Những công trình ý nghĩa chào mừng Đại hội
Thời gian qua, khắp nơi trong tỉnh An Giang lan tỏa không khí sôi nổi thi đua tập thành tích chào mừng Đại hội Đảng.
Nhiều công trình, phần việc ý nghĩa hoàn thành trước thềm Đại hội mang đến những lợi ích cho người dân, góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội cho địa phương.
Nhiều công trình dân sinh nổi bật
Nhiều năm lo làm ăn mà không có dư, nhà cửa tạm bợ gia đình chị Võ Thị Nhịn (35 tuổi) ngụ tại xã Tân An, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang không dám nghĩ đến lúc nào mới có được căn nhà khang trang che nắng che mưa. Nhận được tin cấp cho căn nhà Đại đoàn kết chị Nhịn mừng lắm.
Video đang HOT
Chị xúc động nói: “Thời gian trước khi bị tai nạn hai vợ chồng đều đi làm mướn mà cũng không có dư. Từ ngày chồng tôi bị tai nạn hoàn cảnh gia đình càng thêm khó khăn hơn một mình tôi cáng đáng việc nhà nuôi 3 đứa con, nhà cửa sập xệ, khổ lắm! Được địa phương hỗ trợ 1 căn nhà, tôi mừng mấy đêm không ngủ được. Giờ có nhà đàng hoàng tôi đỡ lo, cuộc sống gia đình cũng đã ổn định hơn lúc trước, giờ chỉ tập trung lo cho con cái học hành cho tốt…”.
Niềm vui của chị Nhịn cùng với gần 1.000 hộ dân trên địa bàn tỉnh An Giang nhân dịp Đại hội Đảng bộ tỉnh hân hoan được đón nhận nhà Đại đoàn kết, đây là công trình chào mừng Đại hội được xem là ý nghĩa nhất trong số các công trình của tỉnh An Giang do Ủy ban MTTQ cùng với các sở, ban, ngành, đơn vị tổ chức thực hiện trao cho hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh để lập thành tích chào mừng Đại hội, kinh phí từ nguồn vận động của Mặt trận. Mỗi căn nhà trị giá 50 triệu đồng, với kết cấu mỗi căn có diện tích 32m2, nền gạch, vách và mái tôn có cầu tiêu tự hoại.
Ngoài ra một trong những công trình ý nghĩa khác cần phải nói tới là Đề án xã hội hóa đầu tư xây dựng cầu giao thông nông thôn. Theo Sở Giao thông – Vận tải tỉnh, đến nay toàn tỉnh An Giang đã huy động trên 800 tỷ đồng để xây dựng cầu nông thôn theo kế hoạch Đề án (giai đoạn 2016-2020). Trong đó, nguồn vốn xã hội hóa trên 580 tỷ đồng (doanh nghiệp đóng hơn 369 tỷ đồng, nhân dân đóng góp hơn 153 tỷ đồng cùng 1.523m2 đất, 117.164 ngày công lao động, vật chất xây dựng cầu…). Từ nguồn lực này, toàn tỉnh đã xây mới 581 cây cầu nông thôn.
Ông Lê Văn Nưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho biết: “Đề án xã hội hóa đầu tư xây dựng cầu nông thôn nhằm cụ thể hóa “Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đây là công trình ý nghĩa chào mừng Đại hội Đảng các cấp tỉnh An Giang lần thứ XI; là món quà mà Đảng bộ, nhân dân An Giang dâng lên Chủ tịch Tôn Đức Thắng vào dịp kỷ niệm 132 năm Ngày sinh của Người”.
Khai thác tiềm năng, phát huy lợi thế
Để đảm bảo giao thông đường bộ thông suốt, liên tục trên Quốc lộ 91, Dự án đầu tư xây dựng tuyến nối Quốc lộ 91 và tuyến tránh TP Long Xuyên cũng đã khởi công xây dựng trong niềm hân hoan và mong đợi của bà con nhân dân tỉnh An Giang.
Dự án có tổng chiều dài 17,3 km (trong đó có 2 km nâng cấp đoạn nối Quốc lộ 80B) đi qua 8 phường, xã của TP Long Xuyên, quy mô xây dựng đường cấp III đồng bằng, 2 làn xe, nền đường 12m. Điểm đầu tuyến kết nối với đường dẫn vào cầu Vàm Cống, điểm cuối kết nối với Quốc lộ 91 tại khu vực Giáo xứ Cần Xây (phường Bình Đức, TP Long Xuyên). Tổng mức đầu tư hơn 2.106 tỷ đồng. Dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2023.
Tịnh Biên là huyện biên giới của An Giang, xưa nay nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, cảnh vật hữu tình, mỗi năm Tịnh Biên đón hơn 2.400 giờ nắng điều này rất thuận lợi cho phát triển điện năng lượng mặt trời. Nhìn thấy tiềm năng phát điện của Tịnh Biên, nhiều năm qua các cấp chính quyền đã không ngừng tìm kiếm cơ hội khai thác tiềm năng ở điện ở khu vực này.
Vừa qua, giai đoạn 2 của dự án nhà máy điện mặt trời trên địa bàn cũng đã được khởi công. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 6.000 tỷ đồng, với tổng công suất phát điện 210 MWp, xây dựng trên diện tích 275 ha. Trong giai đoạn 2 này, phía chủ đầu tư sẽ tiến hành lắp đặt hơn 300.000 tấm pin năng lượng mặt trời.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, thông tin: Với bức xạ năng lượng mặt trời nằm trong khoảng từ 4,7-5,1 kWh/m2/ngày, số giờ nắng trung bình năm ở mức tương đối cao, khoảng 2.400 giờ, An Giang đang là địa phương rất có tiềm năng phát triển các dự án điện năng lượng mặt trời. và dự án Nhà máy điện năng lượng mặt trời Sao Mai là một trong những dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh An Giang.
Sửa chữa, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương cho người nghèo
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh triển khai chương trình xây dựng, sửa chữa 90 căn nhà tình nghĩa, nhà tình thương cho các đối tượng chính sách trên để chào mừng Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và kỷ niệm 90 năm Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Bà Phan Kiều Thanh Hương, Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam Thành phố (ngoài cùng bên trái) cùng nhà tài trợ trao tượng trưng kinh phí tài trợ sửa chữa nhà tình thương cho gia đình ông Nguyễn Vinh, phường 15, quận Phú Nhuận.
Ngày 18/9, tại lễ bàn giao công trình sửa chữa 4 căn nhà tình thương cho các hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn tại quận Phú Nhuận, bà Phan Kiều Thanh Hương, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Chương trình xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa, nhà tình thương được triển khai nhằm chia sẻ những khó khăn về nơi ở, sinh hoạt của những người nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách; góp phần động viên họ lạc quan, vững tin vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Nguồn kinh phí sử dụng cho hoạt động xây dựng, sửa chữa nhà tình thương, nhà tình nghĩa được trích từ Quỹ Vì người nghèo Thành phố và nguồn vận động từ các đơn vị, tổ chức, nhà hảo tâm trên địa bàn Thành phố. Từ nay đến giữa tháng 11/2020, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức bàn giao các ngôi nhà tình thương, tình nghĩa được sửa chữa, xây dựng mới cho người thụ hưởng.
Đến nay, sau 6 tháng triển khai, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố đã vận động các đơn vị, tổ chức, nhà tài trợ ủng hộ gần 1,5 tỷ đồng để xây dựng, sửa chữa 28 căn nhà tình thương, nhà tình nghĩa cho các hộ gia đình nghèo, đối tượng chính sách tại các Quận 2, 5, 7, 9, quận Phú Nhuận, quận Gò Vấp, huyện Bình Chánh và huyện Cần Giờ.
Trong thời gian tới, hướng tới kỷ niệm 90 năm Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố sẽ triển khai nhiều chương trình an sinh xã hội khác như thăm hỏi tặng quà, tặng phương tiện sinh kế... cho các đối tượng chính sách, người có công, người gặp khó khăn trong cuộc sống trên địa bàn.
Quảng Ngãi thiếu hàng loạt lãnh đạo cấp huyện, thành phố Việc thiếu lãnh đạo cấp huyện, thành phố do Quảng Ngãi lâu nay chưa có Chủ tịch UBND tỉnh vì ông Trần Ngọc Căng được cho thôi giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh và nghỉ hưu trước tuổi. Ngày 16-9, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi, cho biết tính đến thời điểm hiện tại, Đại hội Đảng bộ cấp huyện, thành phố...