Những cú sốc văn hóa khi đến Thụy Điển
Khi gặp người quen ở bến xe bus, dân Thuỵ Điển thường không bắt chuyện, vì thích sự riêng tư và tôn trọng không gian của người khác.
Madeline Robson, 30 tuổi, người Canada và tới Thụy Điển sinh sống. Cô đang điều hành một blog, nơi Robson ghi lại cuộc sống và những chuyến đi nước ngoài. Trong thời gian thường xuyên ở nhà vì giãn cách do Covid-19, Robson đã đăng lên Tiktok có gần 150.000 người theo dõi những điều cô thấy bất ngờ về cuộc sống của người dân nơi đây, và nhận được nhiều chú ý.
Điều đầu tiên khiến Madeline Robson bất ngờ chính là cha mẹ ở Thụy Điển được nghỉ tới 120 ngày một năm và vẫn nhận lương để ở nhà chăm sóc con cái khi chúng ốm. Không chỉ vậy, họ còn được khuyến khích nghỉ 4-6 tuần vào dịp hè để dành nhiều thời gian cho con cái.
Tại quốc gia Bắc Âu này, tip cho phục vụ trong nhà hàng không phải điều bắt buộc giống Mỹ, vì họ đã được trả công một cách xứng đáng.
Điều tiếp theo khiến cô gái trẻ bất ngờ khi biết các bậc cha mẹ không phải chuẩn bị bữa trưa cho con họ khi tới trường, cũng không cần đóng tiền để con mình có thể ăn uống. Vì mọi đứa trẻ đều được nhận bữa trưa miễn phí tại trường.
Cô từng choáng khi thấy người lớn vào trong nhà, và “để quên” trẻ nhỏ đang nằm ngủ trong xe đẩy bên ngoài hiên, thậm chí là vào mùa đông. Nhưng những người bạn đã nhanh chóng trấn an cô, rằng đó là một phong tục của họ.
Video đang HOT
Những người bạn Thụy Điển của cô không lắp điều hòa nhiệt độ trong nhà. Họ không cần điều hòa làm mát vào mùa hè, và sưởi ấm vào mùa đông. Những người dân giải thích rằng, dù không có điều hòa, họ vẫn có nhiều biện pháp giữ ấm vào mùa đông. Nhưng với sự nóng lên của trái đất như hiện nay, có thể họ sẽ nghĩ đến phương án lắp điều hòa làm mát.
Mọi người tắm nước đá vào trời âm độ C.
Người dân địa phương rất tôn trọng sự riêng tư của mỗi cá nhân. Do đó, dù bạn có gặp người quen tại nơi công cộng, bến xe bus…, điều tốt nhất bạn nên làm là coi như không nhìn thấy họ. Mọi người đều thích được riêng tư và nếu bạn cố gắng đến gần họ, có thể họ sẽ hoảng sợ.
Điều khiến cô bất ngờ nữa là người dân nói tiếng Anh rất tốt. Họ phát âm chính xác, trôi chảy và hầu như ai cũng có thể sử dụng ngôn ngữ này.
Mọi người đi bộ, chạy bộ, đẩy xe đẩy, dắt chó đi dạo, hoặc thậm chí gặp gỡ bạn bè trong các nghĩa trang. Đó là điều cô gái đến từ Canada cảm thấy khác thường. Nhưng nhiều người dân địa phương đã nói với cô rằng: cái chết là một phần của sự sống.
Thụy Điển có luật đặt tên. Một đứa trẻ trong vòng 3 tháng kể từ lúc được sinh ra, cha mẹ chúng phải gửi tên dự kiến để chính phủ duyệt vì theo Luật đặt tên ở quốc gia này, có một số tên bị cấm đặt. Một trong số đó, theo Madeline Robson là Ikea, Metallica, Elvis, Superman, Varanda, Q, Michael Jackson, Token, Ford
Điều ít người biết về quốc gia hạnh phúc nhất thế giới
Ngoài danh hiệu là nơi hạnh phúc nhất hành tinh, xứ sở nghìn hồ còn sở hữu những kỷ lục thú vị ít du khách biết.
Phần Lan là quốc gia nằm tại Bắc Âu, thu hút du khách ghé thăm nhờ lịch sử, văn hóa và phong cách sống của người dân. Đất nước này đứng đầu trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới từ Gallup trong ba năm liên tiếp. Sau đây là những điều thú vị ít người biết về nơi này.
Xây "nhầm" hải đăng trên đất Thụy Điển Biên giới giữa Thụy Điển và Phần Lan nằm trên Mrket, hòn đảo có diện tích chỉ 0,03 km2 giữa vịnh Bothnia. Vào năm 1885, Công quốc Phần Lan (khi đó vẫn là một phần tự trị của Đế quốc Nga) vô tình xây dựng một ngọn hải đăng trên phần lãnh thổ Thụy Điển của hòn đảo.
Vì nơi đây không có người ở, sai lầm đó được bỏ qua trong 100 năm. Năm 1985, biên giới chính thức được sửa lại thành hình chữ S để ngọn hải đăng có thể chính thức nằm trên lãnh thổ Phần Lan.
Lãnh thổ vẫn đang được mở rộng
Phần Lan có diện tích 338.440 km2 và hiện vẫn đang tăng thêm khoảng 7 km2 mỗi năm. Do lãnh thổ bị ảnh hưởng của các sông băng từ kỷ băng hà - hơn 10.000 năm sau kỷ băng hà cuối cùng, quốc gia này vẫn đang dần vươn ra biển.
Đức vua tại vị 2 tháng
Sau nhiều thế kỷ bị Thụy Điển và Nga cai trị, Phần Lan trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1917. Vương quốc Phần Lan được thành lập ngay sau đó trong nỗ lực xây dựng một chế độ quân chủ riêng. Tuy nhiên, chế độ này chỉ kéo dài chưa đầy một năm do Nội chiến Phần Lan và Thế chiến I. Thái tử Frederick Charles là đức vua đầu tiên của Phần Lan, nhưng đã từ bỏ ngai vàng chỉ sau hai tháng.
Tuần lộc phát sáng
Tuần lộc là một phần quan trọng của nền kinh tế và là một trong những điều hút khách du lịch ở vùng Lapland. Vì tuần lộc lang thang tự do nên xe cộ va chạm với chúng trong những đêm mùa đông. Những người nông dân nuôi tuần lộc đã tìm ra giải pháp: sơn dạ quang lên gạc của chúng để các tài xế có thể nhìn thấy các con vật ngay trong đêm tối nhất..
Quà lưu niệm tốt nghiệp độc đáo
Thay vì mũ cử nhân và áo choàng truyền thống, học sinh tốt nghiệp trung học tại đây nhận được một chiếc mũ thủy thủ tại lễ tốt nghiệp. Truyền thống này có từ năm 1870. Những sinh viên tốt nghiệp tiến sĩ thậm chí còn được nhận một chiếc mũ chóp cao và một thanh kiếm.
Ngày lễ "Người buồn ngủ"
Lễ hội đặc biệt này được tổ chức vào 27/7 hàng năm. Người cuối cùng trong nhà ra khỏi giường sẽ bị ném xuống hồ, sông hoặc biển. Ở thành phố Naantali, đây là một sự kiện lớn với truyền thống ném một người nổi tiếng xuống biển.
Nhà vô địch Olympic
Phần Lan có tổng số huy chương Olympic trên đầu người nhiều nhất trên thế giới. Tính đến năm 2020, đất nước 5,54 triệu dân này sở hữu tổng cộng 303 huy chương, nghĩa là gần 55 huy chương trên một triệu dân. Đất nước cũng giành huy chương trong mọi kỳ Olympic Mùa hè kể từ năm 1908.
Xứ sở nghìn hồ
Sở hữu tên gọi này là do Phần Lan có số lượng hồ và đảo nhiều nhất thế giới. Người dân tại đây thích nghỉ dưỡng tại các ngôi nhà nhỏ bên hồ và các hòn đảo tư nhân. Đất nước này giữ kỷ lục thế giới với khoảng 188.000 hồ và 178.000 hòn đảo.
Chăn, thảm được giặt trên sông
Nước ở sông, hồ Phần Lan rất sạch, đến mức người dân vẫn dùng để giặt chăn, thảm. Dọc theo các con sông, du khách có thể nhìn thấy những người dân giặt và phơi thảm.
Quê hương của ông già Noel
Nơi ở của ông già Noel được cho là nằm ở Rovaniemi, Lapland. Đây là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất Phần Lan, đón hơn nửa triệu du khách mỗi năm. Bưu điện Rovaniemi nhận được hơn 700.000 lá thư của trẻ em từ 198 quốc gia gửi cho ông già Noel vào mỗi dịp Giáng sinh.
Cận cảnh ngọn núi dốc đứng nhất thế giới, đặt tên theo vị thần Sấm sét Bắc Âu Núi Thor trong vườn quốc gia ở Canada có mặt đá thẳng đứng cao nhất thế giới tạo thành góc dốc 105 độ so với mặt đất. Được đặt theo tên của vị thần Sấm sét Bắc Âu, Núi Thor ví như mặt đá thẳng đứng cao nhất thế giới, đây cũng là một trong những ngọn núi khó leo nhất. Núi Thor...