Những cú sốc khi lấy chồng Bắc
Kết hôn một năm, Liên (Tiền Giang) quyết định chuyển công tác ra miền Bắc để sống gần chồng. Tuy nhiên, khi tới Hà Nội làm dâu, Liên đã bị sốc.
“Ngày nào mình cũng phải chào bố mẹ chồng không dưới 10 lần. Từ những lần đụng mặt ở cầu thang, nhà bếp cho tới phòng khách…, quên chào một cái là y như rằng tối về mình bị các cụ nhắc nhở lại với chồng”, cô chia sẻ.
Cũng từ ngày chính thức sống cảnh làm dâu, 6h kém cô đã phải dậy để nấu ăn cho cả nhà, dọn dẹp bếp núc sau đó mới được đi làm. Chiều đến, cô không được la cà về muộn, ăn tối xong phải lấy tăm, khăn lau miệng cho các cụ nếu không sẽ bị nói là thiếu lẽ phép. Tất cả “nguyên tắc” này khác hoàn toàn với lối sống tự do, tiểu thư của cô khi còn ở Tiền Giang.
Mới về làm dâu, cô đã cố gắng làm nhiều món ngon với hy vọng sẽ lấy lòng được bố mẹ chồng. Nhưng không ngờ, bữa cơm thành thảm họa khi cô nấu quá ngọt so với thói quen ăn mặn của người Bắc. Bao nỗ lực đổ bể khiến cô thấy thực sự uể oải, kiệt sức.
Ảnh minh họa: qq
Thời tiết thay đổi cũng là vấn đề khiến Liên đau đầu. Ra Bắc đúng tiết trời lạnh, đồ ăn không hợp khẩu vị, kết quả là chưa đầy 10 ngày sau, cô bị sụt 2 kg và ốm li bì. Những tưởng sẽ quặt quẹo, đơn độc giữa căn nhà vốn đông vui tiếng cười, nhưng khi mở mắt ra, cô thấy mẹ chồng ân cần ngồi bên sờ trán xem cô hạ sốt chưa, bên cạnh là bát cháo thơm nấu theo khẩu vị miền Nam. “Bỗng nhiên bao tủi hờn xua tan, mình thấy ấm áp lạ kỳ. Dù chưa biết thời gian tới sẽ thế nào, nhưng ít nhiều điều đó cũng khiến mình được an ủi”, Liên nói.
Cùng cảnh gái Nam làm dâu Bắc, Thùy (quận 2, TP HCM) chia sẻ, thời gian đầu sống với nhà chồng ở Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), cô không ít lần “chiều chiều ra đứng ngõ sau/ Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”. Ông xã cô trước đây học và công tác trong Nam. Sau 3 năm tình yêu mặn nồng, cô quyết định Bắc tiến theo chồng.
Làm dâu được thời gian ngắn, Thùy choáng vì hầu như cả tháng đầu vợ chồng cô không có lấy một ngày nghỉ ngơi. Tối nào hai người cũng phải đi chào họ hàng, mang quà biếu, rồi thực hiện những thủ tục thăm hỏi khách sáo này nọ mà trước đây cô chưa từng làm.
Mỗi lần đi mua sắm cũng là một lần cô phải giấu diếm, nếu không sẽ bị mẹ chồng săm soi và nhắc đi nhắc lại: “Lấy chồng rồi, mặc đẹp cho ai ngắm. Cô lo mà bỏ cách sống phung phí của người trong ấy đi, đắp tiền lên người không mang lại lợi lộc gì đâu”. Cách nói của bà luôn khiến cô cảm thấy bị phân biệt đối xử vùng miền một cách nặng nề. Trong khi sự thật là mới ra Bắc, cô gần như không mang theo nhiều quần áo đủ để sinh hoạt hàng ngày…
Video đang HOT
Sự khác biệt về ngôn ngữ, giọng điệu cũng khiến Thùy trở nên khác biệt. Mỗi lần trò chuyện, cô cảm giác mọi người đang phải căng tai, nhíu mày nghe những gì cô nói, để rồi… không hiểu gì. Kết quả là nhiều lần chồng cô phải đứng ra làm người phiên dịch. “Điều đó khiến mình thấy lạc lõng, xa lạ vô cùng, cảm giác như mình là người thừa, sinh vật lạ trong nhà vậy”, cô chia sẻ.
Không những thế, mẹ chồng cô còn mắc “bệnh” yêu con trai thái quá, đến mức làm gì cũng thích kêu con trai làm, con dâu giúp thì lườm nguýt. Đặc biệt, vừa lấy chồng được 2 tháng, cô đã bị bà nói bóng gió “không sinh được cho bà đứa cháu đích tôn thì cứ liệu hồn…” khiến cô sởn gai ốc, cảm thấy mình gần như bế tắc, không biết làm thế nào để hòa hợp được với gia đình chồng.
Theo chuyên gia tư vấn tâm lý Văn Thanh Sĩ, tổng đài 1088, tập quán sống của hai gia đình Nam Bắc có nhiều điểm khác nhau. Một phần rất lớn tạo nên sự khác biệt này là do các gia đình ngoài Bắc chịu ảnh hưởng bởi nếp sống phong kiến, vua chúa thời xưa (hầu hết vua chúa trước đây lập dinh ở ngoài Bắc, trong Nam rất hiếm), với những quan niệm như “trọng nam khinh nữ”, “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”… Vì vậy việc gái Nam làm dâu Bắc bị sốc tập quán trong thời gian đầu là dễ hiểu.
Tuy nhiên, bạn không nên vì một vài khác biệt ban đầu mà vội vàng la toáng lên “tôi không thể chịu đựng được”, hay “cuộc sống thật thảm họa”. Tất cả là do bạn chưa kịp thích ứng với môi trường mới. Chỉ cần chịu khó kiên nhẫn một chút, học cách thích nghi và tìm hiểu cách sống của vùng miền mình định cư, bạn sẽ thấy áp lực dần biến mất và hài lòng với những gì mình có.
Hơn nữa, khi đưa ra quyết định lựa chọn người đàn ông của đời mình, hẳn bạn phải thấy ở đối phương nhiều ưu điểm mới đồng ý kết hôn. Vấn đề ở chỗ, sau khi qua cửa ải đó rồi, bạn có đủ kiên nhẫn để chấp nhận được tập tục nhà chồng không, hay bạn sợ và chùn bước bỏ ngang chỉ vì chưa kịp thích ứng? Chuyên gia tin rằng, 80% phụ nữ Nam làm dâu Bắc đã thích ứng và cảm thấy hạnh phúc sau thời gian đầu biết kiên nhẫn học hỏi.
Chuyên viên tư vấn Phạm Thị Lan cũng chia sẻ, nề nếp sinh hoạt, tâm lý, nhân cách được hình thành và phát triển dưới sự tác động của môi trường tự nhiên và xã hội. Điều đó khiến con người không ngừng thay đổi để thích nghi và tồn tại. Cũng chính điều này tạo nên sự khác biệt về phong tục, tập quán của hai vùng Bắc Nam. Vậy nên Bắc hay Nam cũng cần được tôn trọng.
Câu hỏi đặt ra là gái Nam có nên làm dâu Bắc hay trai Bắc có nên lấy vợ Nam? Nhiều ý kiến cho rằng không nên vì sẽ không thể dung hòa được sự khác biệt và chắc chắn mối quan hệ sớm muộn đổ vỡ. Nhưng cũng không ít người ủng hộ bởi họ nghĩ việc khác biệt này hoàn toàn có thể dung hòa, nếu cá nhân đó thực sự kiên nhẫn và mong muốn.
Sự thật là có rất nhiều phụ nữ Nam hài lòng khi lấy chồng Bắc. Họ thích sự quy củ và một chút gia trưởng nề nếp trong gia đình. Đặc biệt là đàn ông Bắc ít khi say xỉn, luôn quan tâm tới gia đình vợ con… Nhưng một số người lại xem đó là cực hình, khó chịu. Vì vậy việc nên hay không nên còn phụ thuộc vào tính cách và suy nghĩ của từng người. Hoàn toàn không nên quy chụp để dẫn đến sự phân biệt vùng miền như hiện nay.
Theo chuyên gia, nếu bạn đang có ý định làm dâu Bắc, hoặc đã trở thành vợ của anh chàng người Bắc, một vài gợi ý sau sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng và dễ thích nghi hơn với gia đình nhà chồng.
- Dành thời gian tìm hiểu về con người và phong tục nơi người yêu/chồng mình sinh sống theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực để có thể đưa ra đánh giá và quyết định khách quan cho riêng mình. Nhiều bạn nữ nghe thông tin truyền tai nhau rằng làm dâu Bắc rất khổ, nhiều hủ tục, mẹ chồng khắt khe, thâm thúy…, song không phải ai cũng như vậy. Không ít gia đình Bắc hiện sống rất cởi mở, đơn giản. Còn chuyện mẹ chồng nàng dâu tốt hay xấu, điều này phụ thuộc rất lớn vào sự dung hòa, cách đối nhân xử thế của hai người. Không thể khẳng định rằng mẹ chồng Bắc ghê gớm hơn mẹ chồng Nam và ngược lại.
- Tập làm quen với những thói quen, thử nghiệm các món ăn của người miền Bắc để sau này không bị bỡ ngỡ. Điều này tuy không dễ nhưng bạn hoàn toàn có thể làm được với sự giúp đỡ của chàng.
- Hạn chế “cái tôi” sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và thông cảm hơn với mọi người.
- Không quá kỳ vọng một cuộc sống hoàn hảo theo ý mình ở môi trường mới. Bạn cần kiên nhẫn và có thời gian để thực hiện từng bước một.
- Bạn nên nhớ không có gì là bất biến, chỉ cần có thời gian và cách thức khéo léo, bạn sẽ tìm ra cách để có thể sống thoải mái.
Theo VNE
"Bạo chúa" trong nhà
"Mẹ, mua đi...", "Bố, chơi với con", "Con không ăn món đó"...Bạn sẽ chẳng tìm ra ông bố bà mẹ nào có thể nói rằng con mình không bao giờ cãi bướng và khóc lóc ăn vạ. Phải xử trí thế nào trong những tình huống như vậy?
Nước mắt trẻ con, hay những trò ăn vạ ngoài đường phố trong siêu thị thật không mấy dễ chịu. Nhưng nếu bạn luôn nhượng bộ cho những điều "Con muốn..." thì mọi việc sẽ còn trầm trọng hơn.
Thậm chí những bậc phụ huynh đầy đủ bản lĩnh để nói không trước những trò ăn vạ như thế ở nhà thì có khi cũng đành phải nhượng bộ khi chúng diễn ra ở chốn công cộng. Trong con mắt phán xét của người qua đường hay khách mua hàng trong siêu thị, bố mẹ cảm thấy mình hoặc là giống như một kẻ keo kiệt và hung ác khi từ chối mua gói bánh tí tẹo, hoặc là một kẻ tồi tệ không biết dạy dỗ con cái.
Có phải là quá đáng khi cấm con chạy ra đường hay sờ tay vào bàn ủi hay không thì không cần bàn cãi. Nhưng nếu chuyện lại về mấy chiếc kẹo hay một con búp bê xinh xinh thì có cần phải nghiêm khắc quá hay không? Dù sao thì người ta cũng chỉ làm trẻ con có một lần trong đời, vậy thì tại sao lại phải tước đoạt những niềm vui nho nhỏ đó của con? Thế nhưng các chuyên gia tâm lý đã khẳng định: Quá chiều chuộng những đòi hỏi của trẻ sẽ khiến trẻ dần dần không còn coi trọng bố mẹ nữa. Hậu quả của điều đó không chỉ là những hành vi xấu nơi công cộng mà khi trẻ đi học, trẻ sẽ không biết giới hạn của cư xử trong tập thể, tạo ra những khủng hoảng trầm trọng của tuổi dậy thì và nhiều vấn đề khác nữa.
Khi cha mẹ trao dây cương quyền hành cho trẻ có nghĩa là họ đã khiến cho trẻ cảm thấy rằng giờ đây chúng là người quan trọng nhất trong gia đình. Có một câu chuyện vui khá quen thuộc như sau: Trước khi có con, vợ chồng thường tranh cãi xem ai là người quan trọng nhất trong nhà. Giờ đây, chúng tôi ngủ, ăn, uống khi mà "ông vua nhỏ" cho phép. Đây là một tình trạng hết sức nguy hiểm và nguy hiểm trước hết là cho tâm lý của trẻ.
Quyền hạn và trách nhiệm của cha mẹ đang bị đe dọa. Khi đó, giữa trẻ và thế giới người lớn đường như không có gì ngăn cản bởi với trẻ, cha mẹ cũng không phải là người lớn trong nhà. Chúng sẽ ra sức chứng minh điều đó bằng những hành vi của mình. Và như thế có nghĩa là trẻ trở thành người lớn nhưng chúng lại chưa có đủ khả năng điều hành mọi việc một cách có trách nhiệm. Như vậy, những kiểu làm nũng, làm mình làm mẩy, ỏng ẹo và những cách mà chúng thử yêu sách sẽ thường xuyên diễn ra ngày càng nhiều..
Lớn lên một chút, đứa trẻ quen ra lệnh sẽ luôn xung đột với mọi người xung quanh, bởi chẳng có thầy cô hay bạn bè cùng trang lứa nào muốn tuân lời một "bạo chúa nhí". Việc học và những sinh hoạt khác sẽ khó khăn vì những trẻ này không quen với việc thất bại. Những điểm 2 đầu tiên hay bất kỳ sự thua sút nào cũng khiến chúng bị sốc. Tất nhiên là bạn không nhất thiết phải từ chối mọi đòi hỏi của trẻ. Có thể là trẻ đúng khi nó vô cùng thích một con gấu bông hay thèm muốn một cây kem giữa trưa hè. Và thật tuyệt vời khi cha mẹ có thể cân bằng giữa sự nghiêm khắc với việc chạy nhắng lên sau lưng trẻ để chiều mọi ý thích của nó.
Làm thế nào để xây dựng và tăng cường uy tín của bố mẹ?
- Nếu bạn quyết định nói "không" thì bạn phải luôn cứng rắn với quyết định của mình. Bạn đã cấm con nghịch ổ điện được thì tại sao bạn lại có thể cho phép đứa con thường xuyên bị cảm lạnh của mình vọc nước suốt ngày? Nhưng nói chung là thà bạn cho phép trẻ làm gì đó không hoàn toàn đúng ngay lần xin đầu tiên của nó còn hơn là ba lần từ chối rồi lại cho phép sau những khóc lóc nài nỉ. Làm như thế khác nào bạn mách con rằng chỉ cần làm ra vẻ đáng thương, khóc lóc ỉ ôi thật nhiều là sẽ thành công.
- Không nên đổ trách nhiệm phải quyết định lên vai thành viên khác của gia đình nếu đứa trẻ hỏi xin chính bạn. Những câu trả lời đại loại như: "Con đi xin mẹ đi!" hay "Con đợi bố về rồi nói với bố" sẽ chứng tỏ rằng bạn không có khả năng quyết định vấn đề. Trong trường hợp đó, người thứ hai (bố hay mẹ) vẫn giữ được uy tín của mình nhưng bạn thì chẳng còn chút nào.
- Hãy lắng nghe ý kiến và mong muốn của con cái nhưng nên dạy con chú ý đến những yêu cầu của người khác. "Em con muốn chơi trốm tìm. Con chơi với em 10 phút đi rồi mẹ con mình sẽ cũng chơi trò lắp ráp con thích", "Mẹ mệt quá rồi, con cho mẹ nghỉ chút đi. Con sang phòng khác chơi nhé".
- Hãy cố gắng luôn luôn trung thực. Mọi sự nói dối đều làm mất lòng tin, việc thất hứa cũng sẽ trở thành gương cho con trẻ bắt trước. Bạn không cần phải nói: "Mẹ không giận con" khi thực tế bạn đang sắp nổi điên lên. Tốt hơn hết là hãy trung thực: "Hành động của con khiến mẹ rất bực bội. Mẹ cần có thời gian để nguôi giận". Ngược lại, nếu bạn hứa đưa con đi xem xiếc vào ngày chủ nhật tuần sau thì bạn hãy cố gắng đừng để kế hoạch đó phải thất bại. Để trẻ biết tôn trọng người khác, trẻ sẽ biết rằng người ta cũng đối xử với mình như vậy.
Theo VNE
9 cảm giác dễ bị đánh lừa khi yêu Cảm giác được coi là đẹp nhất: Trong mắt những người đang yêu, chỉ có người yêu là đẹp nhất, dù thực tế không hoàn toàn như vậy. Cảm giác ấm áp Khi yêu bạn sẽ có một cảm giác rất gần gũi, thân thiết khi ở cạnh chàng/ nàng. Thoải mái, dễ chịu và an toàn, bạn hoàn toàn tin tưởng, dựa...