Những công dụng tuyệt vời của việc ngâm chân bằng nước muối gừng
Ngâm chân bằng nước muối và gừng không chỉ là phương pháp giúp thư giãn mà còn có thể chữa trị được các bệnh về xương khớp. Đây là một phương pháp tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng biết đến.
Nước muối và gừng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân và chống hôi chân. Ngâm chân bằng nước muối gừng vào mỗi tối trước khi đi ngủ không chỉ có lợi cho chân mà còn mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể như làm dịu cơn cao huyết áp, giúp tăng cường trí nhớ, mang lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho não bộ.
1. Trị bệnh ngoài da
Muối là một trong những nguyên liệu chăm sóc da tốt nhất, đặc biệt là chăm sóc da chân vì có khả năng dưỡng ẩm và tẩy da chết. Đồng thời, có khả năng sát trùng nên giúp da sạch hơn và nhanh phục hồi do viêm nhiễm.
Vì vậy, bạn có thể trị bệnh về nấm chân và trị nấm móng bằng cách ngâm chân trong nước muối gừng một cách an toàn và hiệu quả.
2. Giảm sự mệt mỏi
Người thường hay mệt mỏi và uể oải có thể áp dụng phương pháp này để thư giãn. Ngâm chân trong nước muối gừng giúp cơ thể ấm lên, giúp lưu thông tuần hoàn máu và thúc đẩy quá trình trao đổi chất, làm cho tinh thần trở nên thoải mái hơn hẳn.
3. Giảm triệu chứng mất ngủ
Ngâm chân với nước muối gừng sẽ giúp kích thích các đầu mút thần kinh ở bàn chân. Trong khi đó, việc ngâm chân, xoa bóp nhẹ nhàng đôi bàn chân cũng tác động tích cực đến hệ thần kinh, kích thích hệ tuần hoàn máu, khí huyết được điều hòa, giúp cân bằng cơ thể và cải thiện giấc ngủ.
4. Giúp khử mùi hôi ở chân
Việc ngâm chân không chỉ giúp bạn cải thiện giấc ngủ mà còn là cách hữu hiệu giúp bạn đối phó với mùi hôi chân thường gặp phải. Ngâm chân bằng nước muối gừng giúp làm sạch chân hơn, nên áp dụng việc ngâm chân mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Video đang HOT
Ngâm chân bằng nước muối gừng không chỉ là phương pháp giúp thư giãn mà còn chữa trị một số bệnh thường gặp. Ảnh minh họa. Đồ họa: Bạch Cúc
5. Giúp giảm đau viêm khớp
Muối giúp giữ trạng thái cân bằng cho cơ thể, khi kết hợp với nước muối gừng sẽ có tác dụng đến các khớp xương. Vì thế, nếu đang bị các vấn đề về xương đau nhức như viêm khớp, viêm dây thần kinh ngoại vi… thì nên áp dụng phương pháp đơn giản này.
6. Làm chậm quá trình lão hóa
Quá trình lão hóa ở người thường diễn ra nhanh do thận bị suy yếu. Trong khi đó, ngâm chân bằng nước muối gừng giúp cải thiện khí huyết, dưỡng thận, từ đó làm chậm quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ.
7. Giảm tình trạng lạnh tay chân
Gừng được biết đến như một vị thuốc hữu hiệu trong việc giữ ấm và tăng tuần hoàn máu. Chứng lạnh tay chân chủ yếu do cơ thể không cung cấp đủ máu tới các cơ quan này. Ngâm chân bằng nước muối gừng có thể cải thiện tuần hoàn máu và giảm bớt tình trạng lạnh tay chân.
Làm nước muối gừng ngâm chân
Nguyên liệu: Gừng, muối hạt và nước ấm.
Cách làm:
Gừng đem đập dập, bỏ vào nước đun cùng muối hạt.
Đun nước đến nhiệt độ khoảng 50-60 o C (có thể điều chỉnh tùy theo khả năng của người dùng). Nước ngâm chân ở nhiệt độ khoảng 45 o C. Sau khi ngâm khoảng 10 phút, có thể thêm nước ấm để giữ được nhiệt độ của nước.
Khi ngâm chân cần ngồi thẳng lưng và ngâm trong khoảng 20-25 phút. Khi ngâm nên kết hợp việc xoa bóp nhẹ nhàng ở chân và lòng bàn chân để mang lại hiệu quả hữu hiệu.
Cảnh giác với những nhóm bệnh thường gặp lúc giao mùa
Thời tiết đang bước vào giai đoạn giao mùa, ban ngày nắng gắt, lạnh về đêm và sáng, nhiệt độ giảm kết hợp với không khí khô hanh khiến cơ thể dễ gặp phải một số vấn đề sức khỏe.
Một số nhóm bệnh thường gặp mùa này như bệnh ngoài da, bệnh tim mạch, hô hấp... cần lưu ý với nhóm trẻ em và người cao tuổi.
Thời tiết mùa thu được coi là dễ chịu nhất trong năm, nhưng do nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch nhau nhiều nên đây cũng là mùa dễ mắc bệnh hơn các mùa khác. Thời tiết hanh khô, thay đổi thất thường cũng khiến sức đề kháng suy giảm.
Một số nhóm bệnh thường gặp vào mùa Thu
1. Bệnh tim mạch
Theo thống kê của các tổ chức y tế, cho thấy những ngày chuyển mùa, đặc biệt là từ mùa Hè sang mùa Thu, số trường hợp bị nhồi máu cơ tim gia tăng đáng kể, trong đó bao gồm cả bệnh đột quỵ. Đây cũng là một trong nhiều bệnh thường gặp vào mùa thu khi nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm lớn.
Những người có vấn đề về tim mạch sẽ càng tăng nguy cơ bị bệnh suy tim. Đó là do khi thay đổi thời tiết đột ngột, cơ thể cũng phải thay đổi để thích ứng với thời tiết, từ đó có thể làm quá tải hệ thống tim mạch. Đối với những người khỏe mạnh cũng cần chú ý đến nguy cơ tăng huyết áp, khó thở, tim đập nhanh do co thắt mạch máu.
Để phòng ngừa các bệnh thường gặp vào mùa Thu, cụ thể là bệnh tim mạch, nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, chất xơ, hoa quả và cá. Tốt nhất nên hạn chế chất béo có hại, không hút thuốc và chăm chỉ vận động thể chất.
Vào buổi sáng tỉnh dậy, hãy chú ý đến các dấu hiệu như có khó thở hay không, có mệt mỏi, thở dốc hay không để biết sức khỏe tim mạch hay huyết áp đang gặp vấn đề gì. Cần đi khám bác sĩ để điều chỉnh hoạt động của tim mạch và huyết áp, ngăn ngừa bệnh nếu như có tiền sử bệnh tim mạch trước đó.
2. Sốt, cảm lạnh
Thời điểm giao mùa, nhiệt độ chênh lệch dễ khiến virus, vi khuẩn phát triển mạnh. Trẻ nhỏ và người thường xuyên phải lao động ngoài trời rất dễ bị ảnh hưởng và đây cũng là một trong nhiều căn bệnh thường gặp vào mùa Thu.
Biểu hiện dưới các dạng như sốt phát ban, cúm... nền nhiệt độ từ 38,5oC trở lên với các triệu chứng sốt, hắt hơi liên tục, chảy nước mắt nước mũi, đỏ mắt, đau nhức cơ, khớp, đau đầu... Nếu nhẹ có thể tự khỏi mà không cần điều trị phức tạp, nặng hơn có thể gây ra các biến chứng viêm long đường hô hấp cấp trên, viêm phổi..
Mặc dù mùa Hè cũng dễ bị ho sốt, tuy nhiên vào mùa Thu, việc không khí khô hanh, độ ẩm thấp, thời tiết nóng lạnh thất thường khiến cổ họng nhạy cảm, bị khô, đặc biệt là vào lúc sáng sớm và buổi tối hay khi ngủ.
Sốt do cúm hoặc do cảm lạnh thường từ bên trong cơ thể, do vậy không nên mặc quần áo quá dày, không nên đắp quá nhiều chăn. Cần tăng cường hoa quả, rau xanh và bổ sung nước. Giai đoạn thời tiết thay đổi, cần hạn chế uống nước lạnh vì cổ họng khô kết hợp với nhiệt độ có thể khiến bạn dễ bị viêm, gây sốt, ho.
Cảm lạnh là bệnh hay gặp ở mùa đông nhưng cũng dễ mắc vào mùa thu , nhất là giai đoạn này thường mưa bão nhiều, nằm ngủ bật quạt thốc thẳng vào đầu và người hoặc khi thời tiết thay đổi.
3. Nhóm bệnh đường hô hấp
Viêm đường hô hấp trên (viêm họng, VA, amidan) cũng là một trong những nhóm bệnh thường gặp vào Thu, hay các giai đoạn giao mùa. Khi viêm hô hấp cấp tính gây sốt cao kèm ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thay đổi giọng, niêm mạc họng đỏ, các biến chứng trở nên nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời hoặc chữa trị dứt điểm.
Các chứng bệnh viêm phổi, viêm tắc thanh quản và khí quản, viêm phế quản gây ho nhiều và dữ dội về ban đêm, thở khò khè, thậm chí ớn lạnh, sốt, đau đầu, buồn nôn và nôn... thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ. Cha mẹ trong giai đoạn giao mùa cần chú ý ăn mặc cho con, che chắn tai, mũi, cổ họng, khi ngủ tránh quạt trực tiếp thổi vào người, cần đóng bớt cửa sổ để tránh gió độc vào ban đêm.
4. Bệnh xương khớp
Mặc dù là bệnh quanh năm, tuy nhiên khi bước vào mùa Thu, đặc biệt là vào mùa Đông, các vấn đề xương khớp diễn ra nặng hơn. Để hạn chế đau nhức xương khớp trong mùa thu, người cao tuổi nên chú ý ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh thất thường, đồng thời tập luyện để tăng cường chức năng khớp.
5. Bệnh dị ứng
Các vấn đề dị ứng cũng là bệnh thường gặp vào mùa Thu. Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết hanh khô xuất hiện nhiều dị bụi bẩn, phấn hoa, lông thú nuôi..đây cũng là những tác nhân chính gây viêm da dị ứng, mề đay, viêm kết mạc, hen phế quản, mề đay, ngứa ngoài da. Nhất là những người có cơ địa mẫn cảm dễ bị nổi mề đay khi tiếp xúc với không khí lạnh.
Bé một tháng tuổi bị ghẻ, bà tưởng cháu ngứa tắm lá khiến toàn thân bị bội nhiễm Bệnh ghẻ khá phổ biến, dễ lây nhưng nhiều người vẫn nghĩ đó là căn bệnh từ thời khó khăn do 'ở bẩn', còn giờ khó để mắc, nhưng thực tế không hẳn vậy. Nhiều người sai lầm khi nghĩ ở nhà tầng rất khó để mắc ghẻ (Ảnh minh hoạ) Ngay trong sáng nay (9/3), khoa khám bệnh, Bệnh viện Da liễu...