Những con sóng chứng khoán 2015
Từ đầu năm đến nay, VN-Index tăng hơn 5%, dòng tiền hoạt động trên thị trường giảm 11,5% so với năm 2014, nhưng có tới 3 đợt sóng tăng và 3 đợt sóng giảm.
Giai đoạn 5/1 – 4/3: VN-Index tăng 11,8%
Sóng tăng diễn ra sau khi VN-Index kết thúc thời kỳ suy giảm từ 640 điểm (8/9/2014) xuống 513 điểm (17/12/2014). Dẫn dắt đợt hồi phục là nhóm cổ phiếu ngân hàng như BID, CTG, VCB, MBB, EIB… Các cổ phiếu này có mức tăng trung bình trên 25%. Ngoài ra, lực mua của khối ngoại cũng hỗ trợ cho thị trường (VN-Index tăng từ 537 điểm lên 600,3 điểm).
Giai đoạn 5/3 – 18/5: VN-Index giảm 13,4%
VN-Index suy giảm nhanh và mạnh (từ 600 điểm xuống 528,9 điểm) chủ yếu là do giá dầu thế giới liên tiếp lao dốc, còn 45 USD/thùng. Thực tế này khiến nhóm cổ phiếu năng lượng trên toàn cầu bị bán tháo và tại Việt Nam, nhóm cổ phiếu dầu khí cũng rơi vào tình trạng tương tự. Giá nhóm cổ phiếu này giảm trung bình hơn 20% trong tháng 3 và 4/2015.
Đây là nhóm cổ phiếu có ảnh hưởng lớn tới các chỉ số chung, khiến thị trường suy giảm theo. Trong bối cảnh đó, Thông tư 36/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước có tác động không nhỏ tới TTCK. Thông tư này có một số quy định “siết” vốn tín dụng ngân hàng vào TTCK, có hiệu lực từ 1/2/2015.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, tỷ giá tăng lần thứ hai kể từ đầu năm và giao dịch của khối ngoại sụt giảm. Ngoài ra, các DN đẩy mạnh hoạt động phát hành trong nửa đầu năm cũng tạo áp lực lên thị trường.
Giai đoạn 19/5 – 14/7: VN-Index tăng 21,2%
Các thông tin chi tiết hơn về vấn đề nới “room” khối ngoại khiến kỳ vọng của NĐT tăng cao, đây cũng là thời điểm kỳ vọng về hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) lớn dần. Cụ thể, Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 58/2012/NĐ-CP, có hiệu lực từ 1/9/2015, trong đó quy định cụ thể các vấn đề về “room” cho NĐT nước ngoài.
Bên cạnh đó, dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 74/2011/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch chứng khoán có nội dung: rút ngắn thời gian thanh toán từ T 3 xuống T 2, cho phép giao dịch chứng khoán trong ngày (T 0). Kết quả kinh doanh khả quan trong quý I của nhiều DN cũng là động lực cho thị trường.
Từ ngày 19/5 – 14/7, VN-Index tăng từ 528,9 điểm lên 641,06 điểm, trong đó nhóm cổ phiếu ngân hàng có vai trò dẫn dắt và khối ngoại có động thái mua ròng.
Video đang HOT
Giai đoạn 15/7 – 25/8: VN-Index giảm 20,3%
Đây giai đoạn TTCK Việt Nam bị tác động bởi nhiều yếu tố không tích cực. Đó là giá dầu sau đợt phục hồi đã giảm trở lại, từ hơn 51 USD/thùng xuống 41 USD/thùng, khiến các cổ phiếu ngành dầu khí giảm giá (GAS, PVD, PVS, PVC…). Trong khi đó, Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ và TTCK nước này sụt giảm kéo theo đà suy giảm của chứng khoán toàn cầu.
Việt Nam bị ảnh hưởng cả vấn đề tỷ giá và áp lực bán tháo của chứng khoán thế giới. Biến động tỷ giá kéo theo động thái giảm mua và bán ròng của khối NĐT nước ngoài. Bên cạnh đó, Quỹ VNM ETF có mức chiết khấu lớn và bị NĐT rút chứng chỉ quỹ, khiến quỹ này phải bán ra cổ phiếu tại thị trường Việt Nam. Với các yếu tố trên tác động, VN-Index chịu áp lực điều chỉnh mạnh hơn dự kiến, giảm từ 641 điểm xuống 511 điểm.
Giai đoạn từ 25/8 đến đầu tháng 11: VN-Index tăng 21,3%
Sau khi VN-Index tạo đáy năm 2015 ở mức 511 điểm, TTCK bật tăng nhờ đà hồi phục của chứng khoán toàn cầu và thông tin đàm phán TPP thành công. Sự thành công của vòng đàm phán TPP khiến Việt Nam có cơ hội đón dòng vốn ngoại mạnh mẽ hơn, cả dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và dòng vốn đầu tư gián tiếp (FII). Các cổ phiếu tăng giá mạnh tập trung vào nhóm hưởng lợi từ TPP như dệt may, thủy sản, cảng biển, BĐS khu công nghiệp…
Ngoài ra, kế hoạch thoái vốn của SCIC đối với 10 DN lớn, hoạt động hiệu quả như VNM, FPT, BMP, BMI, NTP… góp phần hỗ trợ TTCK tăng điểm (VN-Index tăng từ 511 điểm lên vùng 620 điểm), vì đây là những DN được cả NĐT trong nước và nước ngoài quan tâm.
Giai đoạn tháng 11 đến giữa tháng 12: VN-Index giảm 9,7%
Thị trường giảm từ 617 điểm về 557 điểm điểm chủ yếu đến từ yếu tố tỷ giá biến động do dự báo giữa tháng 12, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất (hiện Fed đã tăng lãi suất), khiến khối ngoại bán ròng. Một số yếu tố khác tác động đến thị trường là hoạt động cơ cấu lại danh mục của các quỹ ETF theo hướng bán ra nhiều cổ phiếu blue-chips và bản thân các quỹ này bị NĐT rút ròng chứng chỉ quỹ; một phần dòng tiền trên thị trường được rút ra để tham gia các đợt IPO một số DN lớn.
Cơ hội 6 phiên cuối năm
Từ giữa tháng 12 đến nay, VN-Index nhìn chung đi ngang. Trong đó, phiên giao dịch hôm qua (29/12), VN-Index tăng khá mạnh, đóng cửa tại 576,29 điểm, tăng 6,39 điểm ( 1,12%). Ba phiên trước đó, chỉ số này tăng nhẹ, tổng cộng tăng 1%. Chỉ còn 2 phiên giao dịch nữa là TTCK bước sang năm 2016. Liệu thị trường có tiếp tục tăng để tạo đà cho năm mới?
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Nhận định thị trường phiên 3/12: Vẫn còn tiêu cực
Nhịp hồi phục này chưa hẳn giúp thị trường thoát ra khỏi vùng tiêu cực. Rủi ro margin vẫn hiện hữu khiến độ tin cậy của đợt hồi phục này không cao.
ĐTCK lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 3/12.
Thị trường vẫn đang trong trạng thái quá bán
(CTCK Sài Gòn Hà Nội - SHS)
Với phiên bật tăng tích cực này, xung lực giảm điểm của thị trường đang tạm thời giảm bớt. Tuy vậy, thị trường vẫn đang trong trạng thái quá bán và cần thời gian để cung cầu cân bằng trở lại sau giai đoạn giảm mạnh vừa qua.
Phiên bật tăng tích cực sau liên tiếp 4 phiên điều chỉnh mạnh của thị trường phần nào giúp giảm bớt sức ép của người cầm cổ trong giai đoạn hiện tại, tuy nhiên, cung cầu vẫn tiếp tục cần được kiểm chứng trong vài phiên tới để xác định trạng thái bền vững của đà hồi phục.
Việc tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn do vậy vẫn hàm chứa nhiều rủi ro, nhưng nhà đầu tư có thể tiếp tục mở vị thế tại các nhóm cổ phiếu tốt đã về vùng giá hấp dẫn, nhằm đón đầu những diễn biến tích cực của kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp này trong giai đoạn cuối năm.
Chưa thoát ra khỏi vùng tiêu cực
(CTCK BIDV - BSC)
Nhịp hồi phục này chưa hẳn giúp thị trường thoát ra khỏi vùng tiêu cực. Rủi ro margin vẫn hiện hữu khiến độ tin cậy của đợt hồi phục này không cao. Nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao nên cân nhắc giảm tỷ trọng tại các nhịp phục hồi của thị trường. Nhà đầu tư thận trọng có thể mua dần cổ phiếu cơ bản khi thị trường điều chỉnh trở lại.
Đà hồi phục chưa thực sự bền vững
(CTCK Bảo Việt - BVSC)
Thị trường có diễn biến phục hồi khá tích cực trong phiên 2/12. Tuy nhiên, thanh khoản ở mức thấp cho thấy tâm lý thị trường còn khá thận trọng, phản ánh đà hồi phục của 2 chỉ số chưa thực sự bền vững. Nhà đầu tư tiếp tục được khuyến nghị giữ tỷ trọng ở mức trung bình thấp. Nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao có thể xem xét bán giảm tỷ trọng trong trường hợp thị trường tiếp tục duy trì trạng thái tăng điểm đi kèm thanh khoản thấp trong các phiên tới.
Hạn chế giao dịch
(CTCK FPT - FPTS)
Một phiên hồi phục với các tín hiệu thiếu tin cậy như phiên 2/12 sẽ khó cải thiện tâm lý còn đang rất thận trọng của thị trường. Nhóm ngân hàng và một số cổ phiếu bluechip tăng giá là yếu tố chính kéo thị trường hồi phục, tuy nhiên vẫn còn ở mức yếu, mang tính đơn lẻ, do đó, tổng lực cầu là thấp, sức lan tỏa kém. Điều này bộc lộ rõ tại các mức giá cao.
Rõ ràng, từ một dòng cổ phiếu đi ngược thị trường và chuyển biến thành một dòng mang tính dẫn dắt sẽ cần nhiều hơn các tín hiệu xác lập. Cho tới thời điểm này, các điểm sáng được kỳ vọng như ngân hàng, bất động sản vẫn chịu chi phối bởi các tín hiệu hồi phục kỹ thuật. Do đó, hành động hạn chế giao dịch tiếp tục được khuyến nghị.
Khó tăng tiếp
(CTCK Maritime - MSI)
Thị trường có phiên hồi phục đúng như dự đoán trước đó, tuy nhiên, với thanh khoản suy giảm cùng với việc khối ngoại vẫn duy trì bán ròng mạnh, thì khả năng tăng tiếp là khó có thể xảy ra. Tâm lý nhà đầu tư vẫn khá thận trọng, phiên 3/1, thị trường có thể sẽ giao dịch giằng co giảm điểm với dòng tiền tiếp tục ở mức thấp, VN-Index có thể giao dịch trong biên độ hẹp 570-575 điểm.
VN-Index sẽ chuyển động trong vùng 570-582 điểm
(CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam - KIS)
Với phiên phục hồi 2/12, xu thế điều chỉnh mạnh phần nào đã hạ nhiệt. Dù vậy, tâm lý thị trường hiện vẫn ở trạng thái thận trọng và dòng tiền tham gia thị trường tiếp tục suy yếu. Do đó, biên độ tăng là khá hẹp. Nhà đầu tư nội vẫn đang lo ngại về câu chuyện margin. Khối ngoại tiếp tục đẩy mạnh bán ròng phiên này và có vẻ như xu thế bán ròng chưa dừng lại khi mà thời điểm Fed nâng lãi suất đang đến gần.
Như kỳ vọng, thị trường đã xuất hiện phiên phục hồi kỹ thuật, nhưng có lẽ vẫn còn sớm để nghĩ về một đợt phục hồi bền vững. Hiện tại chưa thấy nhiều nhân tố hỗ trợ để ủng hộ về một đợt tăng đáng kể vào cuối năm. Về mặt kỹ thuật, 570 tạm thời là ngưỡng hỗ trợ quang trọng. VN-Index có thể sẽ chuyển động trong vùng 570-582 điểm trong các phiên tới. Trong kịch bản xấu, vẫn tin rằng vùng 560-570 là ngưỡng hỗ trợ đáng tin cậy sau giai đoạn điều chỉnh vừa qua.
Vẫn chưa tích cực
(CTCK Maybank KimEng - MBKE)
Như đã lưu ý, việc VN-Index xâm phạm hoàn toàn khu vực hỗ 590 điểm đã khiến xu hướng ngắn hạn bị đảo chiều từ tăng sang giảm và triển vọng ngắn hạn vì vậy khá bi quan. Sự bật tăng nhẹ trong phiên 2/12 là diễn biến bình thường sau nhiều phiên rơi mạnh trước đó và không làm thay đổi quan điểm kém tích cực của thị trường.
Nhà đầu tư cần hạn chế tối đa các hành động bắt dao rơi khi xu hướng đang là giảm, các đoạn hồi kỹ thuật như hiện nay nên được nhìn nhận như cơ hội thoát khỏi thị trường hơn là cố gắng mua mới trong bối cảnh hiện nay.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Phiên chiều 22/12: OGC tiếp tục tăng trần, VN-Index mất điểm phút cuối Khi lực cầu không đủ mạnh, chỉ cần bên bán hơi quá tay đã đủ khiến VN-Index hút hơi và đánh rơi sắc xanh trong đợt ATC. Trong khi đó, OGC tiếp tục có phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp với lượng dư mua trần tới hơn 4 triệu đơn vị. Trong phiên giao dịch sáng, khi sự chú ý vào cuộc...