Những công trình khẳng định tầm thế mới
“Việc đưa vào hoạt động của Nhà ga T2, cầu Nhật Tân một lần nữa khẳng định tình hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản, tăng cường sự hợp tác giữa hai đất nước trên nhiều lĩnh vực, là động lực phát triển kinh tế của thủ đô Hà Nội, khẳng định một tâm thế mới trong sự phát triển chung của đất nước”. Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại lễ khánh thành các công trình trọng điểm quốc gia, diễn ra ngày 4-1, tại Hà Nội.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu
tại Lễ khánh thành cầu Nhật Tân, ngày 4-1-2015
Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Nhà ga T2 là đại dự án lớn, sử dụng công nghệ hiện đại, đánh dấu sự chuyển mình của Sân bay quốc tế Nội Bài. Nhà ga T2 sẽ là cửa ngõ hàng không hiện đại, đưa Việt Nam đến với thế giới và thế giới đến với Việt Nam, có thể đạt công suất 25 triệu hành khách đến năm 2020. Bên cạnh một nhà ga T2 hiện đại, các dự án cơ sở hạ tầng đồng bộ như cầu Nhật Tân, đường Nhật Tân – Nội Bài sẽ rút ngắn khoảng cách giữa sân bay và trung tâm Hà Nội. Đây sẽ là trục giao thông đô thị chính phía Bắc sông Hồng, tạo sự kết nối và phát triển giữa các khu đô thị phía Bắc, tiến tới trở thành những đô thị vệ tinh, với thủ đô Hà Nội.
Sau 3 năm xây dựng, Nhà ga T2 với tổng mức đầu tư gần 18.000 tỷ đồng từ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản đã hoàn thành đúng tiến độ. Dự án nhằm giải quyết tình trạng quá tải tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài hiện nay với công suất phục vụ 10 triệu hành khách mỗi năm. Ngày cao điểm có thể phục vụ tới 30.000 hành khách với 230 lượt cất hạ cánh. Nhà ga T2 có diện tích gần 140.000 m2, được thiết kế với ý tưởng hài hòa với thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng. Nhà ga T2 có các hệ thống thiết bị hàng không tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế lần đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam như hệ thống tự động kiểm tra an ninh với hành khách. 96 quầy thủ tục check-in được bố trí tại 8 khu vực, 10 ki-ôt check-in cho hành khách tự làm thủ tục. 17 cửa ra máy bay, trong đó có 14 cửa có cầu hành khách.
Cầu Nhật Tân Ảnh: Hoàng Long
Video đang HOT
Ngoài ra, cạnh nhà ga T2 là nhà khách VIP A có diện tích trên 5.000 m2 sẽ là nơi đón tiếp các đoàn lãnh đạo đi thăm các nước, cũng như đón tiếp các đoàn lãnh đạo cấp cao của các nước đến thăm Việt Nam theo nghi thức ngoại giao quốc tế. Nhà khách có tổng vốn đầu tư 300 tỷ đồng, được thiết kế như một “khu nhà vườn có hình cánh hoa”. Phần mái nhà được cách điệu như một cánh hoa sen lớn, xung quanh là các hồ nước kết hợp với cây xanh. Sân nghi lễ có diện tích hơn 2.000 m2 để thực hiện các nghi lễ đón tiếp trang trọng.
Tương tự với hạ tầng hiện đại của Nhà ga T2, sau 5 năm xây dựng, cầu Nhật Tân, cầu dây văng dài nhất Việt Nam (đứng thứ 3 thế giới về cầu dây văng) bắc qua sông Hồng (nối huyện Đông Anh và quận Tây Hồ) có tổng vốn đầu tư 13.626 tỷ đồng. Phần cầu chính dài 3,7 km với thiết kế dây văng liên tục 5 trụ tháp, phần đường dẫn dài 5,1 km rộng 60 m với 4 làn xe.
Cầu Nhật Tân là một trong số rất ít cầu dây văng liên tục nhiều nhịp trên thế giới, được áp dụng công nghệ hộp neo bằng thép trên trụ tháp, hệ thống quan đo lực căng cáp văng, đo ứng suất cốt thép, dầm thép… được áp dụng lần đầu tiên tại Việt Nam. Cây cầu này không chỉ phục vụ các phương tiện giao thông mà còn trở thành điểm nhấn về kiến trúc, cảnh quan khu vực cửa ngõ phía bắc của thủ đô Hà Nội.
Kết nối đồng bộ từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài là đường Võ Nguyên Giáp (đường Nhật Tân – Nội Bài) cũng được khánh thành sau 3 năm xây dựng. Tuyến đường dài 12 km với chiều rộng 80-100m, phục vụ 6 làn xe với vận tốc tối đa 80 km/h, 2 đường gom cho xe máy, xe thô sơ với vận tốc tối đa 40 km/h. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 6.700 tỷ đồng.
Nhà ga T2 Ảnh: Hoàng Long
Tuyến đường Võ Nguyên Giáp được coi là đẹp nhất Thủ đô Hà Nội hiện nay, sẽ giúp các phương tiện lưu thông rút ngắn thời gian đến sân bay Nội Bài chỉ còn khoảng 30 phút từ trung tâm thành phố so với một giờ như trước đây và góp phần tạo hình ảnh thủ đô văn minh, hiện đại.
Tại lễ khánh thành, ông Akihiro Ota, Bộ trưởng Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Du lịch Nhật Bản cho biết, việc góp sức đầu từ cho các dự án Nhà ga T2 và cầu Nhật Tân, biểu trưng sự hiếu nghị bền chặt giữa hai quốc gia Nhật Bản và Việt Nam. Đây chính là sự thịnh vượng và phát triển của Việt Nam, trong một thời kỳ mới. Nhật Bản và Việt Nam sẽ tiếp tục sát cánh trong những đại dự án tiếp theo, của những năm tiếp theo, mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững.
Đáp lại thịnh tình ấy, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định, Nhà ga T2 và cầu Nhật Tân là công trình của tình hữu nghị của Việt Nam và Nhật Bản, đánh dấu sự hợp tác giữa hai đất nước trong nhiều lĩnh vực.
Phó Thủ tướng khẳng định, Việt Nam trong tương lai sẽ có thêm nhiều nhà ga T2, nhiều cơ sở hạ tầng hiện đaị đồng bộ, kết nối nhiều đô thị, tăng cường sự phát triển vùng và tổng thể đất nước. Riêng với 4 dự án khánh thành, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ GTVT phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tốt việc vận hành Nhà ga T2, đào tạo cán bộ nhân viên phục vụ nhằm đem lại hài lòng cho hành khách và người dân. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Hà Nội quản lý tốt các dự án phát triển đô thị hai bên tuyến đường Võ Nguyên Giáp, xứng đáng kỳ vọng tuyến đường xanh, đẹp nhất hiện nay.
Phát biểu tại buổi lễ khánh thành và đưa vào sử dụng 4 dự án kết nối cửa ngõ quốc tế Thủ đô, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết: Cùng với xây dựng cầu và tuyến đường, Hà Nội đã lập quy hoạch chi tiết dọc 2 bên tuyến đường. Tại đây, có một số công trình lớn đã được qui hoạch như đầu mối trung chuyển hàng hóa phục vụ thương mại quốc tế trong và ngoài nước; Công viên Kim Quy rộng 80 ha, gắn liền với thành Cổ Loa và sự tích thần Kim Quy. Trên tuyến đường nối cầu Nhật Tân với sân bay Nội Bài cũng sẽ thiết kế biểu tượng búp sen biểu trưng cho bản sắc Việt Nam. Tại khu vực xung quanh trục dự án này sẽ qui hoạch một khu đô thị hiện đại với những tòa nhà cao ốc, trung tâm tài chính – thương mại tầm cỡ quốc tế.
Theo NTD
Đường Nội Bài-Lào Cai nứt: Phải sớm công khai nguyên nhân
Phó Thủ tướng Hoàng Trung hải ysu cầu Bộ GTVT chỉ đạo khắc phục sự cố và sớm công khai nguyên nhân sự cố vết nứt với dư luận.
Liên quan đến việc cao tốc Nội Bài - Lào cai vừa thông xe đã bị nứt lún, ngày 29/10, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ GTVT, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tiếp tục chỉ đạo khắc phục sự cố nêu trên và công khai dư luận về nguyên nhân sự cố vết nứt đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đồng thời có giải pháp ngăn ngừa các sự việc tương tự.
Như thông tin đã đưa trước đó, cao tốc Nội Bài Lào Cai vừa đã thông xe đã phát hiện vết nứt có chiều dài 73m tại Km82 997-Km83 070, thuộc gói thầu A4 trên dự án cao tốc Nội Bài-Lào Cai được thực hiện bởi Tư vấn thiết kế OC của Nhật Bản, nhà thầu Keangnam của Hàn Quốc thi công và Tư vấn giám sát là Getinsa của Tây Ban Nha.
Sau khi sự việc được phát hiện, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã có nhiều chỉ đạo xử lý. Bộ trưởng Thăng đã truy thẳng trách nhiệm của nhà thầu ngoại phụ trách điểm bị nứt lún.
Vị trí vết nứt trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Trong buổi làm việc với nhà thầu Keangnam, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã chia sẻ với những khó khăn tài chính của Keangnam, song, cũng rất thẳng thắn: "Keangnam muốn lấy lại lòng tin của chúng tôi cần phải chứng minh qua trách nhiệm giải quyết sự cố tại Nội Bài - Lào Cai".
Bên cạnh đó, tại cuộc họp ngày 18/10, Bộ trưởng Thăng đã đưa ra yêu cầu xử lý vết nứt trên đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai trước 20/12.
Cho tới thời điểm này, các đơn vị chuyên môn của Bộ GTVT đều thống nhất nguyên nhân vết nứt hình vòng cung tại km 83 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai là do có bất thường về địa tầng tại vị trí Km83 025 (vị trí trung tâm của vết nứt).
Tại đây không xuất hiện lớp đất có khả năng chịu tải tốt như xuất hiện tại vị trí liền kề ở Km 83; trên mặt đá dốc nghiêng từ tim đường ra gần 30 độ có tồn tại lớp đất yếu (bụi dẻo lẫn hữu cơ) gây hiện tượng trượt sườn, đáy khối trượt xuất hiện ở khu vực tiếp giáp giữa đất yếu và đá gốc làm mất ổn định và gây ra nứt mặt đường.
Cấu tạo địa tầng tại vị trí này đã không được phát hiện trước đó do nền đá nghiêng có lớp đất yếu nằm giữa hai vị trí khoan khảo sát địa chất bước lập bản vẽ thi công xử lý đất yếu.
Theo_Báo Đất Việt
Bàn cách ứng phó với bão mạnh và siêu bão Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo sớm với mỗi cơn bão, mỗi đợt triều cường ở mỗi vùng. Sáng 7/10, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì hội nghị trực tuyến về công tác ứng phó bão mạnh, siêu bão với các thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc...