Những crossover đáng chú ý tầm giá 1 tỷ tại Việt Nam
Misubishi Outlander, Honda CR-V, Mazda CX-5, Hyundai Tucson là những cái tên nổi bật trong phân khúc crossover cỡ trung tại Việt Nam, tầm giá trên dưới 1 tỷ đồng.
Phân khúc xe đa dụng tầm giá 1 tỷ đồng tại Việt Nam khá sôi động với sự tham gia của nhiều hãng xe Nhật và Hàn Quốc. Dưới đây là 4 mẫu xe đáng chú ý nhất đang có mặt trên thị trường.
Misubishi Outlander phiên bản 2016 là cái tên mới nhất gia nhập phân khúc crossover tầm giá 1 tỷ đồng tại Việt Nam. Outlander được phân phối 3 phiên bản, bao gồm Outlander 2.0 CVT STD có giá 975 triệu đồng. Phiên bản 2.0 CVT giá 1,123 tỷ đồng và bản cao nhất 2.4 CVT giá 1,275 tỷ đồng (7 chỗ ngồi).
Misubishi Outlander là chiếc xe duy nhất trong phân khúc được nhập khẩu nguyên chiếc từ Nhật. (Tiền trong hình, đơn vị triệu đồng)
Ưu điểm: Outlander được nhập khẩu nguyên chiếc từ Nhật Bản và có nhiều trang bị như 7 túi khí (đối với bản 2.0 CTV và 2.4 CTV), điều hòa tự động 2 vùng, ABS, EBD, cân bằng điện tử ASC, hỗ trợ khởi hành ngang dốc HSA. Ghế lái chỉnh điện 8 hướng, chìa khóa thông minh mở cốp sau từ xa, gương chỉnh điện, gạt nước mưa tự động.
Đặc biệt phiên bản 2.4 CVT có thêm thêm hàng ghế thứ 3 bổ sung thêm 2 chỗ ngồi là lợi thế so với các đối thủ cùng phân khúc.
Nhược điểm: Outlander có mức giá khá cao do phải chịu thuế nhập khẩu nguyên chiếc. Phiên bản cao cấp nhất có giá 1,275 tỷ đồng, cao hơn so với CR-V 2.4 gần 100 triệu đồng và Mazda CX-5 gần 200 triệu đồng.
Honda CR-V
Đã từ lâu, Honda CR-V là cái tên nổi trội trong phân khúc crossover tầm giá 1 tỷ đồng tại Việt Nam. Hiện nay, CR-V được lắp ráp trong nước với 3 phiên bản, mức giá lần lượt 1,008 tỷ cho bản 2.0, 1,158 tỷ cho bản 2.4 và 1,178 tỷ đối với phiên bản cao cấp nhất, 2.4 TG.
Video đang HOT
Honda CR-V được yêu thích nhờ kiểu dáng đẹp nhưng không nhiều trang bị.
Ưu điểm: CR-V có kiểu dáng đẹp, mức giá dễ chịu và động cơ tiết kiệm nhiên liệu. Những trang bị an toàn bao gồm ABS, EBD, cân bằng điện tử VSA, hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAS, camera lùi 3 góc, gạt mưa tự động.
Nhược điểm: CR-V lắp ráp tại Việt Nam bị cắt giảm một số tiện ích để giảm chi phí như cốp sau không mở bằng điện. Không có phiên bản 7 chỗ. Phiên bản CRV 2.0 chỉ trang bị 4 túi khí. Không có phiên bản dẫn động 4 bánh như Outlander và CX-5.
Mazda CX-5
Mazda CX-5 là mẫu crossover 5 chỗ sáng giá tại thị trường Việt Nam. Xe được lắp ráp trong nước nên giá thành khá dễ chịu, bản thấp nhất có giá 999 triệu đồng, phiên bản 2.5 dẫn động cầu trước giá 1.035 triệu và bản cao cấp nhất dẫn động 4 bánh giá 1.070 triệu đồng.
Mazda CX-5 gặt hái thành công nhờ thiết kế.
Ưu điểm: Mức giá mềm, kiểu dáng đẹp, nhiều trang bị như chống bó cứng phanh (ABS), phân bổ lực phanh điện tử EBD, hỗ trợ phanh khẩn cấp, cân bằng điện tử, kiểm soát lực kéo chống trượt, hỗ trợ khởi hành ngang dốc, ga tự động cruise control.
Ngoài ra, xe còn được trang bị đèn pha LED có độ sáng cao, tự điều chỉnh góc, phiên bản cao cấp nhất có dàn âm thanh 9 loa, cần gạt nước mưa cảm biến, gương chỉnh điện, cửa sổ trời, chìa khóa thông minh…
Nhược điểm: CX-5 có hàng ghế sau cố định, khá mệt mỏi nếu đi đường dài. Ngoài ra xe chỉ có phiên bản 5 chỗ ngồi nên hơi bất tiện trong trường hợp cần chở nhiều người.
Khả năng tăng tốc của CX-5 không tốt bằng Outlander, mặc dù công suất lớn hơn. Những người đam mê tốc độ cần phải chuyển sang chế độ chuyển số bằng tay để mới có cảm giác. Cốp sau của CX-5 không được trang bị đóng mở bằng điện.
Hyundai Tucson
Hyundai Tucson là mẫu crossover khá thành công của hãng xe Hàn Quốc. Thế hệ thứ 3 của dòng xe này được nhập khẩu nguyên chiếc với mức giá 925 triệu cho phiên bản 2WD và 995 triệu đối với bản Tucson Limited.
Hyundai Tucson có kích thước nhỏ nhất trong số bốn mẫu xe.
Ưu điểm: Tucson có giá rẻ hơn so với những mẫu xe đối thủ như Honda CR-V, Mazda CX-5 hay Misubishi Outlander. Các trang bị an toàn tương đối đầy đủ như hệ thống kiểm soát lực kéo TCS, chống bó cứng thắng, cân bằng điện tử, phanh khẩn cấp, ba chế độ lái, 6 túi khí.
Nhược điểm: Tucson có kích thước nhỏ hơn nhiều so với các đối thủ, vì vậy không gian nội thất khá chật. Ngoài ra mẫu xe này bị gắn mác “xe Hàn”, giá trị thương hiệu thấp hơn so với các đối thủ đến từ Nhật, vì vậy dễ mất giá khi bán lại.
Thạch Lam
Theo Zing
Hyundai i30 thế hệ mới - đối thủ đáng gờm của Mazda3
Chiếc hatchback lột xác với thiết kế hiện đại hơn, loạt công nghệ tiện nghi và an toàn như trên những xe sang hạng trung.
Hãng xe Hàn giới thiệu thế hệ thứ ba của chiếc hatchback 5 cửa trước khi ra mắt thế giới ở Paris Auto Show 2016 cuối tháng 9. Hyundai i30 2017 mang dáng vẻ lột xác so với thế hệ cũ với lưới tản nhiệt lục giác bố trí kiểu xếp tầng, xuất hiện trên tất cả các mẫu xe theo ngôn ngữ thiết kế mới của hãng.
Hyundai i30 thế hệ mới.
Từ khâu thiết kế, phát triển tới chạy thử và sản xuất của i30 mới đều ở châu Âu, mang kích thước 4.340 mm dài, 1.795 mm rộng và 1.455 mm cao, trục cơ sở dài 2.650 mm. Xe dài hơn trước 40 mm, rộng hơn 15 mm và thấp hơn 15 mm so với thế hệ trước, trục cơ sở giữ nguyên.
Nhờ thay đổi kích thước, cốp rộng 395 lít, hơn 15 lít so với đối thủ Volkswagen Golf. Nếu gập hàng ghế sau, thể tích tăng lên 1.301 lít. So với thế hệ trước, tổng thể nhìn chắc chắn và cứng cáp, hiện đại hơn.
Nội thất cũng là bước thay đổi lớn khi kết cấu hình học cân đối, giảm bớt nút bấm trên khu điều khiển trung tâm bởi màn hình cảm ứng 5 inch dạng đứng (tùy chọn 8 inch), vừa hiển thị thông tin giải trí, dẫn đường và kết nối với Apple CarPlay, Android Auto. Xe có thêm cửa sổ trời cho cảm giác thoáng đãng, mở rộng không gian.
Một số tính năng khác ở cabin như camera lùi, hệ thống âm thanh cao cấp, kết nối Bluetooth và chức năng My Music, vô-lăng ba chấu đa chức năng thiết kế lại cùng một số tiện nghi chỉ dành cho khách hàng châu Âu.
Hãng xe Hàn muốn i30 thế hệ mới phải có những điểm nổi trội nhất phân khúc bằng cách tích hợp nhiều công nghệ an toàn như phanh tự động, cảnh báo va chạm phía trước, kiểm soát hành trình thông minh, phát hiện điểm mù, cảnh báo dòng xe cắt ngang phía sau, hỗ trợ đi đúng làn, chức năng thông tin giới hạn tốc độ và hỗ trợ chùm đèn pha, tự động chuyển sang chiếu gần nếu có xe ngược chiều.
Nội thất hiện đại, cao cấp hơn.
Công nghệ mới xuất hiện là cảnh báo tài xế mất tập trung nếu phát hiện tài xế có xu hướng ngủ gật hay mất ý thức nhằm hạn chế va chạm. Hệ thống này phân tích góc vô-lăng, mô-men xoắn, vị trí làn đường, thời gian lái để phát hiện tình trạng. Nếu thấy tài xế dường như có dấu hiệu buồn ngủ, hệ thống sẽ phát âm thanh cùng cảnh báo trên bảng đồng hồ.
Động cơ gồm 3 xăng và 3 diesel. Ở máy xăng, bản thấp nhất là 1,4 lít MPI cho công suất 99 mã lực, mô-men xoắn cực đại 134 Nm. Tiếp theo là 1 lít 3 xi-lanh 118 mã lực, 170 Nm. Cao nhất là 1,4 lít T-GDi tăng áp 4 xi-lanh sức mạnh 138 mã lực, 242 Nm.
Với máy diesel, động cơ 1,6 lít DOHC 16 van cho 3 tùy chọn sức mạnh: 94 mã lực, 280 Nm hoặc 108 mã lực, 280 Nm và cuối cùng là 134 mã lực, 300 Nm. Bản xăng 1,4 lít MPI, 1 lít T-GDi và máy diesel bản thấp sử dụng hộp số sàn 6 cấp trong khi các bản cao hơn thêm tùy chọn số tự động 7 cấp ly hợp kép.
Những thông tin chi tiết và hình ảnh thực tế sẽ có ở Paris Auto Show cuối tháng 9. Tại châu Âu, Hyundai i30 là đối thủ của những Volkswagen Golf, Ford Focus, Renault Megane, Mazda3 hatchback.
Đức Huy
Theo VNE
3 mẫu ôtô mới bán trong tháng 8 ở Việt Nam Mitsubishi Outlander 2016, Ssangyong Tivoli và Mercedes Vito Tourer 121 thuộc các phân khúc khác nhau, giá từ 630 triệu đến hơn 1,8 tỷ đồng vừa được giới thiệu đến người dùng Việt. Tháng 8 vừa qua trùng với tháng 7 âm lịch hay còn gọi là tháng Ngâu nên không có nhiều dòng xe ra mắt tại thị trường Việt Nam. Chỉ...