thường, trước khi nấu, người dân vùng cao Tây Bắc thường ngâm ấu tẩu trong nước gạo đặc, sau đó ninh nhừ khoảng 4 – 5 tiếng cho chất độc tiết ra hết.
Để biết cháo đã ăn được hay chưa, người ta dùng thìa múc ra một lượng nhỏ nếm thử, nếu cảm nhận đầu lưỡi tê cứng… thì có nghĩa là ấu tẩu chưa hết độc, nếu không thấy tê đầu lưỡi thì có nghĩa là cháo đã được nấu xong và có thể múc ra ăn ngay.
Cháo ấu tẩu Hà Giang có vị béo ngậy, thơm, cay và đặc biệt là đắng, vị đặc trưng của củ ấu tẩu. Theo kinh nghiệm của những người nấu cháo ấu tẩu bán ở Hà Giang nhiều năm nay, khi nấu cháo, tuyệt đối không được nấu vào nồi áp suất. Nếu nấu vào nồi áp suất thì ấu tẩu sẽ nhanh nhừ nhưng lượng độc tố có trong củ ấu lại không phân hủy được hết, dễ gây ngộ độc cho người dùng.
Cá nóc
Cá nóc là một loại cá thuộc lớp cá vây tia, với đặc tính đẩy ra những lớp gai khi ở trạng thái phòng ngự. Đây là loài cá sống ở khu vực nước mặn, quanh các khu vực bãi đá san hô ngầm vùng nhiệt đới. Loại cá này có tính độc mạnh, gây chết người khi ăn nếu không được chế biến đúng cách.
Cá nóc là một loại cá thuộc lớp cá vây tia, với đặc tính đẩy ra những lớp gai khi ở trạng thái phòng ngự. Độc tố của loài cá này có thể gây nguy hiểm cho người ăn phải.
Ở Việt Nam đã thống kê được hơn 60 loài cá nóc, trong đó có khoảng 30 loài là cá độc. Độc tố cá nóc rất độc, với người chỉ cần ăn 10 gam thịt cá nóc có độc tố là bị ngộ độc. Chỉ từ 1-2mg độc tố có thể gây chết người.
Tại Nhật Bản, một suất sashimi cá nóc có thể tiêu tốn của một gia đình khoảng 200 USD cho 8 miếng khi dùng bữa tại những nhà hàng sang trọng.
Thông thường, thịt cá nóc thường được chế biến bằng cách lọc thịt cá nóc còn tươi nguyên. Chọn phần thịt cá không có độc, thái thành miếng mỏng và ăn như sashimi.
Cách chế biến cá nóc vô cùng khó khăn, và chỉ một số đầu bếp trên thế giới mới đủ khả năng chế biến món ăn này.
Tại Nhật Bản, một suất sashimi cá nóc có thể tiêu tốn của một gia đình khoảng 200 USD cho 8 miếng khi dùng bữa tại những nhà hàng sang trọng.
Video đang HOT
Theo quan niệm của người Việt, tiết canh có tác dụng bồi bổ khí huyết. Nguyên liệu của món ăn này là tiết động vật tươi được pha với nước mắm, hành hoa, và trộn với phần thịt, sụn động vật băm nhỏ để làm đông tiết. Khi ăn có thể ăn kèm với chanh và rau sống.
Món tiết canh được rất nhiều người Việt ưa thích
Món ăn này bị chuyên gia Y tế khuyến cáo không nên ăn vì có khả năng lan truyền virut cúm gia cầm và các bệnh dịch nguy hiểm khác. Đặc biệt, với cách ăn sống huyết tươi của con vật, món ăn này của Việt Nam cũng lọt top các món ăn “kinh dị” bậc nhất trên thế giới. Nhiều du khách quốc tế cho biết, họ không đủ can đảm để nếm thử.
Cá mặt quỷ
Cá mặt qủy là một loài cá nước mặn thường sinh sống tại những vùng nước nông dọc bờ biển. Chúng có vẻ ngoài xấu xí dến đáng sợ, với khả năng ngụy trang tài tình, trông không khác gì một tảng đá nên còn có một tên gọi khác là cá đá.
Khác với vẻ ngoài xấu xí, thịt của cá mặt quỷ ăn rất hấp dẫn, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau
Khác với vẻ ngoài gớm ghiếc, thịt của cá mặt quỷ ăn rất hấp dẫn, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Trên thị trường, cá mặt quỷ được xem là đặc sản, được chào bán với giá đắt đỏ từ 700-1,6 triệu đồng/kg.
Trên thị trường, cá mặt quỷ được xem là đặc sản, được chào bán với giá đắt đỏ từ 700-1,6 triệu đồng/kg. Tuy nhiên, vây lưng của loại cá này chứa độc tố nguy hiểm nếu không biết cách chế biến để loại bỏ
Tuy nhiên, cá mặt quỷ có 13 tia vây lưng chứa độc tố và độc có thể tồn tại nhiều ngày sau khi cá chết. Khi đâm vào thịt nạn nhân, độc tố sẽ tác động trực tiếp đến hệ cơ vận động, hệ thần kinh và hệ cơ trơn của tim ở người. Chính vì thế, việc chế biến loại cá này đòi hỏi khá nhiều công phu và người đầu bếp phải thật sự khéo léo. Trước hết để lọc bỏ lớp da sần sùi, người đầu bếp phải nhẹ nhàng lách mũi dao giữa da cá và thịt cá để giữ nguyên khối thịt cá bên trong.
Nhộng ve sầu
Không chỉ là món ăn độc lạ, nhộng ve sầu còn được cho là chứa nhiều chất dinh dưỡng. Trên thị trường, nhộng ve sầu được bán với giá từ 500-600 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, nếu không chế biến đúng cách, món ăn này dễ gây ngộ độc cho người dùng.
Nhộng ve sầu được xem là đặc sản “độc, lạ” được bán với giá đắt đỏ
Các chuyên gia cho biết, bản thân ấu trùng ve không gây độc cho con người. Tuy vậy, do sống dưới đất, ấu trùng dễ nhiễm nấm độc. Bào tử nấm phát triển, giết chết ấu trùng khiến nhộng trở thành một ổ độc tố.
Nếu không chế biến đúng cách, nhộng ve sầu dễ gây ngộ độc cho người dùng.
Ngoài ra, nhộng có thể gây dị ứng cho những người có cơ địa không thích hợp. Môi trường đất cũng tạo cơ hội cho kí sinh trùng bám vào nhộng. Việc ăn sống có thể khiến kí sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người do cơ thể chứa nhiều protit. Nhộng chết có thể sinh ra nhiều độc tố gây hại.
Top 12 Loại Bánh Kẹo Đặc Sản Ngon Nhất Việt Nam
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp mà còn được biết đến với những loại đặc sản khi ăn vào là nhớ mãi.
Bài viết sau đây của Toplist sẽ giúp bạn tìm hiểu một số loại bánh kẹo đặc sản ở khắp các vùng miền của nước ta.
1. Kẹo Cu Đơ Hà Tĩnh
Kẹo Cu đơ nổi tiếng là một món quà đặc sản của người Hà Tĩnh mà ai cũng muốn đem về mỗi khi được ghé thăm nơi này. Sự hấp dẫn của loại kẹo này đến từ những lớp bánh giòn tan kết hợp cùng vị béo ngậy của đậu phộng và mật mía tạo nên một món ăn vô cùng đặc trưng mà không thể lẫn vào đâu được. Đặc biệt, kẹo sẽ ngon hơn nếu bạn thưởng thức cùng một bát chè xanh nóng hổi, đảm bảo sự ngọt ngào của kẹo hòa quyện cùng vị đậm đà của trà xanh sẽ làm bạn không thể nào quên được.
Bạn có thể tìm mua ở địa chỉ: Quán "cu đơ ông bà Thư Viện" số 485 Hà Huy Tập, phường Hà Huy Tập, thành phố Hà Tĩnh
2. Bánh cốm Hà Nội
Nếu bạn là người Hà Nội thì chắc hẳn không xa lạ gì với bánh cốm. Cứ mỗi độ thu về, ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh xanh mướt của những chiếc bánh cốm theo chân các bà các mẹ ra khắp phố phường. Với mùi thơm đặc trưng, mát dịu hòa quyện cùng lớp vỏ bánh dẻo mềm có màu xanh bắt mắt, và lớp nhân đậu xanh ngọt bùi tạo nên một cảm giác khó quên cho những ai lần đầu thưởng thức.
Bạn có thể tìm mua ở tại địa chỉ: Số 18, ngõ 99, đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
3. Kẹo dừa Bến Tre
Kẹo dừa là một loại kẹo vô cùng nổi tiếng và đã trở thành thương hiệu của tỉnh Bến Tre. Chỉ với những nguyên liệu chính là cơm dừa và đường mạch nha, thế nhưng bằng sự tài tình trong việc kết hợp chúng với một tỉ lệ hoàn hảo đã tạo nên một món kẹo dừa đậm chất Bến Tre mà không nơi nào có được. Sự lôi cuốn của kẹo đến từ sự ngọt ngào khó cưỡng cùng vị béo ngậy đầy mê hoặc, nếu bạn đã từng thử qua chắc hẳn sẽ không quên được cảm giác kẹo dần tan trong miệng thú vị vô cùng.
Bạn có thể tìm mua tại địa chỉ: Số 189D, Đoàn Hoàng Minh, phường 6, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.
4. Mè xửng Huế
Nếu ai đã từng đến Huế mà vẫn chưa được thưởng thức món mè xửng thì quả thật là một điều đáng tiếc. Món này đã trở thành đặc sản ở cố đô từ khi nào không ai biết cả. Rất dễ để nhận ra nó ở bất cứ cửa hàng nào bởi lớp mè vàng óng bọc ở phía ngoài, có điểm vài chấm trắng là những hạt đậu phộng béo ngậy. Đến với Huế, bạn chắc hẳn có nhiều kỉ niệm đáng nhớ, nhưng với riêng tôi cảm giác được nhâm nhi tách trà cùng vài miếng mè xửng trong tiết trời se se lạnh thì không còn gì bằng.
5. Kẹo cau xứ Huế
Kẹo cau cũng là một loại đặc sản của xứ Huế mà bất kỳ ai khi đến đây đều muốn thử qua. Nghe cái tên thôi, các bạn cũng đã dần mường tượng ra hình dáng của nó rồi phải không. Vâng đúng vậy, loại kẹo này có hình dáng hệt như những quả cau bị bổ thành 6 miếng. Kẹo cau nổi bật với vẻ ngoài trắng tinh, còn phần trong thì có màu xanh hoặc màu vàng rất bắt mắt. Có nhiều người nghĩ rằng chắc hẳn nguyên liệu để tạo nên món kẹo này sẽ rất phức tạp và khó tìm bởi hương vị đầy mới lạ, thế nhưng thành phần chính chỉ đơn giản là bột trộn nước đường mà thôi. Đặc biệt, loại kẹo này rất được các em nhỏ lựa chọn bởi vị ngọt đặc trưng và khá dễ ăn.
6. Mứt rong sụn Phan Rang
Mứt rong sụn Phan Rang không chỉ là một loại một loại bánh kẹo đơn thuần, mà nó còn rất tốt cho sức khỏe bởi được làm từ rong sụn thiên nhiên và chứa nhiều khoáng chất, i-ốt, yếu tố vi lượng, vitamin, axit amin...Chắc chắc bạn sẽ cảm thấy rất thú vị khi lần đầu tiên thưởng thức món mứt này chính nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa độ giòn, dai và cực kì mềm khi nhai. Đừng quên mua mứt rong sụn làm quà khi bạn ghé thăm mảnh đất Phan Rang đầy đáng yêu này nhé !
7.Kẹo đậu phộng Đà Nẵng
Kẹo đậu phộng là một loại kẹo đặc sản của Đà nẵng và có mùi vị khá giống kẹo cu đơ Hà Tĩnh. Chắc chắn bạn sẽ không thể nào cưỡng lại được hương vị thơm ngon mà loại kẹo này mang lại khi lần đầu tiên bạn được thưởng thức. Chút thơm thơm, chút béo béo, chút giòn giòn hòa quyện cùng vị ngọt thanh thanh của mạch nha và âm thanh cực vui tai khi nhai của bánh tráng nướng, đã mang đến một ấn tượng khó phai trong lòng của những du khách từng đến đây. Loại kẹo này đã tập hợp được hết những gì đời thường, giản dị mà đầy tình yêu thương dưới bàn tay nhào nặng của người dân Đà Nẵng để trở thành món đặc sản thơm ngon và hấp dẫn đến vô cùng.
8.Bánh ồng Tam Quan Bình Định
Bình Định không chỉ nổi tiếng là miền đất võ với nét lịch sử và văn hóa lâu đời. Mà nơi đây còn được nhiều người biết đến bởi những loại bánh kẹo đặc sản vô cùng phong phú, trong đó không thể không nhắc đến loại bánh hồng tam quan mang đậm vị ngọt ngào quê hương. Nếu ai đã từng thử qua thì chắc chắn sẽ không thể nào quên được cái hương dừa ngọt ngào quyến rũ hòa quyện cùng độ dẻo thơm vị nếp mới tuyệt vời đến mức nào. Dường như sự mộc mạc và đầy giản dị, với cả tấm lòng và sự hiếu khách của con người miền Trung đã hiện rõ trên từng miếng bánh.
9.Mứt dừa Bến Tre
Lại là một món đặc sản nữa từ trái dừa của Bến Tre. Mứt dừa luôn là món mà được nhiều khách du lịch chọn làm quà mỗi khi đến đây. Đây vốn là một đặc sản dân dã mang đậm hương vị của xứ dừa. Ai đã từng thưởng thức một lần thì đều nhớ mãi hương thơm dịu dàng, nhớ vị beo béo, nhớ vị ngọt thanh thanh mà ăn hoài không chán.
10. Kẹo sìu châu Nam Định
Kẹo sìu châu là một loại đặc sản vô cùng nổi tiếng của tỉnh Nam Định. Kẹo này đặc biệt ở chỗ khi ăn có cảm giác giòn tan, thơm bùi mà không dính răng. Trong không khí se lạnh và lất phất mưa như thế này mà lại được thưởng thức vị ngọt thanh của loại kẹo này cùng một chén trà nóng thì quả thật trên cả tuyệt vời.
11. Bánh pía Sóc Trăng
Bánh Pía là đặc sản nổi tiếng của Tỉnh Sóc Trăng bánh là sự kết hợp hoàn hảo của đậu xanh, sầu riêng và trứng muối tạo nên một hương vị đặc trưng mà không loại bánh nào có được. Là một loại bánh do người Hán di cư mang sang Việt Nam. Tuy nhiên, qua thời gian bánh pía đã được biến tấu thay đổi theo khẩu vị người Việt và trở thành đặc sản của vùng Nam bộ Có thể nói để có những chiếc bánh pía đạt chuẩn người ta phải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ từ khâu làm bột cho đến khâu nướng. Bánh pía có 2 phần, phần nhân và vỏ. Nhân làm từ khoai môn, đậu xanh, trứng. Đậu xanh đã đãi, khoai môn gọt vỏ, rửa sạch tất cả cho vào nồi hấp chín rồi tán nhuyễn. Sau đó tiếp tục xào cùng với đường, nhân sầu riêng theo tỷ lệ vừa phải. Để hỗn hợp trên nguội, lần lượt bọc nhân quanh từng lòng đỏ hột vịt. Ngoài ra, muốn tăng vị béo đậm đà có thể thêm thịt heo vào phần nhân.
12. Bánh đậu xanh Hải Dương
Nguyên liệu chế biến bánh đậu xanh vô cùng gần gũi, quen thuộc với làng quê, bao gồm: đậu xanh, đường kết tinh, mỡ lợn, tinh dầu của hoa bưởi. Ngoài ra, tùy thuộc một số loại bánh có nhân khác mà có thêm một số nguyên liệu như hạt sen, đậu đỏ... Tuy nhiên để làm đặc sản bánh đậu xanh Hải Dương, tất cả các nguyên liệu đều phải được chọn lọc tỉ mỉ và cẩn thận, trong suốt quá trình chế biến phải được theo dõi sát sao để cho ra sản phẩm chất lượng nhất. Kể cả giấy gói bánh, màu sắc của nhãn cũng phải có sự chọn lựa chu đáo để bánh giữ được lâu và tôn vẻ đẹp của bánh.
Bánh đậu xanh Hải Dương Mong rằng bài viết này Sản Phẩm Đặc Sản có thể sẽ giúp các bạn có được những sự lựa chọn thích hợp nếu muốn chọn một loại bánh kẹo đặc sản nào đó làm quà cho gia đình.
Về Cà Mau thưởng thức đặc sản "chỉ nhìn rau thôi cũng đã thèm" Du khách khi đến với Cà Mau không thể bỏ qua món ăn đặc sản xứ rừng là "lẩu mắm U Minh", món ăn được vào top 100 món ăn đặc sản Việt Nam. Từ lâu, nghe đến lẩu mắm là người miền Tây thường hay nhắc đến lẩu mắm U Minh (Cà Mau). Đây là món đặc sản được làm từ cá,...