Những cuộc xung đột chấn động thế giới năm 2017
Thế giới năm 2017 chứng kiến hàng loạt cuộc xung đột xảy ra ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khiến nhiều người thiệt mạng và bị thương, bất chấp những nỗ lực xây dựng hòa bình của cộng đồng quốc tế.
Cảnh sát Afghanistan tìm cách giải cứu bé trai Ali Ahmad 4 tuổi tại khu vực xảy ra vụ tấn công liều chết sau một cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh Afghanistan và các phiến quân nổi loạn ở Kabul ngày 25/8.
Các tay súng nổi loạn SPLA-IO nã súng về phía quân đội chính phủ Sudan tại thị trấn Kaya giáp biên giới Uganda hồi tháng 8.
Một chiến binh thuộc Lực lượng Dân chủ Syria ngồi chờ bên ngoài một bệnh viện dã chiến khi các đồng đội bị thương đang được điều trị. Các chiến binh này bị trúng đạn của một tay súng bắn tỉa thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Raqqa, Syria.
Những ngôi nhà và nhà thờ bị tàn phá nặng nề tại thành phố Marawi, miền nam Philippines khi xảy ra cuộc xung đột giữa quân đội chính phủ Philippines và các tay súng phiến quân thân IS hồi tháng 10.
Các binh sĩ Nga ngồi trên xe bọc thép tuần tra đường phố Aleppo trong cuộc chiến chống khủng bố tại “chảo lửa” Syria.
Video đang HOT
Người đàn ông bị thương nằm rạp trên nền đất sau một vụ nổ ở Kabul, Afghanistan – một trong những điểm nóng bạo lực dai dẳng suốt nhiều năm qua.
Tàu khu trục USS Porter của Hải quân Mỹ phóng tên lửa hành trình từ Địa Trung Hải để tiêu diệt mục tiêu khủng bố tại Syria hồi tháng 4.
Bé trai được sơ tán khẩn cấp sau một cuộc tấn công nhằm vào tòa nhà quốc hội Iran ở thủ đô Tehran hồi tháng 6.
Tay súng Houthi bước qua đống đổ nát sau cuộc không kích nhằm vào một quảng trường ở Sanaa, Yemen hồi tháng 11.
Trực thăng quân sự NH 90 Caiman cất cánh trong chiến dịch chống phiến quân ở Inaloglog, Mali ngày 17/10.
Một người phụ nữ tiến đến gần phía lực lượng đặc nhiệm Iraq trong cuộc đụng độ ở Mosul, Iraq hồi tháng 3.
Người dân thu lượm số cam bị rơi vãi sau một cuộc không kích nhằm vào khu chợ do phiến quân kiểm soát ở thành phố Maarrat Misrin, tỉnh Idlib, Syria ngày 14/1.
Người đàn ông vừa khóc vừa bế con gái chạy về phía lực lượng đặc nhiệm Iraq sau một cuộc xung đột ở thành phố Mosul.
Xe tăng xuất hiện ở khu vực do chính phủ kiểm soát tại Avdiyivka, Ukraine hồi tháng 2.
Người dân khiêng thi thể một nạn nhân thiệt mạng sau vụ nổ tại Hodan, Somalia ngày 15/10.
Một thành viên của Quân Giải phóng Lybia mang vũ khí trong cuộc đụng độ với các phiến quân Hồi giáo ở Benghazi, Libya ngày 9/11.
Người đàn ông mang thi thể bé gái bị thiệt mạng nghi do cuộc tấn công bằng khí độc hóa học tại thị trấn Khan Sheikhoun do phiến quân kiểm soát ở Idlib, Syria ngày 4/4.
Thành Đạt
Ảnh: Reuters
Theo Dantri
Chuyên gia CSIS: Mindanao có thể là chiến trường mới
Đảo Mindanao miền Nam Philippines có thể trở thành một chiến trường mới cho các phần tử cực đoan trong khu vực nếu liên minh khủng bố Maute-Abu Sayyaf cố thủ ở thành phố Marawi.
Lực lượng an ninh Philippines rà soát từng làng để truy tìm phiến quân ẩn náu tại Marawi
Đây là cảnh báo của Giám đốc dự án nghiên cứu các mối đe dọa xuyên quốc gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) Thomas Sanderson.
Trong phiên điều trần trước tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ mới đây, ông Sanderson cho rằng nếu không có một giải pháp ngắn hạn đối với cuộc chiến ở Marawi và một giải pháp dài hạn cho những vấn đề ở Mindanao, đảo này có thể trở thành một đích ngắm quan trọng của tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng.
Chuyên gia này lưu ý rằng cuộc chiến ở Marawi đã trở thành tâm điểm hoạt động của IS ở khu vực Đông Nam Á trong bối cảnh hơn 500 tay súng đã tham gia. Kể từ khi cuộc chiến bùng phát vào ngày 23-5 đến nay, hơn 500 người đã thiệt mạng và hơn 200.000 người dân thành phố buộc phải rời bỏ nhà cửa trong khi quân đội Philippines phải huy động các máy bay chiến đấu cơ và trực thăng để tiêu diệt phiến quân.
Trong một diễn biến có liên quan, ngày 17-7, Chính phủ Indonesia thông báo cấm hồi hương với các công dân nước này bị bắt khi tham gia các hoạt động của IS tại Syria. Tuyên bố trên được đưa ra sau một loạt vụ bắt giữ các công dân Indonesia tại Syria do gia nhập vào hàng ngũ IS. Là quốc gia có cộng đồng Hồi giáo lớn nhất thế giới, Indonesia đặc biệt cảnh giác với tác động của những tay súng cực đoan, đồng thời nỗ lực ngăn chặn IS mở rộng địa bàn hoạt động sang khu vực này sau những thất bại liên tiếp tại Syria và Iraq.
Theo Kỳ Thư
An ninh thủ đô
Biệt đội nữ xạ thủ âm thầm diệt IS ở nam Philippines Những nữ quân nhân này, bao gồm nhiều tay bắn tỉa, đang tham gia tích cực vào cuộc chiến chống lại phiến quân trung thành với IS ở Mindanao, miền nam Philippines. Kể từ khi chiến sự ở thành phố Marawi nổ ra ngày 23/5, hình ảnh và tinh thần chiến đấu dũng cảm của những nữ quân nhân này đã được dân...