Những cuộc đối đầu giữa làng mốt và PETA
Anna Wintour, Victoria Beckham, Rihanna… từng bị Hiệp hội bảo vệ động vật chỉ trích nặng nề vì diện đồ lông thú.
Anna Wintour, tổng biên tập quyền lực của tạp chí Vogue Mỹ, từ lâu đã nằm trong danh sách đen của tổ chức PETA (Hiệp hội bảo vệ động vật) bởi niềm yêu thích của bà dành cho các sản phẩm làm từ động vật. Thậm chí, Anna còn gửi đến tổ chức này phát ngôn gây sốc là “sẽ mua những thứ gì đó làm từ lông thú hoang dã”. Để đáp trả, PETA gửi lại một con búp bê hình nhân bị châm kim mang tên bà kèm thông điệp: “PETA không có chủ trương liên hệ với tổng biên tập Vogue Mỹ Anna Wintour, nhưng tốt nhất nên sử dụng hình bà gắn lên con búp bê bị phù phép này”.
Bộ váy làm từ thịt sống nổi tiếng của Lady Gaga không chỉ khiến khách mời tại VMAs 2011 mắt tròn mắt dẹt mà còn khiến PETA khó chịu. Tuy nhiên, tổ chức này chỉ có một nhận xét mang đầy ẩn ý: “Sự kiện ấy càng khiến cho nhiều người truy cập trang web của chúng ta. Chúng ta nên cảm thấy vui vì điều này”.
Mặc dù trong quá khứ, đại diện của Victoria Beckham đã cam kết với PETA rằng bất kỳ sản phẩm nào trong thiết kế được làm từ da động vật đều tuân thủ hướng dẫn của Công ước Thương mại Quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp. Thế nhưng, tổ chức này vẫn luôn để mắt đến hành động của bà mẹ bốn con kiêm nhà thiết kế nổi tiếng, nhất là sau khi bà Beck bị cáo buộc sử dụng da cá sấu trong bộ sưu tập 2012.
Nữ diễn viên Mischa Barton từng nhận được một bản chỉ trích công khai từ tổ chức PETA vì lý do chụp ảnh với phụ kiện là… thịt sống. Trong thư, PETA tỏ ý khuyên nhủ nhưng đầy mỉa mai: “Thứ thịt sống ấy có thể đã bị ôi thiu, chúng không chỉ làm đau và giết hại những con bò mà thậm chí còn gây hại cho cả Mischa vì chúng nhiễm Salmonella, E. coli và Campylobacter. Liếm chúng chẳng khác nào liếm bồn cầu”. Nhiếp ảnh gia Taylor Shields đã đứng ra phản bác thay nữ diễn viên: “Tôi không vô cảm nhưng chẳng chịu trách nhiệm gì trong việc giết động vật. Tôi luôn ăn thịt, thịt là một phần của cuộc sống. Nếu họ cứ chỉ trích tôi trong vai trò của một nghệ sĩ hay hạ nhục Mischa thì đó là điều không thể chấp nhận được”.
Khi hai chị em nhà thiết kế Mary Kate và Ashley Olsen trình làng mẫu balo 39-55.000 USD làm từ da ca sấu, tổ chức PETA đã nổi giận. Họ lập tức gọi hai chị em là nhà “Trollsen” và phát biểu: “Ashley nói rằng cô ấy yêu thích cá sấu. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng cô ấy có quyền lột da chúng để làm thành chiếc túi đeo bên mình”.
Năm 2010, nữ ca sĩ Kelis khiến cho PETA bực bội khi diện trang phục lông cáo trọn bộ từ đầu đến chân. Các fan đã cảnh cáo tổ chức này không được động đến Kelis, nhưng PETA vẫn kiên quyết gửi một bức thư. Nội dung thư viết: “Nếu thích mặc đồ lông, hãy chọn trang phục từ các nhà thiết kế nổi tiếng như Calvin Klein, Tommy Hilfiger, Vivienne Westwood hay Stella McCartney. Họ chỉ dùng lông thú giả nhưng vẫn nhiệt huyết với thời trang”. Tuy nhiên, Kelis đã hung hăng đáp lại, gọi tổ chức này là “cái chết của thời trang” và đối đáp rằng “chúng chỉ là những loài gặm nhấm, nếu lông của chúng không được làm thành áo khoác thì chúng vẫn bị giết thôi”.
Nữ ca sĩ Jennifer Lopez cũng từng chọc giận tổ chức PETA khi mặc chiếc áo choàng dáng dài làm từ lông cáo Bắc Cực để chụp ảnh cho tờ tạp chí Vanity Fair. Người phát ngôn của PETA đã bức xúc khi nói: “Những kẻ mặc áo lông thú, hoặc là quá kiêu ngạo, hoặc là thiếu hiểu biết về nỗi đau khổ của các loài động vật. Jennifer Lopez ắt hẳn là người kiêu căng và thiếu cảm thông”.
Rihanna cũng gây thù chuốc oán với PETA khi diện áo lông đà điểu màu xanh turquoise nổi bật bước ra phố. PETA tỏ ra thất vọng: “Chúng ta từng hy vọng rằng Rihanna, người từng là nạn nhân của sự bạo hành, sẽ học cách mở rộng trái tim và cảm thông với sự đau khổ của những chủng loài khác”.
Video đang HOT
Mặc dù thiết kế ra dòng sản phẩm thời trang dùng chất liệu lông thú giả, bản thân stylist đình đám Rachel Zoe chưa bao giờ muốn xa rời những chiếc áo lông thú thật. Điều đó thu hút sự chú ý của PETA. Các nhà hoạt động bảo vệ quyền lợi của động vật thì cho rằng nếu những người nổi tiếng vẫn tiếp tục dùng lông thú thì không thể cấm mọi người bắt chước.
Tổ chức PETA gọi Paris Hilton là “nhân vật ăn mặt tệ nhất” vì cô thường xuyên diện trang phục lông thú trong hầu hết sự kiện. “Cô ta nói rằng cô ta yêu động vật, nhưng sau đó vẫn thản nhiên khoác lông của chúng trên người”, PETA nhận xét.
Sao Mai
Theo VNE
Mẫu Á, Phi ngắc ngoải "bơi" giữa làng mốt quốc tế
Mẫu da màu nói chung và mẫu Việt nói riêng phải lách "cửa hẹp" để vào làng mốt thế giới.
Chỉ có 8,8% người mẫu châu Á tại làng thời trang quốc tế
Mỗi năm, trang tin nổi tiếng Jezebel lại công bố những thông số về tuần lễ thời trang New York để đưa ra cái nhìn toàn cảnh về thế giới người mẫu. Trong đó, tỷ lệ phần trăm người mẫu da màu so với da trắng luôn là con số biết nói, cho thấy một thực trạng đáng buồn của làng mẫu chuyên nghiệp quốc tế.
Rất ít người mẫu châu Á có được cơ hội bước đi trên sàn catwalk quốc tế như Hoàng Thùy.
Năm 2013 vừa qua, có tới 82,7% "chân dài" là người da trắng trong khi đó chỉ có 6% là người màu, người mẫu gốc Latinh chỉ chiếm 2%, số còn lại là người da vàng và các chủng tộc khác. Đi sâu hơn vào thống kê này, Jezebel cho biết có tới 13 công ty người mẫu chỉ thuê mẫu da trắng và nói không hoàn toàn với mẫu da màu.
Mùa mốt thu đông 2012 được coi là có những tiến bộ lớn nhất khi xét đến vấn nạn phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, cũng chỉ có 8,8% mẫu được tuyển là người châu Á. Mẫu da màu chỉ chiếm 8%, mẫu Latinh chiếm 2,4% và các chủng tộc khác chỉ có 0,9%.
Cụ thể hơn nữa, trang tin này còn chỉ thẳng những thương hiệu thiếu thân thiện với các chủng tộc khác bao gồm: The Row (thương hiệu của chị em Mary và Kate Olsen) không sử dụng mẫu da màu; Calvin Klein chỉ sử dụng 1 mẫu da màu. Herve Leger thuê 2 mẫu châu Á và 2 mẫu da màu.
Theo Hoàng Thùy, tại các show cô đi casting và trình diễn tại London Fashion Week mùa vừa qua, nhà tuyển dụng chỉ chọn giới hạn từ 1 đến 2 người mẫu không phải người da trắng.
Danh sách những siêu mẫu giàu nhất thế giới cũng là một minh chứng hùng hồn cho vấn nạn phân biệt trên sàn catwalk quốc tế.
Trong hầu hết các thống kê tương tự, mẫu da trắng chiếm ưu thế tuyệt đối, những người mẫu da màu "bon chen" được trên bảng xếp hạng là những tên tuổi huyền thoại như: Naomi Campbell, Tyra Banks, Chanel Iman.
Thậm chí, ngay cả những người mẫu da màu đã ghi được dấu ấn tại làng mốt quốc tế cũng từng trải qua một quá khứ khốn đốn khi đi casting. Jourdan Dunn là một trong số đó. Người đẹp này sinh ra ở Anh nhưng mang trong mình dòng máu Jamaica và Syria. Cô từng là người mẫu da màu đầu tiên bước trên sàn catwalk cho thương hiệu Prada.
Từ đó, Jourdan Dunn cũng được tham gia rất nhiều chiến dịch cho các "ông lớn" thời trang như Yves Saint Laurent, Burberry. Thành công lớn nhất của Jourdan là được chọn làm một trong bốn gương mặt lên trang bìa của tạp chí Vogue Italy, trùm truyền thông của làng mốt.
Thế nhưng vào thuở mới "chân ướt, chân ráo" vào nghề, "bóng hồng" này cũng từng bị từ chối nhiều lần với câu nói quen thuộc của các công ty tuyển chọn: "Khách hàng không muốn nhìn thấy các cô gái da màu nữa".
Chanel Iman, một trong số ít những chân dài da màu thành danh.
Chanel Iman, một trong những thiên thần của Victoria's Secret, là người lai Hàn Quốc, Phi và Mỹ. Trả lời phỏng vấn của tạp chí Times, cô hồi tưởng: "Tôi cũng đã vài lần bị các nhà thiết kế từ chối vì khẳng định họ đã tìm được 1 cô gái da màu và không cần mình nữa."
Anais Mali, một cô gái gốc Phi ở miền Nam nước Pháp cho biết không một hãng người mẫu nào ở Paris ký hợp đồng với cô cả. Họ đều nói với cô: "Đây là Paris - các cô gái da màu không làm việc ở đây." Anais cũng thừa nhận là người Pháp khá phân biệt chủng tộc, cô hầu như không thấy người da màu nào nắm quyền lực hay giàu có tại đây.
Anais Mali đã phải rời tới New York, Mỹ để tìm kiếm cơ hội. Cuối cùng, cô cũng được ký với công ty nổi tiếng Wilhelmina. Dù vậy, Anais vẫn khá ngậm ngùi khi nhớ lại: "Tôi cảm giác như ngành công nghiệp này ngày càng phân biệt rõ ràng hơn... Ở Milan, bạn hầu như không thấy các cô gái gốc Phi trên sàn diễn. Thật đáng buồn."
Mẫu da trắng là "tấm toan vẽ" sạch sẽ, tinh khiết
Trên thực tế, chính các hãng mẫu cũng tỏ ra khá bối rối và bị động trước vấn đề này. Một người tuyển dụng cho biết: "Khi khách hàng gửi cho bạn bản mô tả, bạn biết ngay rằng họ không cần một mẫu da màu. Họ thường nói họ muốn các cô gái tóc dài, trông như tiên nữ, đại loại thế."
"Nếu muốn một cô gái da màu, họ sẽ mô tả đó là một cô gái đa chủng tộc, dành cho những thiết kế có họa tiết in kiểu thổ dân hay cảnh quan sa mạc...". Như vậy là, chính các nhà thiết kế chứ không phải công ty tuyển dụng, đã có sẵn trong đầu một hình ảnh mặc định về người mẫu da trắng.
Với họ, mẫu da trắng là những tấm toan sạch sẽ, tinh khiết, dễ tô vẽ màu sắc trong khi mẫu da màu chỉ cần trong những trường hợp cần nhấn mạnh vào sự gai góc hay khác lạ. Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia thời trang đã chỉ ra rằng định kiến này hoàn toàn sai lầm vì mẫu da màu có thể hóa thân đa dạng hơn thế.
Mẫu da trắng được mặc định là "tấm toan vẽ" sạch sẽ, tinh khiết.
Trong một bài báo, Carole White, người sáng lập công ty quản lý người mẫu Premier đã cho biết thêm một lý do nữa khiến người mẫu da màu bị "thất sủng": "Rất nhiều nhiếp ảnh gia và chuyên gia trang điểm sợ hãi khi phải làm việc với mẫu da màu. Họ không biết phải làm sao để các mẫu này tỏa sáng hoặc phải mất thời gian hơn."
Khách hàng mua các sản phẩm thuộc nhãn hàng được trình diễn tại các kinh đô Milan, Paris, New York phần lớn là người da trắng nên việc sử dụng, ưu tiên người mẫu da trắng cũng là tiền lệ. Đây là sự thật mà Hoàng Thùy, quán quân Vietnam's Next Top Model mùa thứ 2 chia sẻ sau khi thử sức tại tuần lễ thời trang London vừa qua.
Làng mẫu thức nhưng chưa tỉnh
Năm 2007, một số người mẫu gốc Phi nổi tiếng thế giới như Naomi Campbell, Chanel Iman và Tyson Beckford đã tung ra một chiến dịch chống lại sự phân biệt chủng tộc trong ngành công nghiệp thời trang. Họ "thẳng cánh" tẩy chay những thương hiệu nào không chịu thuê mẫu da màu.
Người đứng ra khuấy động chiến dịch là Bethann Hardison, cựu siêu mẫu da màu từ thập niên 70. Sau sự kiện này, cô cũng tự mở một công ty người mẫu riêng để hỗ trợ sự nghiệp của những người mẫu không có màu da trắng.
Sự kiện này trở thành tiếng chuông rúng rộng cả làng mốt. Năm sau đó, Vogue Italy, "tháp ngà" của thời trang thế giới đã gây chấn động dư luận khi tung ra tờ tạp chí mang tên Black Issue (phiên bản "đen"), để tôn vinh những người mẫu da màu từ trước đến nay. Tờ tạp chí bán hết veo ở Mỹ và Anh chỉ trong 72 giờ.
Vogue Italy, phiên bản tôn vinh mẫu gốc Phi bán siêu chạy.
Kể từ đó, người mẫu gốc Phi đã xuất hiện với tần suất dày hơn trên sàn catwalk, tạp chí thời trang, bộ ảnh quảng cáo... Rất nhiều nhà thiết kế đã "hào phóng" hơn khi cho mẫu da màu thể hiện bộ sưu tập của mình như Phillip Lim, J.Crew, Jason Wu...
Tuy nhiên, những phản ứng này còn hết khá đơn lẻ, yếu ớt. Đa phần người mẫu da màu vẫn cam phận và tiếp tục xoay sở để sống tại các mùa thời trang. Thế giới đã xoay vần, nhưng là với một tốc độ vô cùng chậm rãi..., nói cách khác, làng mốt có "thức" mà dường như chưa "tỉnh".
Chỉ chọn mẫu da trắng là tự giảm doanh thu của thương hiệu
Phân biệt chủng tộc trong làng mốt dẫn đến vô vàn hệ quả, ảnh hưởng trực tiếp đến diện mạo làng thời trang thế giới nói chung. Thứ nhất, những cô gái da màu dù có hình thể không hề thua kém mẫu da trắng nhưng vẫn phải chật vật kiếm sống và không giành được vị trí xứng đáng trong làng mốt.
Không chỉ vậy, việc lựa chọn thiểu số mẫu da màu cũng gây ra cuộc chiến cạnh tranh nội bộ đầy khốc liệt. Điển hình là rất nhiều người mẫu tiềm năng của Việt Nam thành danh trong nước nhưng vẫn "ngắc ngoải" bơi ngoài "biển lớn".
Một tờ tạp chí thời trang Mỹ cũng phân tích rằng cách nhìn thiển cận của các công ty người mẫu, nhà thiết kế sẽ dẫn đến sự sụt giảm doanh số của chính các thương hiệu này.
Chọn người mẫu đa dạng chủng tộc khiến nhãn hàng trở nên thân thiện hơn.
Họ cũng phân tích rằng cùng với sự phát triển kinh tế nhanh chóng của các quốc gia, đặc biệt là châu Á, việc giới hạn chỉ sử dụng mẫu da trắng khiến nhãn hàng trở nên kém thân thiện, không hướng được tới nhiều đối tượng khách hàng và đương nhiên, doanh thu từ sản phẩm cũng không được như ý.
Cho tới nay, giới thời trang đã phần nào nhận ra được sự thật đáng chú ý này. Tuy nhiên, để thay đổi những định kiến thâm căn cố đế của làng mốt, cần phải có sự vận động suy nghĩ tự thân của chính các nhà thiết kế, các công ty người mẫu cùng nhiều chiến dịch quảng bá lớn, giúp thay đổi nhận thức của các vị khách tới dự tuần lễ thời trang quốc tế.
Hạ Vũ (Theo CF, CNN) Khám Phá
Kendall Jenner bị chơi xấu ở tuần lễ thời trang New York Một số người mẫu cho rằng Kendall Jenner không xứng đáng được tham gia những show diễn lớn và uy tín. Nhanh chóng gặt hái thành công đáng nể chỉ sau thời gian ngắn bước vào nghề mẫu, cô nàng sinh năm 1995 Kendall Jenner, em gái cùng mẹ khác cha của Kim Kardashian, đã được ghi nhận là một người mẫu chuyên...