Những cụ bà cao tuổi vẫn mạo hiểm sinh con
Do hoàn cảnh éo le của bản thân, nhiều phụ nữ cao tuổi vẫn chấp nhận bước vào hành trình tìm con đầy khó khăn và nguy hiểm để được làm mẹ.
Nhờ tiến bộ của y học, các bà mẹ lớn tuổi có thể sinh ra em bé khỏe mạnh và phát triển bình thường cả về thể chất lẫn tinh thần. Đây không chỉ là niềm vui của các cặp vợ chồng già mà còn là niềm vui của ngành y tế sản khoa.
Cụ bà hơn 100 tuổi vẫn mang thai và sinh con
Trên thế giới từng có nhiều trường hợp sinh con khi tuổi đã cao. Điển hình như cụ bà sinh sống tại Ý tên Anatolia Vertadella từng hạ sinh đứa con thứ 17 nặng 3,3kg khi 101 tuổi. Ca sinh nở được xem là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử khiến nhiều người không hiểu vì sao cụ bà đã hơn 100 tuổi vẫn có thể mang thai và sinh con.
Cụ bà hơn 100 tuổi vẫn mang thai và sinh con
Cụ bà Anatolia Vertadella đã có 16 người con khi ở độ tuổi 48. Thời điểm này, cụ bị chẩn đoán mắc bệnh hiểm nghèo nên phải cắt bỏ buồng trứng để bảo toàn sức khỏe. Tuy nhiên, vì muốn đông con nên ở độ tuổi gần đất xa trời, cụ yêu cầu ghép buồng trứng. Ca phẫu thuật thành công và cụ đã mang thai rồi sinh ra đứa trẻ nặng 3,3kg.
Sản phụ 63 tuổi người Thanh Hóa vẫn sinh con trai khỏe mạnh
Bà K. (63 tuổi, sống tại Thanh Hóa) hạ sinh thành công bé trai tại Bệnh viện phụ sản Thanh Hóa. Được biết bà K. là trường hợp sản phụ cao tuổi nhất sinh con ở viện. Cặp vợ chồng phải trải qua hành trình suốt 2 năm trời với đủ khó khăn, thử thách để chào đón con trai.
Cụ thể, vợ chồng bà K. tìm đến viện Phụ sản Thanh Hóa nhờ tư vấn vào năm 2020. Các bác sĩ khuyên 2 vợ chồng bà không nên sinh con vì tuổi đã cao. Tuy nhiên, cả 2 người vẫn kiên quyết thực hiện ý định vì gia đình ít con.
Video đang HOT
Nhưng cái khó nhất là bà K. đã mãn kinh khoảng 15 năm nay, tử cung teo nhỏ, niêm mạc tử cung mỏng, buồng trứng teo. Để có thể mang thai, sản phụ phải uống thuốc để tạo kinh nguyệt trở lại, tăng kích thước tử cung.
Đây được xem là trường hợp hiếm tại Việt Nam khi sản phụ cao tuổi vẫn sinh con
Không chỉ vậy, người vợ còn phải đi xin trứng để thụ tinh trong ống nghiệm, chờ thời điểm thích hợp cấy vào tử cung. Cuối cùng bà K. đã mang thai và sinh con thành công. Đặc biệt còn giữ được thai đủ ngày, đủ tháng và bé trai ra đời nặng 3kg.
Sản phụ Bắc Ninh 60 tuổi vẫn cố sinh con cho đỡ hiu quạnh
Đó chính là hoàn cảnh của bà Nguyễn Thị G. (xã Xuân Lai, Gia Bình, Bắc Ninh) đã gần 60 tuổi. Vì người con lớn ở xa nên vợ chồng bà muốn sinh thêm một đứa nữa cho đỡ hiu quạnh. Hy vọng mong manh nhưng vợ chồng bà vẫn đến viện để được thăm khám và tư vấn.
Vì người con lớn ở xa nên vợ chồng bà G. muốn sinh thêm một đứa nữa cho đỡ hiu quạnh.
Tại bệnh viện Bưu điện, các bác sĩ đã dùng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương trứng rồi tiến hành chuyển phôi. Mặc dù trong quá trình mang thai, bà mẹ lớn tuổi này sẽ gặp rủi ro cao hơn nhưng nhờ được theo dõi và chăm sóc khoa học nên bà G. đã thực hiện được ước mơ gia đình có thêm thành viên mới.
Đau bụng dữ dội vì chuyển dạ nhưng cứ tưởng bị táo bón nặng, cô gái 25 tuổi bất ngờ sinh con
Mang thai 40 tuần nhưng người vợ trẻ này vẫn không có bất kỳ dấu hiệu thai kỳ nào. Vì thế khi cơn đau bụng ập đến, cô còn tưởng mình bị táo bón.
Mang thai 40 tuần mà người mẹ trẻ không nhận ra bất cứ dấu hiệu thai kỳ nào
Đó chính là câu chuyện của Juliana Brasileiro, 25 tuổi, ở thành phố Rio de Janeiro (Brazil). Một ngày cô bất ngờ bị đau bụng dữ dội nên phải vào viện để thăm khám. Các bác sĩ kết luận cô bị táo bón nặng và cho uống một loại thuốc nhuận tràng rồi cho về nhà.
Nhưng ngày hôm sau, Juliana vẫn thấy đau dữ dội hơn song vẫn cố gắng chịu đựng. Chính mẹ chồng cô đã gợi ý con dâu nên đi khám bác sĩ phụ khoa càng sớm càng tốt vì e ngại thuốc nhuận tràng không có tác dụng.
Juliana lại tiếp tục đến viện để khám phụ khoa. Tại đây các chuyên gia tư vấn đã chẩn đoán cô mang thai và yêu cầu nhập viện cấp cứu vì sắp sinh do đang mang thai được 40 tuần và đang có dấu hiệu chuyển dạ.
Khỏi phải nói, bà mẹ trẻ này đã vô cùng ngạc nhiên khi biết sự thật và sau đó đã sinh ra một bé gái khỏe mạnh tên Marina Tostes.
Vợ chồng Juliana có một cậu con trai trước đó và họ không hề nhận ra việc mang thai lần thứ 2.
Trước đó, vợ chồng Juliana đã có một cậu con trai. Tuy nhiên mang thai lần 2 này cô vẫn không hề nhận ra bản thân đang mang bầu vì không nhận thấy bất cứ điều gì bất thường.
Thai phụ chuyển dạ thực sự thì có những dấu hiệu gì?
Các cơn co tử cung mạnh và đều
Các cơn co thường bắt đầu khi bạn có cảm giác đau vùng lưng, sau đó chuyển dần ra phía trước bụng và đau lan từ đáy tử cung xuống dưới. Những cơn co tử cung xuất hiện đều đặn, có chu kỳ, mạnh dần, mỗi cơn co bạn thấy bụng co cứng, cảm giác đau tăng dần trong mỗi cơn co.Có khoảng 2 cơn co trong 10 phút, thời gian cơn co tử cung ngày càng kéo dài (> 25 giây), trong khoảng 1-2 giờ, sau đó tăng dần về tần số và cường độ.
Dịch âm đạo có máu
Dịch âm đạo có màu hồng, nâu hoặc hơi có máu, bạn đừng quá lo lắng vì đây là dấu hiệu xóa mở cổ tử cung. Nếu máu âm đạo ra nhiều, đỏ tươi bạn nên đến ngay bệnh viện kể cả khi chưa đau bụng nhiều vì đó có thể là dấu hiệu nguy hiểm cho 2 mẹ con.
Vỡ ối
Bạn có thể thấy nước trào ra từ âm đạo, có thể nhiều hoặc ít, trong trường hợp này kể cả chưa đau bụng cũng nên đến bệnh viện ngay.
Sự xóa mở cổ tử cung
Cơn co chuyển dạ sẽ giúp xóa mở cổ tử cung. Khi cơn co tử cung đều đặn và bác sĩ thông báo cổ tử cung đã xóa và mở 2 cm, bạn đã thực sự bước vào cuộc chuyển dạ.
Các dấu hiệu chuyển dạ khác
- Bạn có thể cảm thấy căng tức khó chịu tăng dần hoặc bị chuột rút ở vùng chậu và trực tràng, cũng như là đau âm ỉ ở vùng thắt lưng.
- Có thể có hiện tượng đi ngoài phân lỏng ở giai đoạn đầu của cuộc chuyển dạ hoặc bắt đầu nôn không rõ lý do.
Người phụ nữ 40 tuổi có 16 đứa con vẫn muốn có thêm nữa Người phụ nữ mang thai lần đầu tiên năm 16 tuổi và sau 24 năm cô đã có 16 đứa con, đang chờ đợi đứa con thứ 17. Mang thai và sinh nở là quá trình gây tổn hại không nhỏ đến sức khỏe của người phụ nữ. Các chuyên gia thường khuyến cáo phụ nữ chỉ nên sinh từ 1-2 con để...