Những công trình giao thông nghìn tỷ thay đổi diện mạo Quảng Ninh
Những công trình giao thông với nguồn kinh phí lớn là đòn bẩy giúp kinh tế Quảng Ninh có bước phát triển nhảy vọt trong 5 năm vừa qua.
Cầu “made in Việt Nam”, cao tốc nối tới biên giới
Được mệnh danh là cây cầu “made in Việt Nam”, cầu Bạch Đằng từ khi đi vào hoạt động vào ngày 1/9/2018 đã rút ngắn khoảng cách từ Hà Nội xuống Quảng Ninh chỉ còn 130 km.
Cây cầu dài 3km với 4 nhịp dây văng, chịu được động đất cấp 8, có 3 trụ chữ H thể hiện tam giác kinh tế giữa TP Hạ Long (Quảng Ninh) – TP Hải Phòng và TP Hà Nội.
Cầu có mức đầu tư hơn 7.600 tỷ đồng và được thực hiện bằng hình thức BOT.
Cầu Bạch Đằng là cây cầu do người Việt Nam thiết kế và thi công, đây là công trình quan trọng trong việc phát triển kinh tế Quảng Ninh
Cầu này nằm trong dự án đầu tư xây dựng cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao thông cuối tuyến khởi công vào tháng 1/2015 với chiều dài 5,4km, rộng 25m, 4 làn xe, vận tốc tối đa 100 km/h.
Ngay phía dưới là cao tốc Hạ Long – Hải Phòng có chiều dài 24,6km, rộng 25m, được thiết kế với 4 làn xe, vận tốc tối đa 100 km/h, tổng vốn đầu tư 6.416 tỷ đồng. Cao tốc này hoàn thành và đưa vào sử dụng ngày 1/9/2018.
Điểm đầu cao tốc giao với quốc lộ 18 tại km102 300 (thuộc phường Đại Yên, TP Hạ Long), điểm cuối dự án tại lý trình km19 800 (là điểm đầu dự án thành phần cầu Bạch Đằng, đường dẫn nút giao cuối tuyến).
Đây là tuyến cao tốc được giao cho địa phương thực hiện bằng nguồn ngân sách của tỉnh và hình thức đối tác công-tư (PPP).
Video đang HOT
Tiếp tuyến là cao tốc Hạ Long – Hải Phòng với chiều dài gần 25km
Cao tốc Hạ Long – Vân Đồn khởi công từ tháng 9/2015 và hoàn thành vào 1/2/2019 với 15 gói thầu (9 gói thầu đường và 6 gói thầu cầu).
Cao tốc này dài gần 60km thiết kế 4 làn xe, vận tốc cho phép 100km/h, kinh phí 12.000 tỷ đồng. Điểm đầu là quốc lộ 18, TP Hạ Long và điểm cuối là đường dẫn vào sân bay Vân Đồn.
Tới thời điểm hiện tại, Quảng Ninh là tỉnh có tuyến đường cao tốc dài nhất cả nước. Sắp tới đây, khi cao tốc Vân Đồn – Móng Cái (dài toàn tuyến hơn 80km, kinh phí 14.000 tỷ đồng) hoàn thành sẽ giúp Quảng Ninh có tuyến cao tốc dài gần 200km nối liền từ Hải Phòng tới vùng biên giới.
Ngày 6/8, UBND tỉnh Quảng Ninh vừa phát động chiến dịch 500 ngày đêm hoàn thành cao tốc Vân Đồn – Móng Cái.
Lần đầu tiên cảng biển, sân bay do tư nhân đầu tư
Từ trước đến nay, Việt Nam chưa có cảng tàu đạt chuẩn để có thể đón những du thuyền quốc tế chở theo loại hình khách du lịch chất lượng cao.
Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long được cấp phép hoạt động từ tháng 11/2018, có tổng mức đầu tư gần 1.100 tỷ đồng, do tỉnh Quảng Ninh kêu gọi tư nhân đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Cao tốc Hạ Long -Vân Đồn uốn lượn sẽ là điểm nối vào cao tốc Vân Đồn-Móng Cái
Đây là công trình xây dựng tại khu vực vịnh Cửa Lục (bên trái tuyến luồng Hòn Gai – Cái Lân thuộc phường Bãi Cháy, TP Hạ Long).
Cảng tàu này được thiết kế đón tàu có tải trọng lớn nhất lên đến 225.000 GRT, với tổng số người lên đến 8.460 (gồm cả hành khách, thủy thủ đoàn), phục vụ được 2 tàu đậu cùng lúc.
Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn được Bộ GTVT phê duyệt là cảng hàng không đạt cấp 4E (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế – ICAO) và sân bay quân sự cấp 2, tổng kinh phí 7.700 tỷ đồng.
Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long có thể đón cùng lúc 2 du thuyền siêu sang cỡ lớn
Ngoài ra, sân bay này còn được trang bị hệ thống dẫn đường bay ILS Cat II nhằm hỗ trợ máy bay hạ cánh an toàn ngay cả trong thời tiết xấu. Sân bay có đường cất, hạ cánh dài 3,6km, rộng 45 mét, có thể đón những chuyến bay chở khách hay hàng hóa lớn.
Sau khi đưa vào khai thác, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn sẽ có khả năng đón tiếp khoảng 7.000 lượt khách mỗi ngày.
Dự tính tới năm 2030 sẽ có thể đón 30 triệu lượt khách, trong đó có 15 triệu lượt khách quốc tế.
Bộ Giao thông giục tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc - Nam
Khối lượng giải phóng mặt bằng còn lại tại 11 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam khoảng 10%. Bộ GTVT cho rằng nếu không đẩy nhanh tiến độ, khó hoàn thành trong quý III.
Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết công tác giải phóng mặt bằng cho 11 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đã đạt khối lượng hơn 91%. Tuy nhiên, đối với phần còn lại, nếu các địa phương không tập trung quyết liệt thực hiện sẽ không thể cơ bản hoàn thành trong quý III.
Theo đó, khó khăn lớn nhất trong giải phóng mặt bằng các dự án là công tác xây dựng khu tái định cư, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật nằm trong phạm vi mặt bằng dự án còn chậm. Tiến độ xây dựng các khu tái định cư đến nay mới đạt khoảng 44%.
Ngoài ra, công tác di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật hiện đạt khoảng 9% khối lượng và không thể hoàn thành trong quý III. Thống kê cho thấy Ninh Thuận mới chỉ di dời 27,6% đường điện và 33,3% đường nước; Ninh Bình đã di dời 14,3% đường điện, chưa di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.
Thậm chí, các địa phương gồm Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đồng Nai và Vĩnh Long chưa có khối lượng hoàn thành về công tác di dời công trình hạ tầng kỹ thuật.
Đồ họa: Minh Hồng.
Để đẩy nhanh tiến độ, Bộ GTVT vừa có công văn hỏa tốc gửi UBND 13 địa phương nơi có dự án đề nghị đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác giải phóng mặt bằng các dự án cao tốc Bắc - Nam.
Bộ GTVT đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, hội đồng giải phóng mặt bằng của địa phương xây dựng tiến độ chi tiết để thực hiện hoàn thành khối lượng giải phóng mặt bằng còn lại (khoảng 10%), đảm bảo bàn giao toàn bộ mặt bằng phục vụ thi công các dự án trong tháng 9.
Các địa phương cũng cần khẩn trương hoàn thành việc xây dựng các khu tái định cư; phối hợp chặt chẽ với các chủ sở hữu, quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật để thống nhất phương án đền bù, triển khai di dời các công trình, cơ bản bàn giao mặt bằng cho dự án trong tháng 9 và chủ động xử lý các vướng mắc kiến nghị liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.
Trường hợp vượt quá thẩm quyền kịp thời báo cáo Thủ tướng để xem xét, chỉ đạo xử lý, đảm bảo tiến độ thực hiện, tuân thủ quy định hiện hành.
Vì sao dự án đập dâng 1.500 tỷ đồng bị dừng thi công? Do chủ đầu tư chưa thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống lũ theo yêu cầu nên đập dâng Trà Khúc - dự án có tổng số vốn 1.500 tỷ đồng bị dừng thi công. Ngày 5/9, ông Nguyễn Tăng Bính - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ký văn bản hỏa tốc về việc thực hiện công tác...